Dinh dưỡng cho bé mùa hè tốt giúp bé khỏe mạnh và thông minh

Dinh dưỡng cho bé mùa hè tốt là điều các mẹ rất cần phải quan tâm. Với thời tiết oi bức, các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con, thì mới đảm bảo giúp con phát triển khỏe mạnh. Trong bài viết sau đây, Yeutre.vn chia sẻ cùng các mẹ thông tin thật hữu ích liên quan vấn đề này, để mẹ và bé yêu cùng đi qua mùa nóng thật khỏe, thật vui nhé.

banner ads
dinh duong cho be
Dinh dưỡng cho bé mùa hè rất quan trọng đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé trong thời tiết khó chịu nắng nóng. Ảnh Internet

1. Dinh dưỡng cho bé mùa hè

Vào các mùa, chế độ dinh dưỡng cho bé đều phải thay đổi, để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Giúp con trải qua mùa hè vui khỏe, chắc chắn việc lựa chọn, áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp với khí hậu nắng nóng, là việc làm cần thiết, đúng đắn với tất cả các bà mẹ phải không nào. Vậy chi tiết về dinh dưỡng cho bé vào mùa hè cụ thể như thế nào, các mẹ cùng theo dõi ngay sau đây nhé. 

1.1 Về các nhóm thực phẩm cần thiết

Có 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho bé, các mẹ nên lưu ý bổ sung cân đối trong chế độ dinh dưỡng, để con phát triển khỏe mạnh và thông minh.

1.1.1 Tinh bột (Gluxid/Carbohydrat)

Để đảm bảo nguồn năng lượng cho bé trong mọi sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa hè thì mẹ cần cung cấp đủ nhóm chất đường bột vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của con. Nhóm chất đường bột khi vào dạ dày sẽ được biến đổi thành đường glucose, có tác dụng kích thích não bộ làm việc tốt hơn trong việc điều khiển hoạt động của các cơ quan khác. Ngoài ra, tinh bột còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn thông qua việc kích thích các nhu động ruột, co bóp dạ dày, từ đó giúp cơ thể con có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng khác hiệu quả hơn.

Nhóm thực phẩm có chứa nhiều tinh bột có thể kể đến từ ngũ cốc, gạo, rau củ như khoai tây, bí ngô, khoai lang, cho đến các loại đậu và trái cây. Nên, mẹ hãy thay đổi cách chế biến đa dạng nhóm thực phẩm này, để giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, một lưu ý dành cho các mẹ là không nên cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột, điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Bé sẽ bị chướng bụng khó chịu vì hệ tiêu hóa của bé không chuyển hóa hết năng lượng, quai ruột giãn ra. Còn đối với các loại ngũ cốc , không nên xay nát quá, vì điều này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong nó các mẹ nhé.

Tinh bột
Tinh bột giúp cho các hoạt động của các cơ quan diễn ra được bình thường. Ảnh Internet
1.1.2 Chất đạm (Protein)

Đây là dưỡng chất giúp con khỏe mạnh và thông minh. Mẹ nên bổ sung đầy đủ chất đạm vào chế độ ăn của bé, đặc biệt khi vào thời tiết nắng nóng như mùa hè thì lại càng cần thiết, nó giúp trẻ có sức đề kháng hơn, ít bị bệnh hơn.

Protein là dưỡng chất chịu trách nhiệm chính trong việc sản sinh các nhóm cơ, là thành phần quan trọng trong chức năng sống của cơ thể, sản sinh ra các kháng thể và dịch bài tiết. Không những vậy nó còn giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Để bổ sung protein các mẹ nên cho con ăn các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt,...

Các mẹ có bé sơ sinh và trẻ nhỏ cần lưu ý trong việc cân bằng protein cho trẻ, nếu protein bị dư sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thận của trẻ.

chất đạm
Bổ sung chất đạm cho bé khỏe mạnh và thông minh. Ảnh Internet
1.1.3 Chất béo (Lipid)

Là nguồn năng lượng quan trọng để bé hoạt động và vui chơi, nó giúp cơ thể bé tích trữ năng lượng. Chất béo còn giúp cho việc hấp thụ các vitamin cho trẻ tốt hơn và đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành mô não và mô võng mạc cho trẻ.

Bổ sung đầy đủ chất béo là điều cần thiết cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn những thực phẩm như bơ, dầu olive, dầu mè, sữa, phô mai, bơ đậu phộng,... để bé phát triển tốt hơn.

Các mẹ cũng nên cân bằng Lipid cho trẻ để trẻ không bị béo phì, tiểu đường,...

chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng cho bé hoạt động và vui chơi. Ảnh Internet
1.1.4 Nhóm vitamin và khoáng chất

Những dưỡng chất này không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé, vitamin và các khoáng chất giúp cho bé trao đổi chất tốt hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và điều hòa lượng cholesterol trong máu cho bé.

Có rất nhiều nguồn thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ như:

  • Thực phẩm tôm, cua, phô mai, súp lơ xanh, sữa canxi,... cung cấp canxi giúp trẻ tăng chiều cao và chống còi xương, giúp xây dựng bộ xương và răng cho trẻ.
  • Thực phẩm từ thịt lợn, thịt bò, cá, huyết hoặc gan có thể giúp trẻ bổ sung sắt, Vitamin B và kẽm vào cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu và giúp chúng vận chuyển oxy đến cơ thể, giúp trẻ nhanh lớn, bảo vệ da và các dây thần kinh khác.
  • Các loại trái cây như cam, quýt, ớt xanh, cà chua ... giúp trẻ em chữa lành vết thương, bảo vệ cấu trúc xương và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.
  • Các loại rau có màu vàng cam như cà rốt, bí đỏ, ... hoặc dầu cá có thể cung cấp vitamin A cho trẻ em, bảo vệ da và niêm mạc mắt của chúng khỏi khỏe mạnh.
  • Các vitamin khác như iốt, Vitamin D và axit folic, các bà mẹ có thể giúp bé hấp thụ bằng cách cho bé ăn nhiều rau, các bữa ăn sử dụng lượng muối iốt thích hợp hoặc đơn giản nhất để giúp chúng tắm nắng vào sáng sớm để hấp thụ Vitamin D.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất giúp quá tình trao đổi chất ở cơ thể bé diễn ra nhanh hơn. Ảnh Internet

1.2 Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của bé vào mùa hè cần có đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trong cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên vào mùa hè mẹ cần chú trọng hơn vào những bữa ăn của trẻ.

  • Cho trẻ ăn nhiều hơn ngày thường các nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích ăn ngon miệng như: rau giền, rau muống, bí, thịt , cá , trứng sữa,... chúng giúp cho cơ thể trẻ ổn định nhiệt độ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, thêm các chất xơ để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, để đảm bảo dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, mẹ cần bổ sung thêm cho bé ít nhất 400-500ml sữa mỗi ngày.
  • Các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều canh rau và hạn chế dầu mỡ có trong thức ăn,... để tránh làm trẻ nóng, lâu tiêu, làm tăng thân nhiệt. Các mẹ cũng nên cho con ăn nhiều hải sản như cá, tôm, cua, mực, ốc, trai, hến vì chất béo của nó dễ tiêu hóa, nhiều omega 3 có lợi cho tim mạch, giàu chất khoáng vi lượng như sắt, kẽm, đồng, coban, iod, selen, flor,...
  • Nạc cá là loại thịt tốt nhất cho trẻ trong ngày hè, vì vừa cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, không khiến bé bị nóng trong người.
  • Cho bé ăn bổ sung bằng những bữa ăn bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, váng sữa, caramen, bánh flan,...
  • Muốn trẻ ăn ngon miệng ngoài việc bổ sung đầy đủ chất và cân bằng dinh dưỡng, mẹ còn nên chú ý đến việc thay đổi món ăn cho trẻ, thay đổi cả cách chế biến. Nếu có điều kiện, nên thay đổi các món ăn trong ngày. Vì điều này sẽ kích thích việc ăn uống của trẻ, giúp con luôn hứng thứ với việc ăn uống, ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức , khó chịu nhất. 
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của bé phải phù hợp với thời tiết nắng nóng của mùa hè. Ảnh Internet

1.3 Bổ sung nước

Mùa hè khiến trẻ rất dễ bị mất nước vì trẻ ra mồ hôi nhiều dễ mắc các bệnh nổi mụn, rôm sảy,... Vì vậy, các mẹ nên lưu ý để bổ sung nước cho con được đầy đủ. Nên tập cho trẻ uống nước ngay cả khi trẻ không khát, vì nước rất có lợi cho cơ thể của trẻ nếu uống đủ và đúng cách.

1.3.1 Trẻ cần uống uống bao nhiêu là đủ?
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng :​ Trẻ bú mẹ hoàn toàn lẫn uống sữa công thức, mẹ đều không cần cho trẻ uống thêm nước  mà tăng cường cữ bú. Bất cứ trường hợp nào cần bổ sung nước cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để tránh ngộ độc nước cho con.  
  • Đối với trẻ 6 – 12 tháng : Nhu cầu nước là 100ml/kg/ngày (kể cả sữa).

Ví dụ trẻ nặng 8kg cần 800ml nước, nếu trẻ uống được 600ml sữa cần bổ sung 200ml/ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả tươi, nước rau luộc,…

  • Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên :

Trẻ 10 kg cần 1 lít nước một ngày (kể cả sữa), trẻ > 10kg mỗi kg thêm 50ml, có thể ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau:

Lượng nước uống (ml) = 1000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ - 10).

Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1000 ml + (3 x 50ml) = 1150 ml, nếu trẻ uống được 500ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1150 – 500 = 650 ml.

  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên lượng nước uống bằng người lớn : 2 – 2,5l/ngày.

Thiếu nước không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh phổ biến mùa hè như cảm cúm , sốt,...Tuy nhiên, bổ sung nước cho trẻ không đúng cách và không khoa học cũng có thể gây hại cho trẻ, vì vậy, mẹ luôn lưu ý điều này nhé. 

uống nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể trẻ, đặc biệt là vào mùa hè. Ảnh Internet
1.3.2 Uống nước đúng cách

Uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước mẹ cũng không nên để con uống quá nhiều một lúc, tốt nhất là nên cho con uống từ từ từng ngụm một, để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu. Không nên để cho trẻ vừa ăn vừa uống vì sẽ hòa loãng thức ăn và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho việc tiêu hóa khó khăn.

Nước không chỉ có trong nước lọc mà còn ở trong những thức uống khác như sữa, nước ép trái cây,...Nhưng, mẹ cũng lưu ý tránh cho bé sử dụng nước ngọt, ngước có ga hay phẩm màu.

nước
Có thể cho bé uống nước trái cây, sữa,... để bổ sung nước cho bé. Ảnh Internet

1.4 Bổ sung các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin

Thời tiết nóng nực, cơ chế tiết mồ hôi nhiều cùng sự vận động cao có thể dẫn tới tình trạng thiếu vitamin ở trẻ. Với sự thất thoát nhiệt lượng và chất điện giải thông qua mồ hôi, bài tiết, thì các khoáng chất và vitamin cũng mất đi. Đặc biệt, các vitamin như vitamin B1, B2, B6, C và PP rất nhanh chóng bị mất.

Để bổ sung lại lượng vitamin bị mất trong quá trình vận động của trẻ, mẹ có thể lựa chọn các loại trái cây tươi ngon, bổ lành như dứa, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ…cho bé dùng. Trái cây không chỉ là nguồn thực phẩm cung cấp khá nhiều vitamin, dưỡng chất và chất xơ cho trẻ, mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch , phòng chống được các bệnh mùa hè.

2. Những món ăn dinh dưỡng mùa hè cho bé gợi ý cho mẹ

2.1 Trái cây bổ sung nước và vitamin cho bé

Vào mùa hè mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây để bổ sung nước và các vitamin cần thiết cho cơ thể bé, giúp bé ngon miệng hơn. Các loại củ quả nhiều nước và giàu vitamin mà mẹ có thể tham khảo để bổ sung cho con cụ thể như dưới đây.

2.1.1 Dưa chuột

Dưa chuột là thực phẩm chứa 97% là nước. Lượng nước và muối khoáng trong dưa chuột giúp tránh tình trạng mất nước của da, có tác dụng đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể.

2.1.2 Dưa hấu

92% là nước và giàu muối, canxi, magiê, các loại vitamin C và A. Dưa hấu là một loại quả điển hình nhất của nguồn hydrat hóa, đặc biệt trong mùa hè. Ăn dưa hấu hoặc uống nước ép dưa hấu mỗi ngày là một trong những cách bổ sung nước hữu hiệu nhất cho trẻ vào mùa hè.

2.1.3 Củ cải

Củ cải chứa 95% là nước và nhiều chất dinh dưỡng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra trong củ cải còn có nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ diễn ra bình thường.

2.1.4 Cà chua

Cà chua với 94% là nước, một lượng lớn các vitamin tự nhiên và khoáng chất như vitamin A , vitamin K, vitamin B1, B3, B5, B6, B7, lượng lớn vitamin C, folate, sắt, kali, magiê, crom, choline, kẽm, và phốt pho. Ăn cà chua vào mùa hè giúp trẻ tăng hương vị mà còn giúp trái tim khỏe mạnh hơn, tăng cường khả năng chống các loại bệnh.

2.1.5 Dứa (thơm)

Trong 100g dứa ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten,... Cho trẻ ăn dứa hàng ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch, chống viêm khớp, chống ôxi hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Đặc biệt trong dứa có 90% là nước, mẹ nên bổ sung dứa cho con vào mùa hè để bù nước cho cơ thể.

2.1.6 Cam

Cam là loại quả giàu các chất dinh dưỡng như: vitamin C, chất xơ, folate, chất chống oxy hóa nhưng rất ít calo và đường. Bổ sung cam cho bé sẽ giúp bé có cơ thể khỏe mạnh, và bù nước trong những ngày nắng nóng.

2.1.7 Dâu tây

Loại quả này chứa 92% hàm lượng nước do đó rất có lợi cho sức khỏe của bé nhất là vào mùa hè. Ngoài ra trong dâu tây còn có chứa vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.

2.1.8 Nho

Với hơn 80% thành phần là nước, nho được cho là một trong những loại thực phẩm tốt nhất vào mùa hè. Nho cũng rất giàu vitamin K và C với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp nước và các loại vitamin cho trẻ hoạt động suốt cả ngày.

2.1.9 Xoài

Ăn xoài sẽ giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng như: carotene, kali, sắt, vitamin E và nước, giúp chống lại sự mất nước của cơ thể vào mùa hè. Nó là loại quả mát , rất thích hợp để giải nhiệt mùa hè.

2.1.10 Bơ

Trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất. Trái bơ có lợi cho sức khỏe của bé vì trong quả bơ có chứa protein, vitamin A, E, C cao. Mẹ nên cho con ăn bơ để có đủ dưỡng chất ngày hè.

trái cây
Trái cây giải nhiệt mùa hè cho bé hiệu quả. Ảnh Internet

2.2 Sữa chua - món ăn không thể thiếu cho ngày hè của bé

Ngoài trái cây, mẹ nên cho trẻ dùng thêm sữa chua. Sữa chua có 88% thành phần là nước. Sữa chua là một loại thực phẩm chứa vi khuẩn probiotics – đây là vi khuẩn có lợi có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây hại cũng như vi rút giúp làm dịu hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón,... Vào mùa hè, bé hay chán ăn, ăn không ngon thì sữa chua là biện pháp hữu hiệu, giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho bé lại giúp bé ngon miệng hơn. Đặc biệt, thời điểm để sữa chua phát huy tác dụng tốt nhất cho hệ tiêu hóa là vào buổi sáng để giúp loại bỏ độc tố cũng như các vi khuẩn có hại, gây bệnh trong đường ruột, do vậy mẹ nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn sáng từ 20,30 phút để hấp thụ tốt nhất.

sữa chua
Sữa chua món ăn không thể thiếu vào mùa hè của trẻ. Ảnh Internet

2.3. Các loại nước uống giải nhiệt mùa hè cho bé

2.3.1 Nước ép trái cây tươi

Nước ép trái cây cung cấp nước, các vitamin và khoáng chất cho cơ thể bé. Nước trái cây làm xóa tan những mệt mỏi, tăng cường chức năng hoạt động của não và làm khỏe mạnh những mạch máu, giúp lưu thông khí huyết tốt trong cơ thể của trong những ngày hè nóng bức.

Nước ép trái cây
Nước ép trái cây bổ sung nước và vitamin cho bé. Ảnh Internet
2.3.2 Các loại nước ép từ rau củ

Các loại nước ép từ củ đậu, bí xanh, nước rau má,… cũng rất tốt cho cơ thể bé nhất là đối trẻ bị TC- BP vừa không sợ bị tăng cân, mà còn có tác dụng giải nhiệt nhất là trong những ngày hè nóng bức.

nước ép rau củ
Nước ép từ rau củ có lợi cho sức khỏe của trẻ. Ảnh Internet
2.3.3 Sữa đậu nành

Vừa cung cấp nước, các khoáng chất và dinh dưỡng thiết yếu cho bé. Loại nước uống giải nhiệt cho bé mùa hè mà mẹ không thể bỏ qua.

Sữa đậu nành
Sữa đậu nành thanh mát lại giàu dinh dưỡng. Ảnh Internet
2.3.4 Sữa

Sữa mẹ luôn là đồ uống tốt nhất cho bé mọi lúc mọi nơi. Nó vừa cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng, vừa cung cấp lượng nước cần thiết cho bé. Với những trẻ còn đang bú, mẹ nên duy trì và cho con bú nhiều lần hơn trong ngày, nhưng tránh cho bé bú quá no trong một lần bú. Đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè hiệu quả nhất.

Nếu bé đã không còn bú sữa mẹ, mẹ nên bổ sung sữa công thức vào chế độ ăn uống của bé để bé đảm bảo dinh dưỡng phát triển toàn diện.

be uong sua
Sữa mẹ cung cấp nước và chất dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Ảnh Internet
2.4 Thức ăn khác
  • Cháo hải sản: Đây là những món cháo ngon, nhiều dinh dưỡng, lại thanh mát cho bé trong ngày hè. Mẹ có thể thường xuyên bổ sung vào thực đơn mùa hè cho con. 
  • Cháo cá quả: Cá có hàm lượng EPA & DHA cao nên có tác dụng giảm viêm, đặc biệt là viêm da ở trẻ nhỏ, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa hè, da dễ bị nhiễm trùng và lâu khỏi.
  • Canh mồng tơi nấu cua: Đây là món ăn được nhiều trẻ em ưa thích trong mùa hè lại bổ vì giàu canxi từ cua.
  • Bí xanh: Bí vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lại đúng là thức quả chỉ có mùa hè. Mẹ có thể nấu các món cháo giải nhiệt với bí xanh như bí xanh thịt gà hoặc cháo bí xanh tôm nõn cho con.
  • Cà rốt: Cà rốt có chứa vitamin A & B. Vitamin A rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì các tế bào cơ thể khỏe mạnh. Các loại vitamin B thì giúp kích thích cảm giác ngon miệng của trẻ trong mùa hè oi bức.
  • Canh rau dền vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chứa nhiều chất như sắt, canxi.
  • Rau ngót: rất tốt cho sức khoẻ trẻ. Đây là thứ rau mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt cao.
  • Rau muống nấu với quả chua (me, sấu…): Vừa ngon, rẻ lại dễ ăn. Nếu bé đã lớn, mẹ nên khuyến khích con ăn nhiều rau muống vào mùa hè vì đây là thời điểm rau muống mập và ngon nhất.
  • Cháo đậu xanh, bí đỏ: Đậu xanh có tính mát, giải nhiệt, giải độc và bí đỏ nhiều vitamin A, bổ sung năng lượng nhanh chóng. Một món ăn lý tưởng cho thực đơn của bé mùa hè.
cháo
Cháo hải sản và rau củ quả là món ăn phổ biến cho trẻ vào mùa hè. Ảnh Internet

3. Đảm bảo về an toàn thực phẩm

Mùa hè trẻ hay mắc một số bệnh như: tiêu chảy , sốt dịch,... một trong số các nguyên nhân gây bệnh cho trẻ có liên quan đến ăn uống. Mùa hè nhiệt độ cao thức ăn dễ bị ôi thiu, việc cho trẻ ăn các thức ăn này dẫn đến bệnh tiêu chảy. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần phải lựa chọn thực phẩm tươi, thức ăn cần nấu chín (đun sôi) trước khi ăn. Nếu thực phẩm còn lại sau mỗi bữa ăn cần bảo quản thật tốt và đúng cách.

3.1 Về đồ hộp phù hợp cho trẻ

  • Đảm bảo chất lượng, thời hạn sử dụng và dinh dưỡng có trong đồ hộp.
  • Đồ hộp phải được đánh dấu theo độ tuổi.
  • Kiểm tra hạn sử dụng, đảm bảo chỗ dán còn kín.
  • Tránh những loại được thêm đường hay tinh bột, những loại ít kalo.
  • Đồ hộp sau khi được mở nắp, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng để chế biến làm đồ ăn cho bé tối đa không quá 24 tiếng với các loại thịt, cá và 48 tiếng với các loại rau củ.
  • Chỉ nên sử dụng thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh từ 2,3 ngày.

đồ hộp

Các mẹ nên lựa chon thức ăn hộp chuyên biệt cho bé. Ảnh Internet

3.2 Đồ đông lạnh

  • Đồ ăn đã được rã đông thì không nên đông lạnh lại mà hãy để ngăn mát và chỉ sử dụng trong vòng 2 ngày.
  • Không để thức ăn vào lọ thủy tinh rồi bảo quản trong ngăn đá vì có thể khiến thủy tinh bị nứt, vỡ do nhiệt độ quá thấp.
  • Khi rã đông, thịt dễ bị thay đổi kết cấu, màu sắc. Vì vậy, mẹ nên nấu chín thay vì bảo quản thực phẩm tươi sống.
  • Mẹ nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn có hại. Nhiệt độ tủ lạnh cũng cần giữ ở mức ổn định, tránh mở ra, đóng vào nhiều lần.
đồ đông lạnh
Bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách cho bé khỏe, mẹ vui. Ảnh Internet

4. Về nguy cơ ngộ độc thực phẩm với trẻ trong mùa hè

Vào mùa hè, việc ăn uống và lựa chọn thực phẩm mùa hè cho bé là rất quan trọng. Các mẹ dễ khiến con bị ngộ độc thực phẩm khi không lựa chọn kỹ lưỡng, chế biến và bảo quản đúng cách.

4.1 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ

  • Thực phẩm bị ôi thiu, bảo quản không đúng cách.
  • Trẻ ăn thực phẩm chưa chín, còn sống.
  • Ăn uống ngoài đường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trẻ tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là vô tình tiếp xúc với phân của vật nuôi.
  • Ăn hoa quả, rau xanh có thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chưa rửa sạch.
  • Nguồn nước bị ô nhiễm.
đồ ăn chưa chín
Thức ăn chế biến chưa kỹ - một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ bị ngộ độc. Ảnh Internet

4.2 Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm - mẹ cần biết để nhận diện tình trạng của con

  • Trẻ bị ngộ độc thường có biểu hiện rõ ràng là bị đau bụng, nôn mửa
  • Ban đầu trẻ sốt nhẹ, rồi dẫn chuyển sang sốt cao.
  • Cơ thể trẻ mất nước do sốt.
  • Một số trường hợp còn bị tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài.
ngộ độc thực phẩm
Mùa hè trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm, mẹ cần cẩn thận khi nấu ăn cho bé nhé. Ảnh Internet

4.3 Cách phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa nóng

  • Nên mua thực phẩm ở nơi uy tín, còn sống.
  • Với các món ăn từ khoai mì, khi ăn cần chú ý ngăn tình trạng ngộ độc xyanua. Các mẹ nên lột vỏ khoai mai, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, khi luộc mở nắp nồi để xyanua bay hơi.
  • Không nên cho bé ăn những củ đã mọc mầm, có vỏ chuyển sang màu xanh hoặc đã để quá lâu.
  • Thức ăn khi đã chế biến không nên để lâu, không quá 4 tiếng đồng hồ, cần lưu ý đặc biệt khâu bảo quản, tránh chuột, bọ, gián, ruồi,…
  • Rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn, đồng thời rửa tay để tập cho con thói quen vệ sinh tay sạch sẽ trước mỗi bữa ăn.
  • Tất cả các thực phẩm phải được nấu chín kỹ, tránh tình trạng còn tái, sống, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Thịt cá chưa chế biến cần giữ trong bao kín, giữ ở đáy tủ lạnh hoặc ngăn đá. Các loại thực phẩm dễ ôi thiu nên giữ trong môi trường nhiệt độ dưới 5 độ C.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Không để thức ăn chín lẫn thức ăn sống.
sạch sẽ
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khi chế biến đồ ăn cho trẻ. Ảnh Internet

5. Lưu ý cho các mẹ về dinh dưỡng mùa hè của bé

  • Mùa hè, trẻ hay khát nước nên khi cho trẻ ăn cần chú ý nước uống, không nên cho trẻ uống nước mát để trong tủ lạnh, nước đá dễ bị viêm họng .
  • Khi thời tiết trở nên nóng nực, bé thường nổi nhiều rôm sảy. Vì thế, bạn cần cho bé uống thêm các loại nước mát và bổ dưỡng, bé sẽ bớt nổi mụn, nổi mẩn trên da, đồng thời cơ thể của bé sẽ tăng sức đề kháng với các bệnh lý dễ xảy ra vào mùa nắng nóng.
  • Không cho bé ăn nhiều kem hoặc kem còn đông cứng vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến bé mắc những bệnh về đường hô hấp.
  • Mẹ cần chú ý những yếu tố về thời tiết vì nó ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho bé. Bé dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi, thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm, cũng như nước đá không tinh khiết.
  • Khi cho bé ăn rau, các mẹ nên cho bé ăn cả nước và xác rau để có chất xơ.
  • Thức ăn của bé cần tránh để ngoài nhiệt độ môi trường hơn 2 giờ bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
  • Với bé đang trong thời kỳ ăn bột, cháo, mẹ ninh thịt, xương vẫn không đủ năng lượng cho bé vì chỉ có chất béo và ngọt hòa tan trong nước.
  • Dinh dưỡng của một chén bột cao hơn một chén cháo.
  • Không cho trẻ ăn những món chứa nhiều loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận, trẻ sẽ nhanh khát nước.
  • Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.
  • Nên đa dạng của các món ăn, thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bé sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
  • Đối với trường hợp trẻ chán ăn, giảm ăn nghiêm trọng, thường hay bị bệnh thì ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng từ thức ăn, còn phải điều trị và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng thuốc nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh để bé tiếp xúc điều hòa quá lâu, điều đó làm giảm đi sức đề kháng của trẻ và khi ra ngoài bé có nguy cơ bị sốc nhiệt hoặc dễ ốm hơn những bé khác.
bé khỏe mạnh
Chăm sóc dinh dưỡng cho bé mùa hè đầy đủ giúp bé mạnh khỏe và thông minh. Ảnh Internet

Dinh dưỡng cho bé mùa hè không chỉ đơn thuần ở việc mẹ cho trẻ ăn uống uống thêm những thực phẩm có tính giải nhiệt. Dinh dưỡng trong mùa hè cho con còn cần được chuẩn bị chu đáo, đúng cách và khoa học. Có như thế, mẹ mới có thể giúp con phát triển khỏe mạnh và thông minh. Những thông tin mà Yeutre.vn đã chia sẻ trên đây, hy vọng rằng sẽ giúp mẹ chăm sóc con trong mùa hè này an toàn và hiệu quả hơn, cho con có một mùa hè tràn đầy năng lượng, vui chơi, khỏe mạnh, phát triển tốt; còn các mẹ thì luôn an tâm và không quá nhọc nhằn về chuyện chăm sóc trẻ trong mùa nắng nóng.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI