1. Ốm nghén
1.1 Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là một hiện tượng sinh lý mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn thai kì, đặc biệt là những tháng đầu của thai nhi. Khi ốm nghén các mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn, ngại mùi đồ ăn, mệt mỏi, chóng mặt,... Hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau khoảng 3 tháng đầu mang thai, tuy nhiên, có đến 11% mẹ bầu vẫn tiếp tục có triệu chứng này trong suốt thai kì, thậm chí ngay đến khi sinh em bé.
Ốm nghén làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tuy nhiên cơ thể mẹ xảy ra tình trạng ốm nghén là do sự gia tăng các hoocmon thai kỳ, giúp thai nhi ổn định hơn và hạn chế tình trạng sảy thai. Như thế, hiểu được tình trạng ốm nghén là gì, các bầu sẽ không lo lắng thái quá, mà biết và chấp nhận, khi mang thai thì việc ốm nghén hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nắm rõ hơn nguyên nhân cụ thể hơn liên quan đến tình trạng hiển nhiên này là như thế nào.
1.1.1 Nguyên nhân của ốm nghén
- Khi có thai nhi, thai nhi chính là một vật lạ đối với cơ thể của người mẹ, nên hệ thống miễn dịch của người mẹ sản sinh ra những chất chống lại thai nhi.
- Sự tăng lên của các loại Hormone như: Gonadotropin, Estrogen.
- Tăng nội tiết tố HCG trong cơ thể là dấu hiệu báo tuổi thai nhi và tình trạng phát triển của trẻ trong bụng mẹ.
- Nhạy cảm tăng lên ở dạ dày.
- Tình trạng stress, căng thẳng ở mẹ bầu.
- Do yếu tố di truyền.
- Lượng đường trong máu thấp.
- Giảm huyết áp.
- Dù ốm nghén không phải là bất thường, song có những trường hợp bắt buộc mẹ bầu phải đến bệnh viện ngay, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả 2 mẹ con.
1.1.2 Những trường hợp nghén nặng cần đến bệnh viện ngay
- Không ăn uống được sẽ dẫn đến tình trạng thai phụ bị mất nước, suy kiệt sức lực, tiếp đến xuất hiện triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu… có thể ngất và hôn mê.
- Nôn nhiều dễ khiến thai phụ bị tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu chức năng gan. Còn với thai nhi, có thể bị nhẹ cân và chết lưu.
1.2 Biểu hiện của ốm nghén
Chúng ta đã biết về ốm nghén là điều sẽ xảy ra , tiếp theo, nắm thêm các biểu hiện thường gặp cũng là một việc khá cần thiết. Vì đây chính là cơ sở, để chúng ta có những giải pháp thích hợp, giúp cải thiện tình trạng của mình.
1.2.1 Các biểu hiện của ốm nghén nhẹ
- Những triệu chứng của ốm nghén sẽ xảy ra nhẹ nhàng hơn và không kéo dài, không liên tục, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu quá nhiều.
- Đôi lúc có cảm giác buồn nôn những không liên tục.
- Lượng nước trong cơ thể không bị giảm.
- Vẫn ăn uống được nhưng nhạy cảm với những thức ăn có mùi.
- Khó chịu, mệt, đầy hơi,...
- Vú thay đổi.
- Rối loạn tiêu hóa.
1.2.2 Ốm nghén nặng
- Tình trạng nôn ói chiếm phần lớn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, nôn nhiều và nôn khan.
- Khó kiểm soát, nôn mửa liên tục.
- Mất nước và tiểu ít.
- Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, luôn có cảm giác buồn nôn.
- Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.
- Không ăn uống được trong thời gian dài.
- Nhiều trường hợp, các mẹ chỉ có thể nằm trên giường, không đủ sức đi lại.
- Khác với triệu chứng ốm nghén bình thường chỉ thỉnh thoảng trong ngày, ốm nghén nặng xảy ra cả ngày lẫn đêm.
- Ốm nghén nhiều có thể gây mê sảng, co giật, gây viêm tắc ruột, viêm đường tiết niệu làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Còn thai nhi có thể nhẹ cân hoặc thai chết lưu.
- Nếu mẹ bầu bị nôn ói nhiều trong 3 tháng cuối thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, nhau bong non,...
1.2.3 Khi phải đến bác sĩ
- Những chị em buồn nôn, nôn ói kéo dài và đặc biệt nghiêm trọng, nôn ói đến mức khiến cơ thể mất nước.
- Chị em bị giảm cân nhanh chóng.
- Thai phụ bị hạ huyết áp, có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt liên tục khi đứng lên ngồi xuống.
- Nước tiểu tối màu, không đi tiểu liền trong vòng trong 8 giờ.
- Bị đau bụng thường xuyên, bị sốt trên 38 độ C, và nhịp tim đập nhanh bất thường.
- Khó chịu, chán ăn, nôn mửa, không thể ăn.
1.2.4 Những yếu tố dẫn đến tình trạng ốm nghén nhiều
- Bệnh sử gia đình về buồn nôn và nôn trong thai kỳ hoặc ốm nghén.
- Bệnh sử say tàu xe, ví dụ khi đi xe hơi.
- Buồn nôn khi sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen.
- Béo phì với chỉ số cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
- Đa thai, chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba.
- Mang thai lần đầu.
- Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường trong thai kì.
- Mẹ bầu bị mắc bệnh cường giáp tức là có tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ hơn so với bình thường.
- Mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm, có tiền sử bị tiền đình,...
2. Bầu ốm nghén phải làm sao?
Có nhiều cách để giảm tình trạng ốm nghén cho bà bầu. Dựa vào tình trạng ốm nghén, những yếu tố dẫn đến ốm nghén cụ thể như trên, mà chúng ta có lựa chọn hoặc chú trọng cách giảm nghén liên quan nhất cho hiệu quả. Để giúp mẹ bầu trải qua thời kỳ mang thai có tâm trạng thoải mái, dễ chịu hơn và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các cơn ốm nghén, các cách giảm nghén cụ thể cho các bầu được đề cập ngay sau đây, chị em cùng tham khảo nhé.
2.1 Giảm ốm nghén qua chế độ ăn
Chế độ ăn trong giai đoạn này là rất quan trọng với mẹ, đặc biệt là khi bị ốm nghén mẹ sẽ có cảm giác chán ăn và ngại những đồ ăn có mùi. Có rất nhiều loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu trong giai đoạn ốm nghén này và cũng có nhiều thực phẩm bà bầu nên tránh nếu không muốn tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn. Mẹ nên ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé nhưng cũng nhớ những thức ăn hạn chế sử dụng trong giai đoạn này.
- Bổ sung thực phẩm nhiều tinh bột, bột đường như ngũ cốc, bánh mì, khoai tây... các loại thực phẩm này chứa nhiều năng lượng, giảm đi cảm giác mệt mỏi, thèm ăn trong quá trình mang thai.
- Ăn các món lạnh khi mang thai sẽ giúp mẹ không còn cảm giác chán ăn và không bị nghén. Nên lưu ý các món ăn nóng hay ấm vì chúng làm cho bạn dễ nghén hơn.
- Ăn ít thực phẩm mỗi bữa và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để không no quá, khiến cho dạ dày bị đầy và dễ nôn ói thức ăn.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ, luôn uống đủ nước để cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể. Do đó, bà bầu đừng quên các loại nước uống tốt cho thai kỳ như sinh tố, nước chanh, nước trái cây, ưu tiên các loại rau củ trái cấy chứa nhiều nước trong mùa nóng hay những ngày nóng như dưa hấu, dưa leo, cà chua, kiwi...Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý tình trạng nước ối bình thường hay không để biết cách cân nhắc. Vì, với các trường hợp nước ối nhiều, thì các loại trái cây rau củ nhiều nước sẽ phải dùng có kế hoạch, thậm chí là tránh dùng để an toàn cho sức khỏe.
- Nên ăn bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu nhiều tinh bột để cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để duy trì thai kỳ mà lại có tác dụng làm dịu tình hình ốm nghén.
- Sử dụng thêm vitamin B6 và kẽm, bởi đây là hai loại vitamin an toàn cho phụ nữ có thai và giảm triệu chứng ốm nghén tới 80%.
- Nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.
- Tránh xa thực phẩm kích thích dạ dày như thực phẩm có mùi khó chịu, chất béo, đồ chiên.
- Có thể dùng sản phẩm có chứa gừng để giảm chứng nôn ói.
- Không sử dụng các gia vị cay như ớt, tỏi, hành trong bữa ăn vì nó có thể gây bệnh dạ dày và làm tăng chứng nôn ói trong suốt thai kỳ.
- Những đồ ăn chứa nhiều hàm lượng đường fructose cao mẹ cần tránh để giảm tình trạng thành khí trong dạ dày khi ăn quá nhiều và gây đầy bụng, buồn nôn,...
- Không uống các đồ uống có ga, bia, rượu và đồ uống có chứa cafein,...
- Đừng bao giờ để bụng đói.
- Không bỏ bữa sáng và nên ăn bữa sáng bằng bánh quy có tác dụng giảm nghén rất tốt.
- Ăn những món ăn mình thích, trừ những món không nên ăn trong 3 tháng đầu và hạn chế những thực phẩm không tốt cho mẹ và thai nhi.
2.2 Giảm ốm nghén qua lối sống
- Chị em nên đi ngủ sớm trước 22 giờ để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
- Nên duy trì tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, hít thở,.... để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống nhiều nước ngay cả khi không khát để đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
- Lựa chọn gối bầu và tư thế nằm phù hợp khi đang mang thai.
- Mặc quần áo thoải mái, không gò bó.
- Không di chuyển đột ngột.
- Không được dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có đơn của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày. Chải răng nhẹ nhàng, chọn kem đánh răng không có mùi vị để hạn chế buồn nôn, sau đó cần súc miệng bằng nước muối ấm.
- Nơi ở luôn khô thoáng.
- Không nên nằm liền sau khi ăn.
- Tập yoga, tập thiên, mua sắm, nghe nhạc, xem phim,... bất kỳ điều gì bạn cảm thấy thoải mái và yêu thích thì hãy làm.
- Không ngồi một chổ quá lâu.
- Nên ăn thức ăn nguội khi mới thức dậy.
- Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh xa những môi trường có nhiều mùi, đặc biệt là các loại nước hoa có mùi nồng, hay chất tẩy rửa gia dụng sẽ làm tăng tình trạng ốm nghén ở bầu.
- Tập trung vào một thứ gì đó, bạn có thể tạm thời vượt qua triệu chứng khó chịu của ốm nghén như xem phim, chơi trò chơi,...
- Dành thời gian nghỉ trưa mỗi ngày: Chừng 15-30 phút, nhưng một giấc ngủ trưa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi và bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.
2.3 Giảm ốm nghén bằng liều thuốc tinh thần
- Bạn có thể nhờ chồng mua đồ ăn cho bạn hoặc nhờ chồng chuẩn bị đồ ăn tại nhà, hay đơn giản massage giúp bạn thư giãn và ngủ tốt hơn. Cách này cũng để thêm gắn kết 2 vợ chồng, giúp tinh thần được tốt lên.
- Cải thiện tâm lý cho mẹ để mẹ không có tình trạng suy nghĩ tiêu cực.
- Không nên suy nghĩ và lo lắng quá nhiều về tình trạng ốm nghén hiện tại.
- Lạc quan giúp chị em thêm bình tĩnh, tìm ra giải pháp tốt nhất để làm giảm ốm nghén một cách hiệu quả nhất.
- Người thân đặc biệt là chồng phải bên cạnh lắng nghe, chia sẻ và an ủi khi vợ đang bị những cơn ốm nghén.
- Nếu mẹ đang bị căng thẳng cần xác định nguyên do và giải quyết chúng.
2.4 Giảm ốm nghén qua các phương pháp khác
2.4.1 Giảm ốm nghén bằng thuốc
- Gừng, chanh tươi, bạc hà : Những vị thuốc tự nhiên hỗ trợ giảm nghén từ gừng, chanh tươi, bạc hà,...chị em có thể tham khảo để chọn một bài thuốc phù hợp cho mình. Có những bài thuốc kết hợp các nguyên liệu này cũng một số nguyên liệu khác nhưng ở dạng đơn giản đôi khi chỉ cần pha một nhánh gừng, 1 lát chanh cùng nước ấm và mật ong, có thể cho bạc hà hoặc không, uống vào buổi sáng là có thể giúp mẹ bầu cảm thấy rất nhẹ nhàng sảng khoái, giảm hẳn cơn ốm nghén . Loại nước này mẹ bầu giảm ói khá hiệu quả và tốt cho sức khỏe nói chung kể cả sau sinh.
- Cá Diếc + sa nhân + gừng tươi : Dùng cho phụ nữ nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, tay chân rã rời, có thể bị phù nhẹ hai chi dưới.
- Thịt lợn + Hoài sơn + Gừng tươi với công dụng : Sơ can hòa vị, cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, ngực bụng đầy tức khó chịu, tinh thần dễ căng thẳng, cáu gắt.
- Bài thuốc từ Lê và Đinh hương có công dụng : Lý khí, cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tức ngực khó chịu.
- Nước mía và gừng tươi : Giúp sinh tân bổ dịch, hòa vị cầm nôn, trị trường hợp phụ nữ mang thai nôn mửa, miệng đắng khát nước hoặc nôn khan.
- Mật ong : Nếu bị táo bón, mỗi sáng uống một chén mật ong pha loãng cùng nước ấm để bảo đảm đại tiện được tốt.
- Me : Là vị thuốc giúp giải nhiệt, chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi, giàu vitamin C, B làm tăng sức đề kháng. Còn kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do buồn nôn, giảm khẩu vị cho bà bầu.
- Nho khô + rễ gai : Uống trong 3 ngày liên tục sẽ giảm được triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu. Mỗi ngày uống hai lần.
- Trứng gà và giấm : Mỗi ngày nên ăn 2 lần giúp mẹ bầu có thể giảm được các triệu chứng nôn dữ dội như nôn ra nước vàng, đắng, chua, bị bựa lưỡi vàng,...
2.4.2 Những cách giảm ốm nghén khác
- Mẹ cũng có thể đặt một chai nước hoa với mùi bạn yêu thích như chanh, oải hương, quế, hương thảo… trong phòng sẻ giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói.
- Đổi mọi loại mỹ phẩm không hoặc ít mùi trong nhà tắm, từ xà bông, sữa tắm, dầu gội,...
- Mẹ bầu nên nghỉ ngơi thường xuyên hoặc có thể bấm huyệt để giảm hội chứng ốm nghén, tự bấm huyệt P - 6 trên cổ tay. Vị trí huyệt cách cổ tay khoảng 3 đốt ngón tay và nằm giữa 2 đường gân. Thực hiện phương pháp bấm huyệt đều đặn 3 phút mỗi ngày sẽ giúp giải phóng tình trạng căng thẳng của cơ bắp, lưu thông máu và giảm các triệu chứng buồn nôn ngay lập tức.
- Yoga giúp cho sức khỏe mẹ bầu thể chất và tinh thần được tốt hơn. Cách này cũng đẩy lùi tình trạng ốm nghén khá hữu hiệu.
- Bạn có thể kết hợp vitamin B6 và thuốc hỗ trợ giấc ngủ có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén. Nếu không hiệu quả, bạn có thể cần toa thuốc mạnh hơn, như thuốc ngăn trào ngược axit và kích thích đường ruột.
- Dùng vòng chống buồn nôn Sea-Band: Vòng sẽ tạo nên một áp lực trên những điểm huyệt châm cứu ở bên trong cổ tay giúp giảm nghén hiệu quả .
- Đôi khi cần phải nhập viện để bù nước bằng cách truyền dịch vào tĩnh mạch, để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải.
- Thôi miên, thư giãn cơ bắp sâu, kỹ thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng tích cực cũng có thể có hiệu quả.
3. Bầu ốm nghén không ăn được phải làm sao?
Khi bị ốm nghén, tình trạng xảy ra phổ biến nhất ở bà bầu là chán ăn, không ăn được và buồn nôn khi thấy đồ ăn. Hoặc có những chị em ăn vào được bao nhiêu là nôn hết bấy nhiêu. Điều này khiến nhiều bà bầu hoang mang, lo sợ như vậy sẽ ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy làm gì khi bà bầu không ăn được trong giai đoạn này. Hãy cùng áp dụng một số biện pháp dưới đây nhé.
- Hãy lựa chọn những món ăn ưu thích, hợp khẩu vị nhưng lại đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé .
- Nên ăn loại thức ăn đơn giản, dễ làm, dễ tiêu hóa.
- Uống nhiều nước, hạn chế ăn thực phẩm mùi tanh, chia nhỏ bửa ăn, ăn bắp cải luộc, bổ sung vitamin B6.
- Thử thức ăn ở nhiệt độ khác nhau để kích thích sự thèm ăn.
- Ngay khi thức giấc, lót dạ bằng bánh mì khô, ngũ cốc, bánh quy giòn, tránh việc di chuyển trong khi dạ dày chưa có gì, rồi nhẹ nhàng ra khỏi giường.
- Bà bầu đi đâu, thức ăn theo đấy.
- Không gian ăn uống không có nhiều mùi khó chịu, đừng quá ấm.
- Ăn thanh đạm không dầu mỡ, gia vị mặn, cay, chua,...
- Đợi 30-45 phút sau ăn hãy uống nước hay đồ uống.
- Ngậm những viên đá làm bằng nước lọc hay nước chanh đóng băng.
- Uống thêm vitamin B6 (dưới dạng pyridoxine hay pyridoxamine), kết hợp với một thuốc kháng histamine như antihistamine doxylamine (Diclectin) theo chỉ định của bác sỹ.
- Mẹ bầu nên cố gắng uống sữa khi không ăn được.
- Thực phẩm giàu protein có tác dụng giúp thấm hút dịch dạ dày, giúp bà bầu giảm đi tình trạng nôn ói.
- Bổ sung Canxi cho mẹ bầu trong thai kỳ, giúp mẹ vượt qua tình trạng ốm nghén và không ăn được các món ăn khác.
- Khi không ăn được, mỗi ngày thai phụ nên dùng 1 ly nước ép từ những loại quả này cũng sẽ giúp tăng cường vi chất cho cơ thể.
- Sử dụng thần dược chống nôn lá bạc hà, tía tô, gừng,...
4. Lưu ý khi bà bầu ốm nghén
- Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
- Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubella (có khả năng gây dị dạng cho thai nhi).
- Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ. Trước đây đã có những bà mẹ mang thai dùng Thalidomide vì không ngủ được, đến khi sinh, con không có chân, tay.
- Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng cá chẳng hạn.
- Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.
- Chị em nên ăn một bữa nhẹ với thực phẩm nhiều protein trước khi đi ngủ, giúp giữ lượng đường trong máu của bạn vào ban đêm và có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hôm sau.
- Thường xuyên đến các chuyên gia dinh dưỡng để chăm sóc, nghe tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống cho phù hợp nhằm tối đa hóa năng lượng, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và bé.
- Massage tại nhà hay đến các dịch vụ spa bầu uy tín giúp mẹ bầu tận hưởng thai kỳ tuyệt diệu, không còn mệt mỏi.
- Không ốm nghén không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bầu ốm nghén phải làm sao sẽ không còn là điều đáng lo ngại cho chị em khi đang mang thai nữa phải không nào, nếu chị em chúng ta biết cách để đi qua những cơn nghén. Yeutre.vn mong rằng, bài viết trên đã có những giải pháp hữu ích giúp các mẹ giảm ốm nghén trong giai đoạn khó chịu này. Các mẹ bầu hãy tham khảo và áp dụng cho chính mình để sẵn sàng cho tinh thần cùng sức khỏe ổn định, tiếp tục hành trình tiếp theo của thai kỳ nhé.
Chi Lê tổng hợp