Dấu hiệu mang thai đôi hoặc đa thai các mẹ bầu nên biết

Dấu hiệu mang thai đôi hoặc đa thai là biểu hiện giúp mẹ bầu nhận biết mình có thể đang mang nhiều hơn 1 em bé trong tử cung. Tuy không phải lúc nào tình trạng này cũng được nhận biết một cách chính xác, nhưng mẹ bầu có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây, để xem những triệu chứng của mình có nằm trong số đó không nhé.

banner ads

Dấu hiệu mẹ bầu mang thai đôi
Dấu hiệu mẹ bầu mang thai đôi. Ảnh Internet

1. Kết quả siêu âm

Kết quả siêu âm là bằng chứng chính xác nhất về tình trạng mang thai đôi hoặc đa thai của bạn. Tuy nhiên nếu bạn ngại siêu âm vào giai đoạn mới của thai kỳ, bạn có thể xem xét những biểu hiện dưới đây.

Siêu âm thai
Siêu âm giúp mẹ nhận biết chính xác tình trạng mang thai đôi nếu có. Ảnh Internet

2. Nhịp tim thai

Âm thanh tim thai có khả năng đo được bởi hiệu ứng Doppler trong giai đoạn muộn của tam cá nguyệt thứ nhất. Bác sỹ hoặc một nữ hộ sinh có kinh nghiệm có thể phát hiện ra nhiều nhịp tim, tuy nhiên điều này cũng có khi không chính xác vì một nhịp tim cũng nghe được từ một số khu vực khác nhau của bụng mẹ.

Nhịp tim thai
Nhịp tim thai có thể giúp mẹ biết được mình đang mang thai đôi. Ảnh Internet

3. Nồng độ hCG cao

Phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai có thể có nồng độ hCG (một hormone chỉ xuất hiện trong thai kỳ) trong máu cao hơn. Tuy nhiên, nồng độ này cao đơn thuần không chỉ ra việc mang đa thai. Cần phải tiến hành các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của tình trạng này.

Nồng độ hCG
Nồng độ hCG của phụ nữ mang đa thai cao hơn đơn thai. Ảnh Internet

4. Kết quả xét nghiệm AFT bất thường

AFT là một xét nghiệm sàng lọc huyết thanh mẹ hoặc xét nghiệm đánh dấu ba, được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai. Xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện một số dị tật bẩm sinh và đo lượng protein nhất định do gan của thai nhi tiết ra.

banner ads

Một kết quả xét nghiệm dương tính hoặc cao có thể chỉ ra tình trạng đa thai.

Kết quả xét nghiệm AFT
Kết quả xét nghiệm AFT dương tính có thể chỉ ra tình trạng đa thai. Ảnh Internet

5. Bề cao tử cung

Hầu hết phụ nữ mang thai đều được theo dõi bề cao tử cung bằng cách đo chiều cao đỉnh bụng (tính từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung hay đỉnh bụng). Phép đo này có thể chỉ ra tuổi thai.

Phụ nữ mang thai đôi hoặc mang đa thai thường có tử cung lớn hơn nên chiều cao cơ bản này cũng lớn hơn bình thường. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng khác.

Bề cao tử cung
Bề cao tử cung cũng được xem có thể là một trong các dấu hiệu mang đa thai. Ảnh Internet

6. Tăng cân

Có nhiều yếu tố có thể gây tăng cân quá mức, trong đó chủ yếu được cho là do thói quen ăn uống không lành mạnh. Số lượng cân nặng mà một phụ nữ cần tăng trong thai kỳ phụ thuộc nhiều vào chiều cao, thể trạng và cân nặng trước khi mang thai .

Trung bình, những phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai sẽ tăng nhiều hơn phụ nữ mang đơn thai chỉ khoảng 4,5 kg (10 pound).

Nếu bạn tăng cân nhiều trong thai kỳ (loại bỏ yếu tố nguy cơ tiểu đường thai kỳ) thì rất có thể bạn đang mang thai song sinh hoặc nhiều hơn đấy.

Bà bầu cân bao nhiêu kg
Phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai sẽ tăng cân nhiều hơn phụ nữ mang đơn thai. Ảnh Internet

7. Tình trạng ốm nghén quá mức

Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai có trải qua một số hình thức ốm nghén. Trong khi một số mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai bị ốm nghén nặng thì một số khác lại không.

Nếu bạn bị ốm nghén quá mức rất có thể đây là dấu hiệu có thai liên quan đến tình trạng mang thai đôi trở lên hoặc cũng có thể không. Một người phụ nữ mang bầu hai hoặc nhiều em bé một lúc không có nghĩa là cô ấy bị ốm nghén gấp hai hoặc nhiều lần.

Ốm nghén quá mức
Bà bầu mang thai đôi hoặc thai đơn thường ốm nghén quá mức. Ảnh Internet

8. Chuyển động sớm hoặc thường xuyên của thai nhi

Mặc dù còn gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng y tế, nhưng theo một số phụ nữ mang thai đôi trở lên thì họ cảm thấy sự chuyển động của em bé sớm hơn dự kiến.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng đối với thai kỳ thứ hai trở đi thì bạn sẽ cảm nhận được chuyển động của thai nhi sớm hơn so với thai kỳ đầu tiên.

Chuyển động thai sớm
Chuyển động sớm của thai nhi cũng được xem có thể là dấu hiệu của thai đôi hoặc đa thai. Ảnh Internet

9. Sự mệt mỏi quá độ

Mặc dù tình trạng mệt mỏi cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như áp lực công việc hay sự căng thẳng gây ra, nó cũng thường thấy ở phụ nữ mang thai đôi trở lên. Vì lúc này, cơ thể mẹ đang phải hoạt động cật lực để cung cấp dưỡng chất cho nhiều hơn 1 em bé.

Mệt mỏi quá độ
Mệt mỏi quá độ cũng được xếp vào một trong các dấu hiệu mang thai đôi. Ảnh Internet

10. Lịch sử gia đình hoặc trực giác của bạn

Thông thường, tình trạng mang thai đôi hay đa thai có thể lặp lại trong gia đình. Nếu gia đình bạn có “truyền thống” sinh đôi, rất có thể bạn cũng sẽ như vậy.

Ngoài ra, một số phụ nữ có linh cảm rằng mình mang thai không phải 1 em bé. Điều này khó giải thích nhưng cũng có thể gặp ở một số mẹ bầu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy có “một nhà trẻ” trong bụng thì rất có thể đó là sự thật. Hãy tin vào sự nhạy bén của giác quan thứ sáu – một món quà dành cho phụ nữ nhé.

Mẹ bầu vui vẻ
Trực giác cũng có thể "mách" cho bạn biết là bạn đang mang đa thai. Ảnh Internet

Nói tóm lại, dù dấu hiệu mang thai đôi có thể biểu hiện qua nhiều hình thức như đã đề cập ở trên, nhưng chúng cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng nào đó khác. Cách duy nhất có thể khẳng định 100% bạn mang thai đôi đó là tiến hành siêu âm. Siêu âm không những giúp bạn xác định được mình mang đơn thai hay đa thai, mà còn liên quan đến nhiều tình trạng khác của thai kỳ. Vì vậy, khi bạn biết mình có thai hoặc nghi ngờ mình mang thai, hãy đến cơ sở y tế để được siêu âm sớm, cũng như tuân thủ đúng lịch siêu âm trong các buổi khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bạn và em bé được theo dõi một cách chặt chẽ bạn nhé.

Theo Ameri can Pregnancy

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI