Bầu nghén ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không và làm sao để khắc phục?

Bầu nghén ngủ cũng khá phổ biến như bầu nghén chua hay nghén ngọt vậy. Liên quan đến chuyện nghén ngủ, nhiều bà mẹ tương lai đã đặt ra câu hỏi tại sao có tình trạng này, nghén ngủ có tốt không, cần lưu ý gì nếu nghén ngủ kéo dài và làm sao để khắc phục...Giúp các bầu giải đáp các thắc mắc này, Yeutre.vn đã tổng hợp lại một số lưu ý điển hình như dưới đây, các bầu hãy cùng tham khảo nhé!

banner ads

1. Hiện tượng có bầu nghén ngủ là gì?

Một số bà bầu buồn ngủ nhiều trong những tháng đầu thai kỳ. Đây là một trong những hiện tượng nghén thường gặp khi chị em mang bầu. Tình trạng nghén ngủ cũng như rất nhiều kiểu nghén khác, có đặc điểm riêng và có những lưu ý liên quan mà chị em cần nắm bắt. 

có bầu nghén ngủ
Không ít chị em có bầu bị nghén ngủ. Ảnh Internet

Theo phân tích khoa học, nguyên nhân khiến người mang bầu nghén ngủ là do hormone progesterone sản sinh,  tác động đến benzodiazepine kích thích thụ thể GABA. Nhờ đó, não bộ được làm dịu và các giấc ngủ được phục hồi.

2. Có thể đoán giới tính thai nhi qua việc nghén ngủ như nghén chua, nghén ngọt hay không? 

Các hiện tượng ốm nghén đều khiến các bà bầu suy luận và dựa theo kinh nghiệm dân gian để đoán biết giới tính thai nhi. Nếu như nghén chua được cho là dấu hiệu sinh con gái, nghén ngọt sẽ sinh con trai thì nghén ngủ được nhiều người cho rằng sẽ sinh con trai, tuy nhiên lượng ý kiến trái ngược cũng tương đương như vậy. 

Chính xác hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng bà bầu bị nghén ngủ là mang thai con trai hay con gái. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian thì dấu hiệu này cũng không đủ để giúp bạn xác nhận sớm tình trạng giới tính của con mình. 

Liên quan đến chuyện nghén ngủ, một số người cho rằng tư thế ngủ của mẹ mới giúp xác định giới tính của con. Theo đó, nếu mẹ bầu nằm nghiêng sang trái thì mang thai con trai còn nghiêng bên trái thì là con gái. Dù vậy điều này cũng không có cơ sở khoa học. 

mẹ ngủ nghiêng sang trái
Mẹ ngủ nghiêng sang trái thường sinh con gái

Một quan điểm khác lại cho rằng, những giấc mơ khi mẹ bầu ngủ sẽ giúp đoán định giới tính của con. Theo đó, nếu mẹ bầu mơ thấy con gái thì sẽ sinh con trai và ngược lại. Hẳn nhiên, quan điểm này cũng hoàn toàn thiếu khoa học. Cách chính xác nhất giúp mẹ bầu nhận biết giới tính của bé không phải là dựa vào các yếu tố xuất hiện hay diễn ra xoay quanh chuyện nghén ngủ, mà mẹ bầu phải siêu âm tại cơ sở y tế đúng thời điểm của thai kỳ thì mới biết được giới tính của thai nhi.

Mẹ đừng quá tin vào những cách dân gian giúp xác định thai nhi là con trai hoặc con gái. Đa phần các phương pháp này chưa được minh chứng bằng nghiên cứu khoa học mà chỉ từ sự tổng kết kết quả ở nhiều người. Do đó, sự sai sót có thể xảy ra và khiến mọi người mừng hụt.

3. Tình trạng nghén ngủ diễn ra như thế nào?

mẹ bầu bị nghén ngủ
Với tình trạng nghén ngủ, mẹ bầu có thể buồn ngủ vào bất cứ thời điểm nào. Ảnh Internet

Mẹ bầu có thể buồn ngủ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đôi khi giấc ngủ kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ (từ 10 – 12 giờ). Cơn buồn ngủ ập đến bất chợt, dù khoảng thời gian dành cho việc ngủ của chị em trong một ngày đã rất nhiều.

Hiện tượng này diễn ra thường xuyên nhất trong những tháng đầu thai kỳ. Một số bà bầu buồn ngủ 3 tháng cuối hoặc giữa thai kỳ nhưng với mức độ nhẹ hơn và thời gian ngủ ít hơn.

4. Mẹ bầu ngủ nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?

mẹ bầu ngủ nhiều
Ngủ đủ tốt cho sức khỏe thai kỳ nhưng ngủ quá nhiều có thể sẽ có tác dụng ngược với mẹ bầu. Ảnh Internet

Ngủ giúp làm dịu sự căng thẳng của thần kinh và cơ thể được thả lỏng, thư thái. Tuy nhiên, nếu thời gian dành cho việc ngủ quá nhiều thì mẹ có thể đối mặt với các mối nguy hiểm sau:

  • Cơ thể thiếu vận động dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sức khỏe yếu. Mẹ bầu có thể bị mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch khi máu không thể lưu thông.
  • Xuất hiện các triệu chứng thở dốc, khó thở , đau khi thở, tim đập nhanh do thiếu oxy.
  • Mức đường huyết trong nước tiểu gia tăng.

Do đó, nếu có bầu bị nghén ngủ ở mức bất thường, thì mẹ bầu cần tìm kiếm một giải pháp hợp lý, để điều chỉnh giấc ngủ sao cho tốt nhất với sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy chú ý tư thế ngủ để đảm bảo khí huyết được lưu thông tốt hơn.

5. Làm sao khắc phục tình trạng ngủ nhiều khi mang thai?

tình trạng ngủ nhiều khi mang thai
Khắc phục tình trạng ngủ nhiều khi mang thai là điều cần thiết với các bầu. Ảnh Internet

Các kinh nghiệm dân gian giúp khắc phục tình trạng ốm nghén khi mang thai, gồm cả nghén ngủ được nữ giới chia sẻ nhiều. Trong đó, nổi bật nhất là:

  • Uống các loại nước bao gồm trà gừng, nước chanh muối.
  • Áp dụng một chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc vào buổi tối.
  • Tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ gây mất ngủ ban đêm và dẫn đến ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng nếu quá buồn ngủ
  • Dành thời gian buổi trưa để ngủ thay vì cả ngày ở trong tình trạng gật gù.

Trên đây là các thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề bầu nghén ngủ. Hy vọng những điều được chia sẻ có thể giúp các bầu giải đáp những thắc mắc của mình. Yeutre.vn cũng mong những gợi ý khắc phục, sẽ giúp các bầu nếu bị nghén ngủ có thể áp dụng và điều chỉnh giấc ngủ của mình phù hợp hơn, nhằm đảm bảo sức khỏe thật tốt cho thai kỳ của mình.

Như Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI