1. Dấu hiệu trẻ bị sởi thông qua 4 giai đoạn
Sởi ở trẻ em là một bệnh lành tính và thường gặp ở trẻ em từ 1- 4 tuổi. Đây là một bệnh có khả năng lây truyền cao qua đường hô hấp. Dấu hiệu trẻ bị sởi rất đa dạng, có thể chia làm 4 giai đoạn sau:
1.1. Dấu hiệu trẻ bị sởi ở thời kỳ đầu tiên- thời kỳ ủ bệnh
Đầu tiên, là thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ này được tính từ lúc trẻ nhiễm virut cho đến khi bắt đầu có những dấu hiệu trẻ bị sởi, dao động trong khoảng từ 7- 18 ngày, thời gian trung bình vào khoảng 10 ngày sau khi nhiễm virut. Ở trong giai đoạn này, dấu hiệu trẻ bị sởi có thể là sốt nhẹ .
1.2. Dấu hiệu trẻ bị sởi ở thời kỳ khởi phát
Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ khởi phát hay còn gọi là thời kỳ viêm long. Thời kỳ này là thời kỳ bệnh mà trẻ bị sởi dễ lây lan nhất sang người khác và nó kéo dài từ 3- 5 ngày. Các dấu hiệu trẻ bị sởi dễ nhận thấy lúc này như:
- Trẻ sốt cao từ 39,5 độ C đến 40 độ C, có thể kèm những cơn co giật
- Có thể bị mệt mỏi
- Có thể bị nhức đầu hoặc đau các cơ, các khớp
Bên cạnh đó, dấu hiệu trẻ bị sởi còn có viêm long với những biểu hiện như cảm cúm: thường xảy ra ở mắt và mũi, gây chảy nước mắt, đổ ghèn nhiều, kết mạc mắt đỏ dẫn đến trẻ bị sởi sợ ánh sáng, giác mạc và mí mắt có thể sưng phù, hắt hơi, sổ mũi và tiêu chảy . Trong họng của trẻ lúc này còn có thể nhìn thấy những chấm trắng nhỏ khoảng 1mm còn gọi là Koplik- có giá trị chẩn đoán khi trẻ phát ban.
1.3. Dấu hiệu trẻ bị sởi ở thời kỳ thứ 3
Thời kỳ thứ 3 trong chuỗi những dấu hiệu trẻ bị sởi được gọi là thời kỳ toàn phát. Vì thời kỳ này, dấu hiệu trẻ bị sởi trở nên rõ ràng khi trẻ bắt đầu xuất hiện các ban nên còn gọi là thời kỳ phát ban.
Các ban sởi có màu hồng nhạt, khi ấn vào thường biến mất và có xu hướng kết dính lại với nhau. Các ban này xuất hiện đầu tiên ở sau tai, kéo lan sang má rồi các bộ phận nửa trên của người trẻ như cổ, ngực, hai tay trong cùng 1 ngày.
Sang ngày tiếp theo, những vết ban bắt đầu lan xuống bụng và cuối cùng là hai chân. Nếu dấu hiệu nhẹ, thì các ban này mọc rải rác phân tán trên cơ thể trẻ. Nếu trong trường hợp dấu hiệu trẻ bị sởi nặng, các vết ban mọc dày đặc từ lòng bàn tay, bàn chân. Và, rất có thể trẻ sẽ có dấu hiệu trở nặng hơn như xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng hay xuất huyết tiêu hóa.
1.4. Thời kỳ hồi phục - Thời kỳ cuối cùng trong chuỗi dấu hiệu trẻ bị sởi
Dấu hiệu trẻ bị sởi sẽ biến mất sau khoảng 3- 4 tuần, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục sức khỏe. Lúc này, các vết ban sẽ dần biến mất. Vết ban nào xuất hiện trước sẽ biến mất trước, vết ban nào xuất hiện sau sẽ dần biến mất sau. Ngoài ra, những vết thâm trên da cũng mờ sau khoảng 1 tuần.
2. Cách xử lý và chăm sóc khi có dấu hiệu trẻ bị sởi
2.1. Cách xử lý khi nhận ra dấu hiệu trẻ bị sởi
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho khi trẻ bị ban sởi . Do đó, quá trình điều trị và chăm sóc cho trẻ bị sởi cần được quan tâm và tuân thủ nghiêm ngặt. Nhờ vậy, trẻ có thể mau chóng hồi phục sức khỏe cũng như tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Nếu phát hiện con có dấu hiệu trẻ bị sởi, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là đưa trẻ đến những cơ sở y tế gần nhất. Tại đây trẻ sẽ được làm những xét nghiệm, được chẩn đoán chính xác và được cung cấp phác đồ điều trị một cách tốt nhất.
2.2. Cách chăm sóc trẻ bị sởi
Về việc chăm sóc khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị sởi
Cách chăm sóc tại nhà khi bé có dấu hiệu trẻ bị sởi cũng rất quan trọng. Vì, điều này góp phần rất lớn quyết định thời gian hồi phục của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý rằng, dấu hiệu trẻ bị sởi có thể là đổ ghèn và mắt bị sưng đau, nên việc tiếp xúc với ánh sáng làm trẻ trở nên mệt mỏi và khó chịu. Do đó, cha mẹ cho trẻ nghỉ ngơi nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mạnh hắt trực tiếp, chỉ để ánh sáng mờ cho trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Điều này nhằm hạn chế tích tụ mồ hôi, bụi bẩn có thể làm nghiêm trọng vấn đề da của trẻ. Hãy dùng khăn sạch lau rửa cơ thể cho trẻ hoặc cho bé tắm nhanh với nước ấm.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi con bị sởi
Chế độ dinh dưỡng khi bé có dấu hiệu trẻ bị sởi cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Vì, hệ tiêu hóa lúc này chưa được khỏe mạnh, cha mẹ nên:
- Cho bé ăn các thức ăn lỏng như các món cháo , sữa, súp...
- Bổ sung thêm nhiều loại rau xanh và trái cây, nước ép có lợi cho bé như: cải xoăn, rau chân vịt, rau ngót, củ dền, củ cải đường, cam, táo, lê. đu đủ...
- Tránh các thức ăn dễ gây ngứa ngáy dị ứng cho bé như: tôm, cua, lươn, ốc, cá...
Trên đây là những thông tin ngắn hữu ích cho các bậc cha mẹ khi tìm kiếm thông tin liên quan đến dấu hiệu trẻ bị sởi. Việc tìm hiểu những dấu hiệu bệnh sởi cũng rất quan trọng. Điều này giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm, bình tĩnh chăm sóc nếu trẻ không may mắc bệnh sởi. Việc chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách , kết hợp điều trị tích cực tại cơ sở y tế chắc chắn giúp trẻ mau lành bệnh và sớm trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Trần Trần tổng hợp