Em bé tập nói và 4 điều bố mẹ nên làm

Em bé tập nói - chắc chắn bố mẹ phải dạy, đây là một việc làm vô cùng cần thiết để giúp trẻ nhanh biết nói, còn thêm phần thông minh và phát triển toàn diện. Trong mỗi bước đường phát triển khả năng nói của bé, bố mẹ đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn khởi đầu, và giai đoạn tập nói hiển nhiên cũng như thế. Vậy khi em bé tập nói, bố mẹ nên làm gì?

banner ads

Khi em bé tập nói, mỗi ngày của bé sẽ là một cuộc phiêu lưu, quá trình để bé học từ mới chính là một “cuộc hành trình” vô cùng thú vị. Và dĩ nhiên, bố mẹ sẽ không muốn mình là người đứng ngoài “những chuyến phiêu lưu” của bé, nếu muốn tìm ra khả năng của bản thân bé đúng không nào. Những lúc bé tập nói, việc bố mẹ nên làm đó là trở thành “người bạn đồng hành” để giúp trẻ trải nghiệm, học hỏi và khám phá thế giới cùng trẻ. Việc đồng hành đó cụ thể ra sao?

dạy bé tập nói
Con đang muốn nói điều gì với mẹ hở con yêu? - Ảnh Internet

1. Nên trò chuyện cùng trẻ

Đồng hành với trẻ từ những ngày đầu tập nói chính là trò chuyện cùng con. Mục đích cuối cùng của việc dạy em bé tập nói chính là giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ để bé có thể giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh. Khi đó, giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện để dạy em bé tập nói. Thông qua giao tiếp bé có thể tập nói và thể hiện khả năng phát triển ngôn ngữ của mình.

Và, một trong những cách để bé tập nói sớm là bố mẹ vừa có thể làm việc vừa “nói chuyện phiếm” với bé mỗi ngày như “bé của mẹ măm xong rồi”, “bé của mẹ ngủ có ngon không”, bé của mẹ thay tã nào”… Dĩ nhiên, thời gian đầu bé sẽ chỉ là những “thính giả” ngoan ngoãn và chăm chú lắng nghe. Tuy nhiên, việc mẹ giao tiếp với bé chính là cách để não bộ của bé ghi nhớ và làm tăng vốn từ vựng, cũng như thúc đẩy quá trình học nói của bé diễn ra sớm hơn.

Trò chuyện cùng trẻ
Mẹ nên trò chuyện cùng trẻ hàng ngày. Ảnh Internet

2. Nên “Hồi đáp” lại lời trẻ

Trẻ sơ sinh tất nhiên là không thể nói, nhưng việc bé khóc hay biểu cảm trên gương mặt cũng chính là cách bé giao tiếp với mọi người xung quanh, để cho mọi người biết tâm trạng và thái độ của bé.

Vì vậy, mỗi khi bé khóc, bé nhoẻn miệng cười hay cả lúc bé ê a, bi bô bằng ngôn ngữ “mẹ không tài nào hiểu nổi”, mẹ cũng nên “hồi đáp” lại với trẻ. Đây chính là cách nói chuyện của trẻ với mẹ, khi con chưa phát triển đến khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Những lúc con nói chuyện với mẹ như thế, mẹ cần lắng nghe bé, nhìn bé và “hồi đáp” với bé bằng cách nhìn âu yếm, vừa nói vừa vuốt ve, xoa má, nắm tay bé,...để bé cảm thấy mình được quan tâm và trò chuyện .

Dù bé không diễn tả được bằng lời, nhưng chắc chắn bé sẽ hiểu được sự quan tâm, kiên nhẫn và tình cảm của bố mẹ dành cho mình. Chắc chắn một điều, những lúc con được hồi đáp, con sẽ nói nhiều hơn, nhiều hơn nữa khi mẹ tỏ ra hứng thú với những điều bé diễn đạt theo cách của mình. Qua quá trình này, chính bố mẹ, nhất là mẹ, có thể khuyến khích nhiều hơn, để em bé tập nói nhanh hơn và tốt hơn.

 mẹ hồi đáp lời trẻ
Mẹ nên hồi đáp, tỏ ra hứng thú với lời trẻ - Ảnh Internet

3. Nên hát và đọc cho trẻ nghe những bài hát, ca dao tục ngữ hay các bài thơ ngắn

Đặc điểm chung của các bài hát thiếu nhi, các bài thơ trẻ em hay các câu ca dao, tục ngữ chính là chúng thường rất ngắn, có nhịp điệu vui nhộn, câu từ dễ nhớ, dễ đọc cho bé nghe.

Đây là những bài học rất đơn giản giúp bé dễ tiếp thu, vì não bộ trẻ em sẽ tiếp nhận dễ dàng hơn với những thứ ngôn ngữ gắn liền với âm nhạc. Do đó, nếu có lúc nào đó mẹ “không biết nói gì cùng bé”, mẹ có thể hát cho bé nghe, hay đọc vài câu thơ, câu ca dao chẳng hạn. Cách này cũng mang lại hiệu quả rất cao trong việc dạy em bé tập nói mẹ nhé.

4. Nên đọc sách cho bé nghe

Bé có khả năng “thẩm thấu” với sách sớm hơn bố mẹ tưởng. Do đó, đọc sách cùng bé là cách rất tốt để dạy em bé tập nói . Đọc sách cho con nghe giúp con mở rộng vốn từ vựng, rèn luyện cách sắp xếp câu và cách miêu tả những hành động, sự việc...

 đọc sách cho bé sơ sinh
Mẹ nên thường xuyên đọc sách cho bé nghe - Ảnh Internet

Không chỉ dừng lại ở việc đọc sách cho bé, khi bé đã có thể bi bô tập nói những từ đầu tiên, mẹ có thể khuyến khích bé giao tiếp bằng cách đặt các câu hỏi đơn giản về cách nhân vật hay tình huống trong truyện. Cách này sẽ góp phần làm tăng khả năng giao tiếp và diễn đạt của con.

Có thể thấy rằng, có rất nhiều em bé tập nói và phát triển khả năng ngôn ngữ ở lứa tuổi rất nhỏ,  ngay cả khi bé không biết ngôn ngữ là gì. Đóng góp cho sự phát triển ngôn ngữ, quá trình tập nói của con trở nên có kết quả tốt, bố mẹ nên xác định những việc mình cần làm cho trẻ và với trẻ, cụ thể như 4 cách đã được chia sẻ ở trên. Với 4 cách này, hy vọng không chỉ đơn giản là việc giúp con phát triển ngôn ngữ, tập nói, mà bố mẹ và bé sẽ là những người bạn thật “ăn ý” với nhau khi trò chuyện cùng nhé!

Ngọc Hoài tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI