1. Trẻ bị sởi và những thông tin cha mẹ cần biết
Trước khi trả lời cho câu hỏi trẻ bị sởi có được bật quạt không, xin mời cha mẹ cùng tìm hiểu một vài nét chính về bệnh sởi của trẻ em. Qua đó, chúng ta có cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
1.1. Nguyên nhân trẻ bị sởi
Trẻ bị sởi xuất phát từ nguyên nhân thường thấy là do lây nhiễm virus sởi từ người khác qua đường hô hấp. Các trẻ dưới 5 tuổi thường là đối tượng dễ mắc sởi nhất. Bệnh sởi ở trẻ em là lành tính, nhưng vẫn cần được phát hiện sớm và chăm sóc, điều trị đúng cách, kịp thời. Điều này giúp trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe, cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra về sau.
1.2. Biểu hiện của bệnh sởi
1.2.1. Biểu hiện có thể nhận thấy ở giai đoạn đầu của bệnh sởi
Trẻ bị sởi trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh thường không có biểu hiện gì bất thường. Chỉ khi trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ toàn phát thì mới có biểu hiện có thể quan sát được. Biểu hiện quan trọng đánh dấu đó là: trẻ có những cơn sốt cao có thể kèm co giật, trẻ trở nên mệt mỏi, xanh xao, biếng ăn. Đồng thời, những triệu chứng khác đi kèm như: ho, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ sưng đau có ghèn, xương khớp đau nhức.
1.2.2. Dấu hiệu đặc trưng của sởi - Koplik
Để chẩn đoán trẻ có bị sởi hay không, bác sĩ sẽ dựa vào những chấm trắng nhỏ xuất hiện trong khoang miệng trẻ - còn gọi là Koplik.
Bệnh sởi ở trẻ trở nên rõ ràng hơn khi trên cơ thể trẻ xuất hiện những vết ban có xu hướng kết dính với nhau. Những vết ban này có màu hồng nhạt, khi dùng tay ấn vào thì thường biến mất. Các vết ban này mọc theo thứ tự bắt đầu từ phía sau tai của trẻ, lan sang má, mặt, vùng cổ, rồi lan xuống ngực, lưng, bụng, hai cánh tay, rồi xuống phần thân dưới.
Khoảng 1 tuần sau khi xuất hiện những vết ban đầu tiên, thì đây cũng là lúc những vết ban này dần biến mất theo trình tự xuất hiện. Vết ban nào xuất hiện trước sẽ biến mất trước, còn những vết ban nào xuất hiện sau sẽ biến mất sau. Tuy vậy, các nốt ban này vẫn sẽ để lại những vết thâm trên da, mà phải đến 2 tuần sau đó, chúng mới biến mất hoàn toàn. Khi này, sức khỏe của trẻ chính thức hồi phục.
1.2.3. Biến chứng của bệnh sởi
Khi trên da bé đã biến mất các vết ban, nhưng vẫn còn sốt, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị biến chứng. Biến chứng cũng có thể xảy ra ngay trong thời kì trẻ bệnh, khi không được phát hiện sớm và xử lý đúng cách.
Biến chứng của bệnh sởi có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ như: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, suy dinh dưỡng sau bệnh, bội nhiễm bệnh, rối loạn tiêu hóa , viêm não,.... Ở những trường hợp nghiên trọng còn có thể gây tử vong. Vì vậy, trong suốt quá trình chăm sóc bệnh, trẻ bị sởi có được bật quạt không và điều này có tác động gì đến sự hồi phục của trẻ - tất cả sẽ được trình bày trong phần sau.
2. Trẻ bị sởi có được bật quạt không dưới sự lý giải của chuyên gia
Kiêng gió là một trong những quan niệm dân gian áp dụng khi chăm sóc trẻ bị sởi . Tuy nhiên, nhiều người đã hiểu một cách máy móc nên có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
2.1. Trẻ bị sởi có được bật quạt không
Khi bị sởi, cơ thể của trẻ suy yếu, cùng với hệ miễn dịch và sức đề kháng cũng vậy. Lúc này, lỗ chân lông của trẻ giãn nở, nếu tiếp xúc với gió lạnh, gió độc hại, thì nguy cơ bệnh tình của trẻ trở nên xấu hơn là điều rất dễ xảy ra. Đồng thời, không gian bí bách, không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn, vi khuẩn,...cũng có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm ở trẻ rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia y tế, việc cho trẻ nằm quạt hoặc nằm điều hòa khi mắc bệnh sởi không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tức là, có thể bật quạt khi trẻ bị bệnh. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, chúng ta phải lưu ý sử dụng quạt như thế nào để tránh làm cho bệnh chuyển biến xấu.
2.2. Sử dụng quạt đúng cách
Khi sử dụng quạt cho con, cha mẹ nên bật số nhỏ, đặt ở vị trí không phả trực tiếp vào người của trẻ. Nên để quạt quay đều liên tục qua các hướng để lưu thông không khí cho căn phòng nơi trẻ nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, và luôn được khô ráo, không bị nhiễm lạnh.
2.3. Lưu ý khác
Để tránh tình trạng trẻ bị bội nhiễm hay những biến chứng có thể gặp phải, cha mẹ lưu ý:
- Không nên cho trẻ ra ngoài trời lâu.
- Không nên cho trẻ ra ngoài khi thời tiết lạnh
- Tránh gió mạnh lùa trực tiếp vào người trẻ
Và cha mẹ nên:
Giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, khô ráo với quần áo mỏng, có độ thấm hút cao, và thoáng khí, để tránh tích tụ mồ hôi và bụi bẩn gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.
3. Chăm sóc và điều trị đúng cách cho trẻ bệnh sởi
Để chăm sóc cho trẻ bị sởi một cách tốt hơn, cha mẹ cần:
3.1. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở y tế
Phối hợp với các cơ sở y tế để có phương pháp can thiệp, điều trị kịp thời. Biết cách sử dụng thuốc hay các hướng dẫn chăm sóc con tại nhà của bác sĩ.
3.2. Lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ
3.2.1. Về các loại thực phẩm
Quan tâm đến các loại thực phẩm giúp ngừa bệnh sởi, và cung cấp khẩu phần ăn phù hợp cho con.
Trong quá trình bệnh, trẻ mất nhiều năng lượng, sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch. Chính vì vậy, cha mẹ nên:
- Bổ sung cho con nguồn thực phẩm giàu năng lượng, khoáng chất, vitamin như: thịt bò, thịt cừu, thịt heo nạc, trứng, sữa,...
- Bổ sung các loại rau củ có màu xanh đậm bao gồm: rau bó xôi, rau ngót, rau chân vịt, rau bó xôi, rau súp lơ, củ cải,...cùng một số loại trái cây tốt cho sức khỏe của bé.
3.2.2. Chế biến thức ăn
Khi chế biến thức ăn cho con, cha mẹ nên:
- Ưu tiên thức ăn loãng
- Chia nhỏ các bữa ăn giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn.
3.2.3. Lưu ý liên quan thực phẩm và chế biến
- Kiêng cho con ăn các thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ
- Không cho trẻ ăn đồ cay nóng
- Tránh dùng nước có ga
- Tránh dùng các loại cá hay thực phẩm món ăn dễ gây dị ứng
3.3. Không gian nghỉ ngơi của trẻ
Trẻ bị sởi cũng cần có không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, khô ráo thoáng mát. Cần tránh nơi ẩm ướt và nơi có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp.
3.4. Vấn đề vệ sinh
Trong thời kì bé bị sởi, cha mẹ nên giữ vệ sinh thân thể cho bé. Cha mẹ nên:
- Tắm rửa hoặc lau khô người cho bé mỗi ngày bằng nước ấm
- Tắm nhanh trong khung giờ từ 9h đến 15h hằng ngày
- Lau khô người cho trẻ khi tắm xong nhằm tránh nhiễm lạnh
Ở lưu ý này, nhiều phụ huynh thắc mắc, liệu tắm lá cho bé bị sởi có đem lại tác dụng hồi phục sức khỏe hay không - đây là vấn đề cần được tìm hiểu cẩn thận, kỹ càng trước khi quyết định. Vì theo các chuyên gia y tế, tắm lá chỉ giúp sát khuẩn cơ thể bé bị bệnh, chứ không giúp bé mau khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, trẻ bị sởi cũng cần sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, vệ sinh đường mũi-họng,...
Thông qua bài viết này, cha mẹ phần nào đã hiểu rõ trẻ bị sởi có được bật quạt không, và một số lưu ý quan trọng khác. Cha mẹ cũng nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ những quan niệm dân gian trước khi áp dụng chăm sóc cho trẻ. Việc này nhằm giúp quá trình phục hồi của trẻ diễn ra nhanh chóng, tốt đẹp, không để lại hậu quả đáng tiếc về sau.
Trần Trần tổng hợp