Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh bố mẹ cần biết để chăm sóc bé chu đáo

banner ads
trẻ sơ sinh
Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh rất quan trọng, bố mẹ cần lưu ý cách chăm sóc cho bé. Ảnh Internet

1. Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh

1.1 Giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi

  • Khi bé sơ sinh sinh ra đủ tháng, chu vi đầu của bé khoảng 3cm, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg, chiều cao khoảng 50 đến 53 và cứ mỗi ngày bé có thể tăng thêm 15g.
  • Đây là giai đoạn đầu tiên bé thích nghi với môi trường bên ngoài, mẹ nên đặc biệt chú ý.
  • Bé có thể quay đầu dễ dàng và thường xuyên hơn so với thời gian đầu khi mới sinh ra.
  • Bé yêu đã có thể phản ứng lại những âm thanh ấy một cách tích cực hơn.
  • Bé có thể đá chân, huơ tay liên tục.
  • Lúc mới sinh bé chỉ biết nắm một cái gì đó thật chặt nhưng khi bé yêu ba tháng tuổi đã có thể đưa bàn tay lên miệng mình.
  • Khi tròn 3 tháng tuổi, bé thường khóc mỗi ngày cả 1 tiếng đồng hồ.
  • Đây là thời điểm giúp bé phát triển những cảm xúc tích cực và tình thương với mẹ sau này.
0 3 tháng tuổi
0-3 tháng tuổi giai đoạn đầu tiên bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ảnh Internet

1.2 Giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi

  • Đây là giai đoạn bé chuyển biến rõ rệt nhất; khả năng nghe, ngửi, nhìn và cảm nhận của bé cũng tốt hơn trước rất nhiều.
  • Bé có thể nghe thấy tiếng của bố mẹ và bập bẹ nói theo.
  • Trẻ 3 tháng đã bắt đầu ghi nhớ tốt hơn, nhớ bố mẹ, những người quen thuộc hay đồ vật quen thuộc.
  • Bé có thể cười, lăn qua lăn lại và lật một cách dễ dàng.
  • Giai đoạn này cũng là giai đoạn bé đang học ngồi dậy.
  • Bé bắt đầu thổi bong bóng nước bọt.
  • Lúc này bé chưa mọc răng nhưng có thể thấy lợi của bé đang dần được phát triển.
  • Bé có thể vươn tới đồ vật ở trước mặt.
  • Bé thích hóng chuyện của người lớn và bộc lộ cảm xúc vui mừng như một phản xạ tự nhiên, khi có ai nói chuyện riêng với bé.
3 6  tháng tuổi
Bé có thể lật, cử động linh hoạt trong giai đoạn 3-6 tháng tuổi. Ảnh Internet

1.3 Giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi

  • Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi thì cân nặng tăng chậm hơn so với trước đó.
  • Khả năng phân biệt màu sắc được phát triển và tầm nhìn được cải thiện hơn.
  • Bé có thể mừng khi nhìn thấy bạn.
  • Bé có thể uống nước từng ngụm nhỏ và bé có thể ăn những thức ăn ngoài sữa mẹ vì hệ tiêu hóa của bé đã tốt hơn.
  • Giai đoạn này bé có thể tự ngồi vững được, bé cũng có thể kéo lê mông hoặc trườn người nhiều hơn. Không những vậy, nhiều bé có thể tập bò ở tháng tuổi này vì hệ xương phát triển cứng cáp và khỏe mạnh của bé.
  • Bé có thể giao tiếp, kêu mẹ, kêu ba,...
  • Đây cũng là tháng mà chiều cao của bé sẽ tăng nhanh hơn với các tháng khác.
  • Bé có thể tự đưa thức ăn vào miệng được.
  • Bắt đầu từ 6 tháng tuổi thì bé đã bắt đầu mọc răng, sau thời gian đó thì số răng mọc lên sẽ tương ứng với số tháng tuổi của bé trừ cho bốn.
6 9 tháng tuổi
Giai đoạn 6 đến 9 tháng tuổi bé có thể mọc răng và mẹ nên cho bé ăn dặm. Ảnh Internet

1.4 Giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi

  • Cân nặng của bé thường đạt gần gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh.
  • Đây là giai đoạn bé tập những bước đi đầu tiên, sự nhận thức của bé cũng tăng lên đáng kể, bắt đầu phát triển ngôn ngữ và có nhiều cử chỉ hành động rất đáng yêu.
  • Bé có thể đứng vững trong vài giây mà không cần đỡ, bắt đầu thích trèo lên đồ vật và bậc thang.
  • Bé cũng học dần với thói quen tự cầm thìa, đũa để xúc cơm, cháo ăn.
  • Bé có thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản của bố mẹ như là lấy đồ vật, đồ ăn,...
  • Cân nặng của bé tính trung bình khoảng 9kg và chiều cao nằm trong tầm từ 65 tới 76 cm.
  • Trẻ biết tự phản ứng với những điều mình thích hay không thích.
  • Bé còn lắng nghe và quan sát những hình ảnh xung quanh của bé nhiều hơn.
  • Thích làm mọi thứ lặp đi lặp lại.
  • Lúc này bé rất nhạy cảm và có thể bắt mạch được cảm xúc của bạn.
  • Trí lực của bé cũng phát triển nhanh chóng. Bé có thể nhận biết được các hình vẽ đơn giản, kích cỡ lớn nhỏ và ghi nhận được sự khác nhau giữa các đối tượng mà bé nhìn thấy.
9 12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn phát triển vượt trội cả về thể chất, trí lực của trẻ. Ảnh Internet

2. Các giai đoạn phát triển EQ của trẻ sơ sinh

EQ (Emotion Quotient) là chỉ số cảm xúc. Ngày nay nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhiều đến chỉ số cảm xúc (EQ) còn hơn cả chỉ số thông minh (IQ), vì EQ góp phần không nhỏ mang đến sự thành công của một người khi vào đời. Biết về các giai đoạn phát triển cảm xúc của trẻ trong năm đầu đời chính là cách để bố mẹ có thể giúp bé phát triển toàn diện cảm xúc của mình. Các giai đoạn phát triển cảm xúc của trẻ như sau:

2.1 Bé từ 2-3 tháng tuổi

Bé thường xuyên cười để biểu lộ cảm xúc. Đặc biệt là những lúc bố mẹ và mọi người nói chuyên với bé, thì bé sẽ bộc lộ cảm xúc ra. Cũng giống như bé sẽ khóc và không cho người lạ bồng hay là những âm thanh làm bé khó chịu. Khi được ôm, bé còn có hành động quơ tay hay dụi đầu vào lòng mẹ. Ngoài ra bé cũng nhận biết hoặc rất chú ý đến những người thân khác và mọi thứ xung quanh mình.

em bé cười
Bé có thể cười khi được mọi người nói chuyện, đây là cảm xúc đặc biệt của bé. Ảnh Internet

2.2 Bé từ 3-6 tháng tuổi

Đây là khoảng thời gian bố mẹ và bé thực sự có tình cảm yêu thương với nhau. Bé đã có nhận thức rõ ràng hơn với các tín hiệu âm thanh cơ bản và có thể đáp lại bằng những lần bập bẹ tiếng bi bô “ê”/ “a”. Bố mẹ nên giao tiếp nhiều với trẻ để thể hiện cho bé biết bạn đang quan tâm đến những gì bé nói. Nhờ những lần như vậy bé có thể thích tập nói hơn. Bạn cũng có thể hát ru cho con nghe để ngôn ngữ của bé trở nên sinh động và phong phú hơn.

bé hóng chuyện
Bé có thể nói "ê,a" khi được bố mẹ nói chuyện, điều này giúp ngôn ngữ bé phát triển. Ảnh Internet

2.4 Bé từ 8-9 tháng tuổi

Vào thời điểm này bé bi bô nói nhiều hơn, còn dùng tiếng nói của mình để diễn tả tình cảm vui, buồn, hờn, giận. Bé sẽ bắt chước theo hành động của mẹ, như vẫy vẫy tay để nói “tạm biệt” hoặc lắc đầu để từ chối. Nhận thức của bé ở thời gian này đã được rõ ràng hơn rất nhiều.

banner ads
bé bái bai
Bé có thể thực hiện hành động chào tạm biệt hay lắc đầu để từ chối điều gì đó. Ảnh Internet

2.5 Bé từ 9-12 tháng tuổi

Bé thường hành động có chủ đích rồi đó các mẹ. Điều này cho thấy bé đã có trí nhớ rất tốt rồi. Bé có thể đặt vào tay bạn món đồ nếu bạn có yêu cầu và có hành động xòe tay xin. Nhưng khi bạn cố tình lấy đồ vật khỏi tay bé, bé sẽ càng cố nắm giữ chặt hơn. Hoặc đôi bé cũng sẽ bỏ chạy khi thấy mẹ cầm tã hoặc đồ ăn nào đó mà bé không thích. Giai đoạn này mẹ nên giải thích cho bé những điều xung quanh để bé phát triển nhận thức toàn diện hơn.

mẹ và bé chơi trò chơi
Bé có thể cùng chơi với mẹ và giúp lấy đồ khi được mọi người nhờ. Ảnh Internet

3. Cách chăm sóc bé theo từng giai đoạn phát triển

Tùy vào các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh mà bố mẹ có cách chăm sóc phù hợp để đáp ứng như cầu phát triển của trẻ, cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Dưới đây là những cách chăm sóc bé sau sinh mà bố mẹ nên áp dụng cho con yêu của mình.

3.1 Bé từ 0-3 tháng tuổi

  • Sau sinh 30 phút, mẹ nên cho con bú nguồn sữa non đầu tiên vì nó giúp bé kháng khuẩn tốt, tăng cường hệ miễn dịch. Sau đó hàng ngày mẹ nên cho con bú bằng sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng an toàn và thỏa mãn nhu cầu năng lượng dưỡng chất trong các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh tiếp theo. Đừng nên cho con uống sữa bột, nước lọc hay nước trái cây, vì đường ruột và hệ tiêu hóa của bé còn khá yếu nên không thể cho bé ăn những gì khác ngoài sữa mẹ để tránh bé bị đau bụng, quấy khóc. Mỗi ngày mẹ có thể cho bé bú từ 8- 10 lần theo nhu cầu của con.
  • Bố mẹ cũng nên nói chuyện và hát cho bé nghe, ôm bé và dỗ dành bé mỗi khi bé khóc, đây là các h chăm sóc bé 0-3 tháng tuổi hiệu quả.
  • Mẹ có thể để cho bé cầm nắm một vật gì đó mềm để trẻ có thể dùng tay hoặc chân đập vào đồ chơi.
  • Một đứa trẻ 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày. 2 tháng tuổi, bé ngủ trung bình 15,5-17 h và từ 3 tháng tuổi bé cần ngủ đủ 15 tiếng.  Trẻ cần được ngủ sâu vào 22h – 24h – 2h vì đây là thời điểm hoc-mon chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu được thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu.
  • Cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình, vui chơi bình thường.
  • Mẹ thường xuyên ôm và hôn nhẹ lên má bé hoặc thổi nhẹ lên bụng bé sẽ khiến bé cười thích thú và kích thích cử động của cơ thể.
  • Khi bé nằm sấp mẹ hãy cố gắng tạo điều kiện cho bé ngẩng cao đầu lên để vận động cổ.
  • Massage sẽ giúp cho bé thư giãn, nghỉ ngơi và giúp hai mẹ con gắn kết hơn.
  • Hãy cười với bé nhiều hơn, ánh mắt vui tươi, cử chỉ âu yếm. Bé sẽ học cách đáp lại tình cảm của mẹ đấy.
bé bú sữa mẹ
Trong 6 tháng đầu sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Ảnh Internet

3.2 Bé từ 3-6 tháng tuổi

  • Khi bé ngủ thì hãy nhớ luôn đặt bé nằm ngửa.
  • Trẻ vẫn chủ yếu bú mẹ, nên mẹ cần chăm chút chế độ dinh dưỡng của mình đa dạng phong phú, để con hấp thu được nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của mình. Bé sẽ ăn với lượng sữa khoảng 120-210ml sữa cho mỗi bữa ăn, bé ăn từ 5-6 bữa.
  • Khi được 6 tháng tuổi , bé có thể chỉ còn ngủ từ 15 – 16 giờ một ngày.
  • Bố mẹ hãy dành thời gian trò chuyện, giao tiếp tương tách với con càng nhiều càng tốt. Điều này giúp bé phát triển giác quan và cảm xúc.
  • Cho bé chơi những món đồ chơi nhiều màu sắc, hình khối khác nhau để bé phát triển về thể chất và cả trí tuệ.
  • Mẹ có thể lập thời gian biểu để con sinh hoạt theo nề nếp.
  • Bố mẹ hãy thường xuyên cho con đi dạo, tiếp xúc với môi trường bên ngoài để tăng khả năng nhận thức, cảm nhận và học hỏi của bé.
  • Không để bé nằm sát thành giường, hay quá nhiều đồ dùng chung quanh, để đảm bảo an toàn cho con.
trò chơi của bé
Cho bé chơi những đồ chơi khối, nhiều màu sắc hơn kích thích giác quan cho trẻ. Ảnh Internet

3.3 Bé từ 6-9 tháng tuổi

  • Từ tháng thứ 6, bé tập làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Từ tháng thứ 9 trở đi, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng cao và cần tăng lượng thức ăn nhiều hơn so với trước.
  • Ngoài sữa mẹ, tùy từng tháng tuổi mẹ nên cho con ăn bổ sưng thêm các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm như: Ngũ cốc, chế phẩm từ sữa, bơ, khoai tây, cá, các loại rau xanh,... Mẹ nên thay đổi thực đơn, cách chế biến các món ăn đa dạng trong thực đơn để kích thích sự ngon miệng, không bắt bé ăn một vài món trong thời gian dài.
  • Không nêm gia vị vào thức ăn của bé 9 tháng vì dưới 1 tuổi, không nấu quá lâu các loại thức ăn và nên để cho trẻ ăn theo ý muốn.
  • Tập cho bé thói quen ngủ liền mạch vào ban đêm và ngủ ít vào ban ngày.
  • Bố mẹ nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ, tránh để bé tiếp xúc với những người đang bị bệnh, môi trường không an toàn.
  • Mẹ có thể cho bé uống nước vào giai đoạn này. Lượng nước cung cấp vừa đủ căn cứ theo cân nặng của từng trẻ. Ví dụ bé được 10kg thì nên uống 1000ml/ngày.
  • Đây là giai đoạn mọc răng ở trẻ, mẹ có thể cho bé ngậm cắn ti giả để đảm bảo vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với những vật nhọn, cứng.
  • Nên thường xuyên chơi cùng bé những trò chơi khuyến khích sự phát triển trí não như tìm đồ vật, nhận biết đồ vật, con vật, xếp đồ chơi, hay đọc truyện, hát cho bé nghe,...
  • Tránh lớn tiếng hay dọa nạt bé, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cảm xúc, tính cách của bé sau này.
trẻ mọc răng
Thời điểm bé mọc răng mẹ cần chăm sóc bé chu đáo hơn để bé phát triển tốt. Ảnh Internet

3.4 Bé từ 9- 12 tháng tuổi

  • Sữa mẹ trong giai đoạn này vẫn quan trọng với bé, nhưng có thêm ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống 400ml sữa mẹ hoặc sữa công thức, lượng uống có thể ít hơn.
  • Một ngày trẻ cần được ăn 3 bữa chính và có thể thêm 1 bữa phụ (chia đều trong ngày) với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé. Nên tăng cường cho bé ăn rau xanh, trái cây, uống sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Cần thường xuyên trò chuyện với con nhiều hơn, hay đọc sách, kể chuyện cho con nghe, để giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
  • Khuyến khích bé tập đi và chơi những trò chơi phù hợp cho bé.
  • Ngoài việc nói chuyện cùng bé ngay khi còn nhỏ, bạn hãy tập cho con thói quen nói chuyện một mình để tạo cho bé niềm vui và thói quen phát ngôn.
  • Tiêm phòng đây đủ cho bé. Bốn vắc xin cần tiêm từ 9 đến 12 tháng tuổi cho bé là vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị - rubella, vắc xin viêm não Nhật Bản, viêm gan A và vắc xin thủy đậu.
  • Giai đoạn này bé ngủ từ 10 -11 tiếng/ngày, ngủ ít vào ban ngày và chủ yếu ngủ vào ban đêm.
khuyến khích bé tập đi
Mẹ nên khuyến khích cho trẻ tập đi để trẻ nhanh đi vững hơn. Ảnh Internet

4. Giúp trẻ phát triển tốt theo từng giai đoạn

Chăm sóc bé theo từng giai đoạn khá quan trọng, và để đánh giá được sự phát triển của con đã ổn chưa, đã đúng hướng chưa, có cần cải thiện gì không,...thì một trong các cơ sở quan trọng là dựa vào tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của con. Để giúp bố mẹ thực hiện được điều này thật tốt, dưới đây là bảng chiều cao và cân nặng chuẩn theo WHO mà bố mẹ có thể tham khảo.

4.1 Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn theo WHO

bảng chiều cao cân nặng
Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn giúp bố mẹ theo dõi được sự phát triển của con. Ảnh Internet

4.2 Nguyên nhân trẻ sơ sinh phát triển chưa đủ chuẩn

Như vậy, quá trình chăm sóc trẻ thông thường, cộng thêm bảng theo dõi thể chất chuẩn nói chung, bố mẹ sẽ biết được chi tiết hơn về tình trạng phát triển của bé. Trường hợp con phát triển chưa đạt, tức sai số so với bảng chuẩn xa, thì bố mẹ cần tìm hiểu thêm về nguyên nhân khiến con phát triển chưa đủ chuẩn. Thông thường, nguyên nhân có thể là một trong số các yếu tố như dưới đây:

  • Gen di truyền của bố mẹ.
  • Sức khỏe trong thai kỳ của người mẹ không tốt hoặc không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng khi mang bầu.
  • Bé sinh non, chưa đủ tháng thường sẽ chậm phát triển hơn so với các bé khác.
  • Cách nuôi và chăm sóc trẻ chưa khoa học, chưa phù hợp.
  • Trẻ sơ sinh ngủ không đủ giấc, ngủ ít hoặc giấc ngủ không ngon.
  • Sức khỏe của trẻ không tốt, trẻ có thể bị sốt, phát ban, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, dị ứng sữa,...
  • Trẻ lười bú, biếng ăn hoặc không hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và các loại thức ăn dặm khác.
nguyên nhân trẻ kém phát triển
Trẻ kém phát triển cũng vì nhiều nguyên do khác nhau. Ảnh Internet

4.3 Cải thiện sự phát triển của trẻ sơ sinh theo chuẩn cho từng giai đoạn

Nắm được các giai đoạn phát triển của trẻ, cũng như nguyên nhân có thể tác động làm chậm quá trình phát triển của con, thì mẹ có thể cải thiện cụ thể hơn theo từng tiêu điểm như sau:

  • Chăm chút cho giấc ngủ của con : Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, mẹ cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc; giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với những lúc khác.
  • Cân bằng dinh dưỡng cho bé : Tăng liều lượng thức ăn và sữa uống cho bé.
  • Cho bé bú thường xuyên : Cho bé bú thường xuyên, mỗi cữ bú cách nhau từ 2-3 giờ. Cố gắng giữ cho thời gian bú càng lâu càng tốt vì hàm lượng chất béo của sữa mẹ sẽ tăng lên đều đặn và thường gấp đôi so với sữa lúc đầu.
  • Ăn đặm đúng thời điểm : Không nên cho bé ăn dặm quá sớm đặc biệt dưới 6 tháng tuổi. Hầu hết các thực phẩm khác có ít calo và chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau vào thực đơn hàng ngày như: Ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt,...
  • Gặp bác sĩ : Kiểm tra sức khỏe của bé để kịp thời phát hiện những điều bất ổn.
  • Tăng cường vận động : Nên cho bé vận động và tắm nắng giúp be tăng sức đề kháng, ăn nhiều hơn và ngủ ngon hơn. Đặc biệt nên cho bé tắm nắng buổi sáng để bổ sung vitamin D.
  • Tiêm phòng : đầy đủ và đúng lúc cho bé để bé tánh được những bệnh nguy hiểm.
  • Môi trường xung quanh bé : Phải sạch sẽ, thoáng mát và không có các vật sắt, nhọn, nguy hiểm cho bé.
  • Massage cho bé: Điều này giúp bé khỏe mạnh, thoải mái và kích thích sự phát triển đúng chuẩn .
cách chăm sóc bé sau sinh
Mẹ nên chăm sóc bé sau sinh khoa học và hiệu quả hơn giúp trẻ phát triển theo từng giai đoạn. Ảnh Internet

5. Lưu ý dành cho các mẹ khi chăm sóc bé sơ sinh theo từng giai đoạn

  • Một em bé sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần.
  • Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi 13 tháng tuổi đối với bé trai, 15 tháng đối với bé gái.
  • Chiều dài tăng 1,5 lần trong vòng 12 tháng.
  • Chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm khi 12 tháng tuổi.
  • Bé trai thường có sự phát triển nhanh hơn bé gái.
  • Cần tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe bé đầy đủ.
  • Bố mẹ đừng nên lo lắng khi con chưa phát triển đúng chuẩn, cần kiên trì và cẩn thận trong việc chăm sóc bé.
  • Cần theo dõi bé thường xuyên trong giai đoạn sau sinh để kịp thời đáp ứng các như cầu của bé.
  • Bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho bé, nói chuyện với bé thường xuyên để bé phát triển toàn diện.
chăm sóc bé sơ sinh hiệu quả
Bé sơ sinh cần được sự chăm sóc của bố mẹ để phát triển toàn diện. Ảnh Internet

Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh rất quan trọng, bố mẹ cần theo dõi sự phát triển của bé thường xuyên để biết được con mình đang phát triển như thế nào, nhằm có cách chăm sóc phù hợp hơn cho bé yêu của mình. Trên đây là các giai đoạn phát triển của trẻ và các cách chăm sóc theo từng giai đoạn, cùng một số lưu ý cụ thể rất hữu ích liên quan, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con yêu của mình để bé phát triển toàn diện nhé.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI