1. Nguyên nhân và diễn biến của bệnh sởi ở trẻ
1.1. Nguyên nhân bệnh sởi ở trẻ
Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng mắc bệnh sởi nhiều nhất. Bệnh sởi ở trẻ em rất dễ lây lan qua đường hô hấp, nguyên nhân do virus sởi xâm nhập vào cơ thể trẻ gây bệnh.
Bệnh sởi là một bệnh lành tính, dễ chăm sóc, dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu không biết cách phát hiện sớm và xử lý nhanh chóng một cách khoa học, thì bệnh rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng có thể kể đến như: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản - phổi, viêm não, bội nhiễm các vết ban, viêm loét giác mạc dẫn đến khả năng mù hòa, hay trong trường hợp nặng, trẻ có thể tử vong.
1.2. Diễn biến của bệnh sởi
Sau khi virus sởi bắt đầu xâm nhập vào cơ thể trẻ, thì khoảng 2 tuần sau đó, trẻ bị sởi có những dấu hiệu đầu tiên: sốt cao - có thể kèm co giật, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, đau nhức cơ thể, tiêu chảy,...Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như: viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, mắt có ghèn, ho, hắt hơi, sổ mũi.
Tới thời kỳ đỉnh điểm của bệnh sởi, trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những vết ban màu hồng nhạt. Vết ban mọc theo tuần tự từ các bộ phận trên mặt xuống tới các chi dưới, nhưng những dấu hiệu này chỉ kéo dài 1 tuần sau đó. Những vết ban cũng sẽ dần biến mất theo thứ tự xuất hiện. Ban nào có trước sẽ hết trước, ban nào có sau mất sau, để lại những vết thâm trên da - đến 1, 2 tuần sau mới biến mất hoàn toàn, và sức khỏe của trẻ trở về bình thường.
1.3. Điều trị và phòng ngừa bệnh sởi
Hiện nay, đã có vaccine phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em. Trẻ cần được tiêm ngừa để phòng bệnh hiệu quả.
Liên quan đến điều trị, việc điều trị khi trẻ bị sởi vẫn chỉ là làm giảm các triệu chứng bệnh ở trẻ. Vì, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cho loại bệnh này.
Trong quá trình chăm sóc trẻ, vẫn có rất nhiều câu hỏi liên quan khiến chúng ta phải băn khoăn. Chẳng hạn, trẻ bị sởi có được tắm không, trẻ bị sởi có được bật quạt không hay trẻ bị sởi có nằm điều hòa được không. Như ở chủ đề trước chúng ta đã đề cập việc có nên bật quạt không, trong chủ đề này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu việc có nên nằm điều hòa hay không nhé.
2. Trẻ bị sởi có nằm điều hòa được không?
2.1. Trẻ bị sởi cần kiêng gió, kiêng nước và cách hiểu đúng
Theo quan niệm dân gian, khi trẻ bị sởi, cần kiêng nước, kiêng gió. Đây là những kinh nghiệm dựa trên những bằng chứng thực tế có cơ sở. Tuy nhiên, khi thông tin này đến mọi người dân lại được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến tình trạng sai lệch nghiêm trọng.
Kiêng nước ở đây là kiêng tắm nước lạnh, nước không được xử lý sạch sẽ, và kiêng tắm khi thời tiết bên ngoài quá lạnh. Với trẻ bị sởi , phải tắm bằng nước ấm và nơi tắm phải kín gió. Thời gian tắm phù hợp nhất cho trẻ là vào khoảng từ 9h-15h trong ngày.
Còn việc kiêng gió ở đây được hiểu là không cho trẻ bị sởi ra ngoài quá lâu, nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc với nhiều gió lạnh thổi mạnh, lùa trực tiếp vào người. Việc kiêng gió không đồng nghĩa với việc trẻ mắc sởi không được nghỉ trong môi trường thông thoáng, mát mẻ. Vì khi cơ thể trẻ được khô ráo, sạch sẽ, và nằm nơi thoáng đãng sẽ giúp các tình trạng bệnh của trẻ cải thiện theo chiều hướng tích cực.
2.2. Trẻ bị sởi có nắm điều hòa được không?
Tương tự, việc trẻ bị sởi có nằm điều hòa được không cũng giống như việc có nên kiêng gió, kiêng nằm quạt cho trẻ bệnh sởi không. Theo các chuyên gia, trẻ bị sởi vẫn có thể nằm điều hòa với nhiệt độ phù hợp, không quá nóng hay quá lạnh, không cho trẻ nằm sát máy lạnh. Việc tăng hay giảm nhiệt độ điều hòa phải từ từ, tránh thay đổi quá đột ngột.
Bên cạnh đó, luôn giữ nhiệt độ trong phòng ổn định ở mức 28 - 29 độ là tốt nhất. Việc bật máy điều hòa sẽ giúp không khí trong môi trường nghỉ ngơi của trẻ được thông thoáng, mát mẻ, và sạch sẽ, phần nào giúp cho sức khỏe của trẻ phục hồi tốt hơn, trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi bệnh.
3. Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị sởi đúng cách
Ngoài việc hiểu trẻ bị sởi có nằm điều hòa được không, thì cha mẹ cũng nên lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi như sau:
- Khi trẻ có dấu hiệu bị sởi, cha mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tư vấn cách xử lý bệnh cho trẻ một cách khoa học và an toàn, cũng như hướng dẫn những phương pháp chăm sóc trẻ bị ốm tại nhà một cách tốt nhất
- Cho trẻ bị sởi nằm nơi thông thoáng, yên tĩnh, sạch sẽ, tránh ánh sáng mạnh hắt trực tiếp vào trẻ
- Cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng khoa học trong thời gian bệnh: từ nguồn nguyên liệu, cách chế biến, khẩu phần ăn trong ngày, cũng như những món ăn kiêng khem cho trẻ bệnh sởi. Thực đơn phải cung cấp đủ đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết có trong các loại thịt, rau xanh và trái cây như: thịt bò, cừu, thịt nạc, rau củ có màu xanh đậm, hoa quả có màu vàng, đỏ,...để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé.
- Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ: tắm rửa hoặc lau người cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín với thao tác nhanh chóng, mặc quần áo rộng có độ thấm hút tốt. Cho trẻ, súc miệng, mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, và các loại thuốc dưới sự cho phép của bác sĩ,...
Ngoài ra, việc tìm hiểu trẻ bệnh sởi tắm lá gì để đem lại hiệu quả sát khuẩn cơ thể cao, giúp bé yêu cảm thấy dễ chịu hơn suốt thời kì ủ bệnh cũng rất quan trọng. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia để chăm sóc con yêu tốt hơn.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu việc trẻ bị sởi có nằm điều hòa được không và có câu trả lời chính xác. Cùng với đó, các bậc cha mẹ cũng ghi nhớ những lưu ý cần thiết khác được đề cập, để có thêm kinh nghiệm xử lý và chăm sóc trẻ tốt hơn nhé.
Trần Trần tổng hợp