Điểm danh 8 biểu hiện ốm nghén trong giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu

Biểu hiện ốm nghén xuất hiện ở hầu hết các chị em phụ nữ khi mang thai. Đây là một hiện tượng phổ biến, không gây nguy hiểm gì cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, các biểu hiện ốm nghén này cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và vất vả. Chúng ta hãy cùng theo dõi 8 biểu hiện ốm nghén các bầu thường gặp ngay dưới đây, cùng cách hay giảm sự khó chịu cho các bầu như thế nào nhé.

banner ads
ốm nghén
Ốm nghén là biểu hiện xảy ra ở nhiều chị em phụ nữ khi đang mang thai. Ảnh Internet

1. Ốm nghén là gì?

Trước khi xem qua 8 biểu hiện ốm nghén các bầu thường gặp, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua ốm nghén là gì nhé.

Ốm nghén còn gọi là buồn nôn và nôn khi mang thai (NVP), là một trong số những hiện tượng sinh lý mà khá nhiều phụ nữ gặp phải trong thời gian mang thai. Ốm nghén sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Về mặt sinh học, thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi. Các bà bầu bị ốm nghén thường ít bị sảy thai hơn và những chị em trong thai kỳ bị ốm nghén thì chỉ có 30% khả năng bị bệnh ung thư vú.

1.1 Nguyên nhân ốm nghén ở mẹ bầu

  • Nồng độ cao của hormone, đặc biệt là estrogen.
  • Giảm huyết áp.
  • Thay đổi quá trình trao đổi chất của carbohydrates.
  • Căng thẳng về thể chất và tâm lý.
  • Do thói quen ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng và lượng đường trong máu thấp.
  • Do yếu tố di truyền.

1.2 Các biểu hiện ốm nghén xuất hiện khi nào?

Tùy cơ địa của mỗi người và tình trạng sức khỏe cụ thể, ở mỗi thời điểm thai kỳ trong 3 tháng đầu, chị em có thể trải qua các triệu chứng khác nhau: 

  • Chuột rút và chảy máu nhẹ: từ tuần thứ 1 đến tuần 4
  • Mệt mỏi: tuần 4
  • Buồn nôn: tuần 4 – tuần 6
  • Ngứa hoặc tức ngực: tuần 4 – tuần 6
  • Đi tiểu thường xuyên: tuần 4 – tuần 6
  • Đầy hơi: tuần 4 – tuần 6
  • Cảm giác như say xe: tuần 5 – tuần 6
  • Tâm trạng lâng lâng: tuần 6
  • Nhiệt độ tăng cao: tuần 6
  • Huyết áp cao: tuần 8
  • Ợ nóng, đầy bụng: tuần 9
  • Nhịp tim nhanh: tuần 8 – tuần 10
  • Thay đổi vú và núm vú: tuần 11
  • Mụn trứng cá: tuần 11
  • Tăng cân: tuần 11
biểu hiện của ốm nghén
Ốm nghén thường diễn ra vào 3 tháng đầu với nhiều biểu hiện khác nhau. Ảnh Internet

2. Top 8 biểu hiện ốm nghén của mẹ bầu thường gặp

2.1 Biểu hiện của ốm nghén nhẹ

  • Những triệu chứng của ốm nghén sẽ xảy ra nhẹ nhàng hơn và không kéo dài, không liên tục, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu quá nhiều. Có 6 biểu hiện của tình trạng ốm nghén nhẹ như sau:
  • Đôi lúc có cảm giác buồn nôn những không liên tục.
  • Lượng nước trong cơ thể không bị giảm.
  • Vẫn ăn uống được nhưng nhạy cảm với những thức ăn có mùi.
  • Khó chịu, mệt, xuất hiện chứng đầy hơi ,...
  • Chuột rút và chảy máu nhẹ.
  • Rối loạn tiêu hóa.
ốm nghén nhẹ
Biểu hiện của ốm nghén nhẹ xuất hiện ở hầu như tất cả các mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ nhưng không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của mẹ, bé. Ảnh Internet

2.2 Biểu hiện của ốm nghén nặng

  • Tình trạng nôn ói chiếm phần lớn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, nôn nhiều và nôn khan.
  • Khó kiểm soát, nôn mửa liên tục.
  • Mất nước và tiểu ít.
  • Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, luôn có cảm giác buồn nôn.
  • Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.
  • Không ăn uống được trong thời gian dài.
  • Nhiều trường hợp, các mẹ chỉ có thể nằm trên giường, không đủ sức đi lại.
  • Khác với triệu chứng ốm nghén bình thường chỉ thỉnh thoảng trong ngày, ốm nghén nặng xảy ra cả ngày lẫn đêm.
  • Ốm nghén nhiều có thể gây mê sảng, co giật, gây viêm tắc ruột, viêm đường tiết niệu làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Còn thai nhi có thể nhẹ cân hoặc thai chết lưu.
  • Nếu mẹ bầu bị nôn ói nhiều trong 3 tháng cuối thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, nhau bong non ,...

Những người có nguy cơ ốm nghén nặng :

  • Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.
  • Tiểu đường thai kỳ.
  • Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.
  • Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.
ốm nghén nặng
Khi bị ốm nghén nặng, cơ thể mẹ sẽ mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của mẹ. Ảnh Internet

2.3 Biểu hiện ốm nghén cần gặp bác sĩ

  • Những chị em buồn nôn, nôn ói kéo dài và đặc biệt nghiêm trọng, nôn ói đến mức khiến cơ thể mất nước.
  • Chị em bị giảm cân nhanh chóng.
  • Thai phụ bị hạ huyết áp, có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt liên tục khi đứng lên ngồi xuống.
  • Nước tiểu tối màu, không đi tiểu liền trong vòng trong 8 giờ.
  • Bị đau bụng thường xuyên, bị sốt trên 38 độ C, và nhịp tim đập nhanh bất thường.
  • Khó chịu, chán ăn, nôn mửa, không thể ăn.
mẹ bầu gặp bác sĩ
Khi xuất hiện những biểu hiện ốm nghén bất thường mẹ nên đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị để mẹ và bé không bị ảnh hưởng xấu nào. Ảnh Internet

2.4 Biểu hiện nghén ngủ

  • Cơn ngủ ập đến bất chợt dù bà bầu ngủ đã rất nhiều trong ngày. Đôi khi giấc ngủ kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ (từ 10 – 12 giờ).
  • Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh, tác động đến benzodiazepine kích thích thụ thể GABA, từ đó giúp làm dịu nội bộ, giấc ngủ được phục hồi.
  • Hiện tượng này diễn ra thường xuyên nhất trong những tháng đầu thai kỳ. Một số bà bầu nghén ngủ 3 tháng cuối hoặc giữa thai kỳ nhưng với mức độ nhẹ hơn và thời gian ngủ ít hơn.

Nếu mẹ ngủ quá nhiều thì có thể gây ra những nguy hiểm sau :

  • Cơ thể thiếu vận động dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sức khỏe yếu. Mẹ bầu có thể bị mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch khi máu không thể lưu thông.
  • Xuất hiện các triệu chứng thở dốc, khó thở, đau khi thở, tim đập nhanh do thiếu oxy.
  • Mức đường huyết trong nước tiểu gia tăng.
nghén ngủ
Mẹ bầu luôn trong tình trạng cảm thấy thiếu ngủ  mặc dù đã ngủ rất nhiều rồi. Ảnh Internet

2.5 Biểu hiện nghén chua

Trong thời gian thai kỳ, cơ thể nữ giới tiết ra một loại hormone có vai trò thúc đẩy tuyến tính màng lông và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do đó, khẩu vị của các mẹ bầu thường thay đổi so với thường ngày. Mẹ bầu nghén chua là do cơ thể thiếu hụt các men acid trong hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, chất chua lại đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung canxi hình thành xương cho thai nhi. Vì thế, chị em sẽ thường xuyên cảm thấy thèm ăn các món có vị chua.

Tác dụng của vị chua với bà bầu :

  • Cải thiện khả năng tiêu hóa, kích thích việc ăn uống, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Phòng và chống bệnh thiếu máu do cơ thể không đủ sắt.
  • Cung cấp vitamin C giúp hình thành các tế bào, bộ phận ở thai nhi.

Tác hại khi ăn nhiều đồ chua:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
  • Làm giảm nồng độ pH trong cơ thể nên gây ra tình trạng mệt mỏi.
nghén chua
Nghén chua là do cơ thể thiếu hụt các men acid trong hệ tiêu hóa. Ảnh Internet

2.6 Biểu hiện nghén ngọt

Tình trạng nghén ngọt này thường chỉ diễn ra trong 3 tháng đầu, tùy từng người mà triệu chứng có thể nhiều hoặc ít. Mẹ có thể ăn bánh, kẹo, socola, chè, trà sữa,...

Mối nguy hiểm khi ăn đồ ngọt nhiều trong thai kỳ :

  • Đái tháo đường thai kỳ, cao huyết áp, nhiễm trùng thận.
  • Đa ối, sảy thai, sinh non.
  • Tiền sản giật, sản giật, chuyển dạ kéo dài, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, thai dễ chết lưu….
  • Nguy cơ mẹ bầu bị béo phì và khó giảm cân sau khi sinh.
  • Tình trạng trữ nước gây phù nề , bệnh lý về tim mạch, hô hấp.
nghén ngọt
Nghén ngọt là biểu hiện của ốm nghén tuy nhiên mẹ nên hạn chế việc ăn uống đồ ngọt để giảm tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Ảnh Internet

2.7 Biểu hiện nghén cay

Bà bầu khi nghén cay sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi có vị cay, tuy nhiên bầu không nên ăn quá nhiều đồ cay. Vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho mẹ đang mang thai như:

  • Việc ăn cay khi mang thai kết hợp với kích thước thai nhi lớn dần gây áp lực cho vùng chậu gây ra bệnh trĩ.
  • Nếu ăn nhiều đồ cay, mẹ bầu vẫn có thể bị đau dạ dày, ợ nóng hoặc khó chịu vùng bụng.
  • Tử cung của thai phụ sẽ co bóp mạnh mẽ gây ảnh hưởng cho thai nhi và ảnh hưởng tới mắt của bé.
2.6 Biểu hiện chồng nghén hộ vợ
  • Chồng ốm nghén thay vợ, còn gọi là Hội chứng couvade .
  • Khi bị ốm nghén, anh xã cũng có thể cảm thấy buồn nôn, cảm giác đau nhức, thay đổi khẩu vị…

Nguyên nhân :

  • Vì đắp chung chăn : Vợ chồng có mối liên quan với nhau, sẽ có sở thích giống nhau hoặc tương tự nhau. Điều này làm họ dễ sinh ra dòng điện sinh vật. Đây là điều khiến cho các ông chồng ốm nghén thay vợ mình.
  • Vì yêu thương : Khi người chồng yêu thương vợ mình, chia sẻ với vợ những điều mệt mỏi, lo lắng cho vợ, dọn dẹp nhà cửa,... làm tất cả mọi việc chỉ mong vợ và con mình đều khỏe. Từ đó, các ông chồng sẽ cảm thấy chán ăn, uể oải và mệt mỏi như đang ốm nghén thay vợ mình.
nghén hộ
Vì nhiều lý do khác nhau mà cũng có những trường hợp mẹ ốm nghén thay vợ. Ảnh Internet

2.8 Biểu hiện ốm nghén giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian

2.8.1 Biểu hiện ốm nghén khi mang thai con gái
  • Bầu nghén ngọt và ốm nghén nặng.
  • Lượng hormone sản sinh nhiều hơn khi mẹ mang thai bé gái.
  • Ăn tỏi và mùi mồ hôi.
  • Thói quen ăn bánh mì.
  • Ốm nghén diễn ra ở buổi sáng, mẹ bầu rất có khả năng đang mang thai con gái .
  • Mẹ trở nên xinh đẹp hơn, da vẻ hồng hào khi đang bầu bé gái.
  • Tim thai nhi gái (>140 lần/phút).
mang thai con gái
Khi mang thai con gái mẹ bầu trở nên xinh đẹp hơn, da mặt hồng hào hơn. Ảnh Internet
2.8.2 Biểu hiện ốm nghén khi mang thai con trai
  • Tình trạng ốm nghén nhẹ.
  • Thời gian diễn ra ốm ghén cũng rất ngắn, mẹ bầu không hề bị cơn nghén hành hạ.
  • Màu nước tiểu vàng sánh.
  • Ngực lệch.
  • Bầu nghén đồ chua và mặn.
  • Những món ăn giàu đạm, thịt và pho mát là khẩu vị mà các mẹ mang thai con trai thường có.
  • Mẹ nghén bầu con trai thường có cơn nghén vào buổi chiều.
  • Mụn và nám bắt đầu xuất hiện trên da mẹ bầu là một trong những biểu hiện thường gặp khi mang thai bé trai .
  • Bàn chân bị lạnh là một trong những dấu hiệu nghén bầu con trai rõ ràng nhất.
  • Nhịp tim thai nhi trai (<140 lần/phút).
nghén bầu con trai
Bầu con trai mẹ sẽ ít có nhiều biểu hiện ốm nghén hơn bầu con gái. Ảnh Internet

3. Những cách làm giảm khó chịu cho bầu khi biểu hiện ốm nghén xuất hiện

3.1 Với những biểu hiện ốm nghén bình thường

Trong cuộc sống mẹ bầu , ốm nghén như một phần đặc trưng không thể thiếu với đa số chị em. Vì thế, nếu ốm nghén thông thường, trước hết chị em chỉ cần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Cách này sẽ giúp giảm cảm giác chán ăn. Bổ sung thực phẩm nhiều tinh bột, bột đường như ngũ cốc, bánh mì, khoai tây... trong thực đơn của mình.

Ngoài ra mẹ nên bổ sung thêm vitamin B6 và kẽm. Khi bị ốm nghén mẹ nên tránh xa thực phẩm kích thích dạ dày như dầu mỡ, mùi khó chịu, các đồ uống có ga, bia, rượu và đồ uống có chứa cafein,... Nên duy trì tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, hít thở,.... để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đây là những giải pháp giúp giảm tình trạng ốm nghén ở bà bầu.

thai nhi
Để thai nhi khỏe mạnh và không bị ảnh hưởng bởi các biểu hiện của ốm nghén mẹ cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học. Ảnh Internet

3.2 Với những người ốm nghén nặng

  • Khi bị  ốm nghén nặng , mẹ nên bổ sung Axit folic,các vitamin, sắt và các khoáng chất để hấp thụ dinh dưỡng. Mẹ cũng nên sử dụng thêm các loại thuốc kháng axit cũng là một lựa chọn vì nó giúp hạn chế sản xuất axit trong dạ dày. Nếu mẹ bị ốm nghén quá nặng có thể sử dụng các loại thuốc chống nôn có thể tiêm hoặc truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ.
biểu hiện ốm nghén
Với những người ốm nghén nặng mẹ bầu cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Ảnh Internet

4. Những lưu ý mẹ cần nhớ khi biểu hiện ốm nghén xuất hiện

  • Ăn những món mình thích, mình thèm và hạn chế những thức ăn ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé.
  • Không nên lạm dụng gừng. Đây là điều mẹ bầu hết sức lưu ý vì, gừng là vị thuốc chữa ốm nghén hiệu quả nhưng bầu cần dùng đúng cách và có kiểm soát mới có hiểu quả. 
  • Chỉ uống vitamin khi đã no.
  • Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực.
  • Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ.
  • Thường xuyên đến các chuyên gia dinh dưỡng để chăm sóc, nghe tư vấn.
  • Massage tại nhà hay đến các dịch vụ spa bầu uy tín.
mẹ bầu sinh em bé
Vượt qua được giai đoạn ốm nghén và quá trình mang thai vất vả mẹ sẽ đón bé yêu của mình sớm thôi. Ảnh Internet

Yeutre.vn đã liệt kê 8 biểu hiện ốm nghén mà mẹ bầu có thể gặp trong giai đoạn thai kỳ. Những khoảng thời gian chịu ốm nghén sẽ là một thời kỳ mệt mỏi và khó khăn, vì vậy mẹ cần ăn uống khoa học, có chế độ sinh hoạt lành mạnh để mẹ và bé cùng khỏe mạnh. Qua  thời kỳ thai nghén , mẹ sẽ thấy ốm nghén rồi cũng qua đi chứ không kéo dài, mẹ sẽ khỏe mạnh trở lại và chào đón bé yêu của mình nhanh thôi.

Chi Lê tổng hợp

Đã có 2 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI