Biết về các mốc phát triển cảm xúc của trẻ trong năm đầu đời chính là cách để bố mẹ có thể giúp trẻ đạt được sự phát triển cảm xúc một cách mạnh mẽ nhất:
1. Giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi: Nụ cười
Cười giúp trẻ sơ sinh có thể bộc lộ những cảm xúc tích cực với người cùng tương tác.
Nếu như khóc là ngôn ngữ của những nhu cầu sinh lý cơ bản thì mỉm cười là một hình thức để trẻ giao tiếp. Cười giúp trẻ sơ sinh có thể bộc lộ những cảm xúc tích cực với người cùng tương tác. Để rồi thông qua đó, bạn có thể giúp trẻ tăng cường những cảm xúc tích cực trong bước đường phát triển tiếp theo.
2. Giai đoạn từ 3-6 tháng: Nói bi bô
Bước đầu bé đã có nhận thức rõ ràng hơn với các tín hiệu âm thanh và sẵn sàng với các thanh âm cơ bản. Bố mẹ sẽ trải nếm niềm hạnh phúc khi nghe trẻ lần đầu bập bẹ những tiếng bi bô “ê”/ “a”. Để giúp trẻ phát triển những ngữ âm cơ bản này thành ngôn ngữ của mình, bạn cần tích cực khuyến khích bé giao tiếp với mình nhiều hơn.
3. Giai đoạn từ 8-9 tháng: Biết tạm biệt
Bé có thể vượt qua cảm xúc của nỗi sợ hãi khi xa mẹ bằng cách học nói lời tạm biệt.
Rời xa bố mẹ quả thực là một việc làm không hề dễ dàng đối với các bé trong giai đoạn từ 8-9 tháng, khi nhận thức về mẹ đã bắt đầu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bé có thể vượt qua cảm xúc của nỗi sợ hãi khi xa mẹ bằng cách học nói lời tạm biệt.
4. Giai đoạn từ 12-15 tháng: Đưa đồ vật
Ở tuổi này, một số bé đã bắt đầu được mẹ gửi nhà trẻ. Bé đã có thể nhận thức cơ bản về xúc cảm của phản ứng của người khác để đáp trả tương ứng. Chẳng hạn, bé có thể đặt vào tay bạn món đồ nếu bạn có yêu cầu và có hành động xòe tay xin. Nhưng khi bạn cố tình lấy đồ vật khỏi tay bé, bé sẽ càng cố nắm giữ chặt hơn.
5. Giai đoạn từ 15 tháng: Hôn gió
Cũng tương tự như cách tạm biệt, hôn gió là một hình thức để trẻ tương tác xúc cảm với người khác. Trẻ con trở nên mẫn cảm với những người có ác cảm với bé và sẵn sàng hôn yêu một ai đó luôn ân cần và chăm sóc bé hàng ngày.
6. Giai đoạn 18 tháng: Ôm
Những biểu đạt cảm xúc của bé đã bắt đầu hình thành rõ nét hơn thông qua những cái ôm đầy yêu thương.
Những biểu đạt cảm xúc của bé đã bắt đầu hình thành rõ nét hơn thông qua những cái ôm đầy yêu thương. Bé có thể chạy đến bên mẹ, hôn lên má với ánh mắt trìu mến vô biên để bộc lộ cảm xúc yêu thương của mình dành cho mẹ cho dù không có bất cứ sự kiện đặc biệt nào. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển cảm xúc tích cực của trẻ.
7. Giai đoạn 18 tháng: Gọi tên
Đến lúc này, những tiếng khóc mè nheo đối với bé đã trở nên không còn hiệu quả. Bé sẵn sàng gọi tên đích danh người bé cần trong những lúc được cho là “khẩn cấp” đối với mình.
8. Giai đoạn từ 18-24 tháng: Sợ ở một mình
Bé đã mơ hồ cảm giác được mùi sợ hãi khi bị bỏ lại một mình.
Bé đã mơ hồ cảm giác được mùi sợ hãi khi bị bỏ lại một mình. Bé trở nên bám riết mẹ hơn và cố gắng gào thét hoặc hành động rõ ràng để tỏ thái độ phản đối mỗi khi bị mẹ cho ở một mình. Vì thế, những hình phạt tương tự như nhốt trẻ một mình trong phòng và khóa kín nếu được áp dụng cho trẻ ở độ tuổi này thường gây ra những chấn thương tâm lý không nhỏ.
Trên đây là những mốc phát triển cảm xúc căn bản của trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 24 tháng. Mẹ có thể dùng nó để tham khảo khi theo dõi hành trình phát triển cảm xúc của bé yêu nhà mình nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)