Sau khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, bé cần có được chăm lo đầy đủ để có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
1. Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh từ 0 - 30 ngày tuổi nhìn chung còn khá yếu vì mới sinh nên mẹ cần đặc biệt chú ý. Trung bình một bé sơ sinh khỏe mạnh sẽ có cân nặng từ 3500g - 4500g, và cứ mỗi ngày bé có thể tăng thêm 15g. Chiều cao của bé sơ sinh từ 15 - 20 cm. Trong thời gian này, không nên cho bé ăn gì khác ngoài sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng an toàn và thỏa mãn nhu cầu năng lượng dưỡng chất trong các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh tiếp theo. Để sữa mẹ đảm bảo đủ dinh dưỡng, cần những cơm ngon cho mẹ sau khi sinh, ăn thực phẩm sạch và an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Sau khi sinh bé được khoảng 30 phút, mẹ nên cho con bú nguồn sữa non đầu tiên vì nó giúp bé kháng khuẩn tốt, tăng cường hệ miễn dịch. Sau đó hàng ngày mẹ nên cho con bú bằng sữa chứ không nên cho con uống sữa bột hay nước trái cây. Nguyên nhân vì lúc này đường ruột và hệ tiêu hóa của bé còn khá yếu nên không thể cho bé ăn những gì khác ngoài sữa mẹ để tránh bé bị đau bụng, quấy khóc. Mỗi ngày mẹ có thể cho bé bú từ 8- 10 lần theo nhu cầu của con. Đồng thời mẹ nên theo dõi cân nặng của bé qua từng tuần để nắm kĩ hơn về sự phát triển của bé.
2. Giai đoạn nhũ nhi từ 2 - 12 tháng
Trong các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh thì độ tuổi từ 2 - 12 tháng được gọi là giai đoạn nhũ nhi. Ở khoảng thời gian này, bé sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó chế độ chăm sóc con của mẹ cũng cần có sự cải thiện hơn về dinh dưỡng cho phù hợp với bé.
Trung bình cân nặng của những trẻ từ tháng thứ 2 sẽ khoảng 5 kg và nó sẽ tăng lên gấp đôi khi bé được 12 tháng tuổi. Mỗi tháng, trẻ sẽ cao thêm được khoảng 2cm, đặc biệt ở thời điểm từ 6 - 9 tháng chiều cao của bé sẽ tăng nhanh hơn với các tháng khác. Ngoài sữa mẹ là thức ăn chính cho bé, vào thời điểm ăn dặm , mẹ nên bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin A, B, C, D, canxi, sắt, kẽm,... trong thực đơn hàng ngày của bé.
Với những trẻ bị còi xương, thấp còi, mẹ cần tìm cách cân bằng dinh dưỡng cho bé bằng việc tăng liều lượng thức ăn và sữa uống cho bé. Nên bổ sung các thực phẩm như rau cải xanh, thịt bò, thịt gà, cà rốt, cà chua,... trong bữa ăn của bé. Cũng trong giai đoạn này, bé đã có thể thực hiện được các bước vận động như lật, bò, ngồi, đứng và tập đi những bước đầu tiên. Mẹ cũng sẽ vui hơn khi bé có thể bi bô tập nói những từ đơn giản đầu tiên để gọi bố mẹ và bắt chước các hành động của người lớn. Giai đoạn này bé rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía bố mẹ để có thể đảm bảo an toàn và không gặp khó khăn trong quá trình tập quen dần với mọi thứ trong cuộc sống.
Trong các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh, nên tìm hiểu kĩ về đặc điểm và nhu cầu của bé để đáp ứng được. Hy vọng với những chia sẻ của Yeutre.vn , mẹ đã nắm được một số kiến thức nhất định về việc nuôi con để bé luôn khỏe mạnh.
Hoài Nguyễn tổng hợp