Trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không và lưu ý dành cho cha mẹ

Trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không - đây là một trong những thắc mắc vô cùng phổ biến của các bậc cha mẹ có con trẻ đang ở giai đoạn cần tiêm phòng. Trong chia sẻ sau đây, mời bạn cùng Yeutre.vn tìm hiểu thật chi tiết vấn đề liên quan. Qua đó, chúng ta có đáp án chính xác nhất để tháo gỡ nỗi băn khoăn này.

banner ads

1. Trẻ bị sởi có nguy hiểm không? Có nhất định phải tiêm phòng sởi cho trẻ không?

1.1. Bệnh sởi và biến chứng

1.1.1. Về bệnh sởi

Thông thường, mùa đông xuân là thời kỳ các bệnh lây lan qua đường hô hấp phát triển mạnh, trong đó, có bệnh sởi . Bệnh sởi ở trẻ em là do Mobillivirus measles virus gây nên, nhưng đây là một bệnh lành tính. Nếu bị bệnh trẻ có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn khi được phát hiện sớm, chăm sóc, điều trị tốt và đúng cách.

Ngược lại, nếu trẻ bị sởi nhưng xử lý không đúng cách và kịp thời sẽ có nhiều nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng nếu xuất hiện đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. 

Trẻ bị ốm
Bệnh sởi lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời vẫn có thể có biến chứng. Ảnh Canva 

1.1.2. Biến chứng của bệnh sởi

Biến chứng của bệnh sởi khi không được điều trị đúng và kịp thời thường gặp nhất là: viêm tai giữa , viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não , tình trạng bội nhiễm bệnh, suy dinh dưỡng sau đó. Ở những trường hợp nặng hơn có thể có nguy cơ mù lòa, loét giác mạc,...thậm chí tử vong.

1.2. Nhận biết bệnh sởi để điều trị kịp thời

Trong thời gian ủ bệnh, không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết trẻ đang mắc bệnh. Nhưng sau khoảng 2 tuần từ khi nhiễm virus, trẻ bắt đầu sốt cao, co giật, có các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với cảm cúm như: ho, sổ mũi, nhức đầu, hắt xì, mí mắt sưng phù có ghèn, viêm kết mạc mắt , đau nhức cơ thể, trẻ mệt mỏi, biếng ăn,...

Sau đó, dấu hiệu rõ ràng nhất có thể nhìn thấy ở trẻ bị sởi là việc xuất hiện các vết ban màu hồng nhạt. Các vết ban có thể sẽ lan từ vùng đầu mặt tới phần thân dưới của trẻ. Các vết ban này không ngứa, và sẽ biến mất sau khoảng 6 ngày, nhưng sẽ để lại các vết thâm mà phải đến 2 tuần sau mới biến mất. Khi đó, sức khỏe của trẻ bắt đầu hồi phục.

banner ads

Như vậy, ở giai đoạn đầu dấu hiệu bệnh sởi có thể khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Tuy nhiên, biểu hiện bệnh sởi cũng có một số đặc trưng. Do đó, phụ huynh cần theo dõi kỹ khi con bị ốm trong mùa đông xuân. Nếu ở những vùng có nguy cơ bệnh cao thì càng phải cẩn thận. Khi có nghi ngờ bệnh thì cần phải mang con đến bác sỹ để thăm khám ngay. 

Bác sỹ khám cho trẻ
Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh sởi, cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay. Ảnh Canva 

1.3. Điều trị và phòng bệnh

Bệnh sởi được điều trị các triệu chứng kết hợp chăm sóc kỹ lưỡng. Do vậy, nếu trẻ bị bệnh, phụ huynh cần cộng tác với cơ sở y tế, chăm sóc con khoa học để con mau bình phục.

Hiện nay, đã có vaccine sởi để phòng ngừa bệnh. Trẻ nên được tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng bệnh hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, liên quan đến tiêm phòng sởi, một vấn đề đáng lưu ý được đặt ra là, trường hợp trẻ bị sốt có tiêm phòng được không. Đây là câu hỏi luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Chúng ta cùng theo dõi giải đáp ngay sau đây nhé.

2. Trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không

2.1. Điều kiện để tiêm phòng cho trẻ nói chung

Khi tiêm phòng vaccine cho bé nói chung, các bác sĩ sẽ quan tâm đến tình hình sức khỏe của bé ở thời điểm hiện tại như: bé có đang bệnh hay không, gần đây có sốt hay không, những mũi tiêm trước của bé như thế nào, loại thuốc trẻ đang sử dụng,...Điều này là vô cùng quan trọng trong việc tiêm phòng, vì nếu trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe, thì khi tiêm phòng, nguy cơ trẻ bị sốc phản vệ rất cao.

Chúng ta cũng biết, sốc phản vệ có thể coi là một tai biến kinh hoàng với tỷ lệ tử vong không hề thấp. Do vậy, điều kiện khi tiêm phòng cho trẻ là trẻ đang ở trạng thái bình thường và có sức khỏe tốt. 

Trẻ đang ăn ngon miệng
Trẻ có sức khỏe ổn định mới tiêm phòng. Ảnh Canva

2.2. Điều kiện để tiêm phòng sởi

Như đã đề cập, trẻ tiêm phòng khi ở trạng thái bình thường và sức khỏe ổn định. Và điều kiện để tiêm phòng sởi cho trẻ cũng như vậy.

Lưu ý quan trọng : Sau khi tiêm phòng sởi, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ ngay sau tiêm. Cha mẹ cần báo ngay với bác sĩ nếu có bất thường xảy ra để xử lý kịp thời.

2.3. Trường hợp tạm hoãn tiêm phòng sởi

Theo các bác sĩ, khi trẻ bị sốt, bị nhiễm trùng cấp tính, hay đang trong quá trình điều trị bệnh với các loại thuốc như corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, hoặc trong quá trình điều trị xạ trị,...cần tạm hoãn tiêm phòng sởi. Chỉ khi trẻ khỏi hoàn toàn, có sức khỏe tốt, thì mới có thể tiêm lại được.

2.4. Trường hợp không được tiêm phòng vaccine sởi

Các trường hợp không được tiêm phòng vaccine sởi là:

  • Những trẻ có tiền sử sốc phản vệ
  • Trẻ từng có những phản ứng nghiêm trọng sau tiêm phòng như: sốt cao trên 39 độ kèm co giật, tím tái, khó thở
  • Có dấu hiệu liên quan đến não hoặc màng não
  • Có bất kì phản ứng bất thường sau khi tiêm những loại vaccine có chứa thành phần ngừa sởi hoặc rubella
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như hô hấp, tim, thận, suy gan, suy giảm miễn dịch nghiêm trọng
  • Trẻ dị ứng với thành phần nào đó của vaccine sởi

Nếu trẻ nằm trong số các trường hợp lưu ý trên, cha mẹ cần trao đổi cụ thể và kỹ lưỡng với bác sỹ liên quan đến việc tiêm phòng sởi cho con. 

Trẻ đang quấy khóc
Nếu trẻ ốm việc tiêm phòng cần phải hoãn lại. Ảnh Canva 

2.5. Lưu ý quan trọng

Trước khi tiêm phòng vaccine cho trẻ, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến các bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Khai báo đầy đủ về tiền sử bệnh (nếu có), thời gian, độ tuổi và những loại vaccine đã từng tiêm cho con. Qua đó, các bác sĩ hiểu rõ và đưa ra những giải pháp cho trẻ liên quan đến tiêm phòng một cách phù hợp nhất.

Hẳn là, thắc mắc trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không đã có lời giải đáp chính xác và chi tiết. Theo đó, trước khi tiêm phòng sởi cho con, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa để tránh những vấn đề đáng tiếc sau này. Đặc biệt, trường hợp bé bị sốt , chúng ta cần biết là hầu hết đều sẽ hoãn các hoạt động tiêm phòng lại kể cả tiêm phòng sởi. Cha mẹ cũng cần tránh quá lo lắng, thay vào đó hãy thực hiện chế độ chăm sóc cho con khoa học, toàn diện nhằm giúp bé mau chóng hồi phục, sức khỏe ổn định rồi mới tiếp tục việc tiêm phòng như cần thiết.

Trần Trần tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI