1. Nêm quá nhiều muối vào thực phẩm
Nêm nhiều muối
Mặc dù đã có rất nhiều thông tin cảnh cáo, việc nêm muối quá nhiều vào thực phẩm ăn dặm cho trẻ sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới thận, tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn có thói quen nêm muối và nếm theo khẩu vị của người lớn. Chưa kể, nêm quá nhiều muối dẫn tới tổn thương hệ thần kinh trung ương của trẻ - đây cũng là một dạng ngộ độc thực phẩm liên quan tới thần kinh.
2. Cho trẻ ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh
Điều này khá quen thuộc với những mẹ có con đang độ tuổi ăn dặm. Thực phẩm hoặc cháo sau khi chế biến chưa ăn hết, mẹ có thói quen để trong tủ lạnh và cho con ăn sau vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra ngộ độc thực phẩm ở trẻ do thức ăn nấu chín để trong tủ lạnh vẫn có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công nếu để sau 2 ngày.
3. Không gọt vỏ trái cây
Cho trẻ ăn vỏ trái cây
Vỏ trái cây chứa rất nhiều vitamin, thậm chí nhiều loại quả, vỏ còn giàu vitamin hơn cả ruột. Đó là lí do, nhiều mẹ để luôn cả vỏ và cho con ăn mà không biết rằng, đây là hiểm họa có thể gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ. Do vi khuẩn eco-li có nguy cơ vẫn chưa bị tiêu diệt sau khi rửa và chúng dễ dàng xâm nhập vào đường ruột của trẻ và gây bệnh về tiêu hóa.
4. Cho trẻ ăn thực phẩm sau khi chế biến 3 giờ
Hầu hết các loại thực phẩm để ở nhiệt độ thường chỉ nên để khoảng 2 - 3 giờ là nên bỏ đi vì chúng có hại hơn lợi. Trong khoảng thời gian này, vi khuẩn cũng đã sinh sôi và làm biến chất thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều mẹ cảm thấy "tiếc" và không muốn bỏ đi phần cháo hay cơm còn thừa (trẻ chưa ăn hết) và muốn cho trẻ ăn tiếp vào thời điểm khác. Đó là lí do trẻ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
5. Chế biến thực phẩm chưa chín
Cho trẻ ăn thực phẩm chưa chín là nguy cơ tiềm ẩn gây các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc biệt các món ăn như chiên, nướng nhiều mẹ chủ quan chế biến chưa kỹ khiến con dễ bị đau bụng, nhất là thời điểm nắng nóng như hiện nay.
Yeutre.vn (Tổng hợp)