Những đứa trẻ sơ sinh thường có chế độ ngủ nghỉ rất khác với người lớn. Con nhỏ thường ngủ rất nhiều và thời gian ngủ không hề cố định theo ý của chúng ta. Bố mẹ nên tranh thủ tập thể dục cho em bé khỏe trong những lúc trẻ tỉnh giấc. Đây được xem như một phần giúp bé luyện tập cho thể chất trở nên tốt hơn, phần nào kích thích bé ăn ngon, ngủ tốt và luôn vui vẻ. Vậy các động tác cơ bản là gì, mời mẹ điểm qua những động tác cực đơn giản dưới đây nhé.
1. Đưa tay lên xuống
Nhẹ nhàng đỡ bàn tay nhỏ nhắn, xinh xắn của bé bằng cách đặt ngón tay cái của bố mẹ vào lòng bàn tay trẻ. Thực hiện động tác đưa tay lên xuống thật êm và chậm rãi theo dọc cơ thể để bé dần thích nghi với cử chỉ này. Về sau, nên khuyến khích bé nắm chặt lấy tay của bạn và chủ động hơn trong động tác thực hiện.
2. Cho tay bắt chéo
Cho hai tay của bé di chuyển sang ngang và bắt chéo trước ngực sau đó. Động tác này nếu thực hiện đều đặn và liên tục giúp em bé khỏe, dẻo dai, kích thích nhóm cơ bắp ở ngực phát triển. Cho tay bắt chéo thích hợp luyện tập cho bé từ 0 - 3 tháng tuổi.
3. Di chuyển tay lên xuống
Với hai cánh tay của bé, bố mẹ sẽ thực hiện cho một tay lên còn tay kia đi xuống và ngược lại. Luyện tập luân phiên nhiều lần sẽ giúp kích thích sự phát triển của não bộ nhờ việc phối hợp vận động thể chất. Bố mẹ đừng quên hỗ trợ bé thực hiện nhẹ nhàng thôi nhé!
4. Xoay cánh tay
Động tác luyện tập giúp em bé khỏe này kích thích sự phát triển và khả năng di chuyển của đôi vai. Phụ huynh hỗ trợ cho bé yêu thực hiện động tác này, bằng việc giữ chặt đôi bàn tay bé và xoay qua vai sao cho mỗi bên tạo thành vòng tròn lớn. Thực hiện động tác một cách chậm rãi để không gây khó chịu cho trẻ.
5. Co duỗi chân
Thực hiện đẩy ngược hai chân bé về phía đầu gối sau khi cần chặt cẩn thận, ấn nhẹ rồi kéo về phía ngược lại cho chân trẻ duỗi thẳng. Động tác này giúp em bé trẻ thông qua việc thúc đẩy xương chậu vận động, đồng thời hỗ trợ giảm thiểu tình trạng bé bị táo bón hiệu quả.
6. Chân đạp xe
Nắm hai chân trẻ tại vị trí gần đầu gối sau đó di chuyển lên xuống về phía bụng của bé như động tác đạp xe. Trong khi chân này co thì chân còn lại sẽ duỗi thẳng và ngược lại, giúp hỗ trợ vùng xương chậu ổn định và tăng khả năng vận động của khớp hàng cho em bé khỏe.
7. Mở rộng hông
Từ hai chân của con yêu, bố mẹ nắm lấy và tạo chuyển động tròn từ bụng sang hai bên theo chiều từ trên xuống dưới. Bài tập này kích thích sự đàn hồi của cơ chân, từ đó giúp các cơ đùi trong của trẻ phát triển.
8. Chân chạm tai
Giữ hai chân bé và thực hiện động tác kéo ngược chân về phía đầu, có thể cho hai chân chạm tai, má và đầu. Đây là cơ thể là hoạt động khá phức tạp nhưng bố mẹ nên bố mẹ rất cẩn thận khi tập cho con. Tuy vậy, động tác này rất có lợi cho bé, vì nó tác động tích cực đến khả năng vận động xương hông và kích thích phát triển cơ hông của con.
9. Động tác hỗ trợ kỹ năng lật
Di chuyển một tay của trẻ về phía đối diện, khuyến khích con yêu chuyển dịch mình về hướng chuyển động. Điều này giúp hỗ trợ tích cực cho việc lật của trẻ. Bố mẹ không nên mạnh tay để ép bé thực hiện nếu bé cảm thấy khó khăn quá. Vì xương trẻ rất nhạy cảm và dễ tổn hại nên bố mẹ hãy cẩn thận một tí nhé.
Em bé khỏe là nhờ sự chăm sóc toàn diện kỹ lưỡng của bố mẹ. Chỉ với những động tác đơn giản cùng với sự hỗ trợ tích cực khéo léo của bố mẹ, bé có thể sở hữu một thân hình dẻo dai và phát triển tốt về thể trạng. Tuy nhiên, không phải mọi bé sơ sinh đều có khả năng hoạt động như nhau. Vậy nên, bố mẹ cần quan sát và cẩn thận hơn, khi lựa chọn các bài tập phù hợp, cho em bé khỏe cho cả nhà vui.
Tuyết Nguyễn tổng hợp