Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi và 4 lưu ý cơ bản bố mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có những đặc điểm cơ bản mà bố mẹ rất cần phải lưu ý. Đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm và bắt chước hành động của người lớn ngày càng nhiều hơn. Do đó, bố mẹ hãy quan tâm đến bé và theo dõi 4 lưu ý cơ bản dưới đây để chăm sóc bé được tốt hơn nhé. 

banner ads

1. Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi và sức khỏe thể chất cùng sự tăng trưởng của bé ở thời gian này

Vào những tháng đầu đời, bé tăng cân nhanh nhưng bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi thì cân nặng tăng chậm hơn so với trước đó. Nhu cầu dinh dưỡng của bé lúc này cũng nhiều hơn so với trước đây, nên các bà mẹ bắt đầu cho con tập ăn dặm thêm.

Một số trẻ 6 tháng biết lật và hai tay cầm nắm được các đồ vật nhẹ. Bên cạnh đó, bé còn tỏ ra hiếu động với nhiều thứ xung quanh.

trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã biết làm nhiều điều. Ảnh Internet

Ngoài ra, một số trẻ phát triển sớm đã bắt đầu biết bò và nâng tay lên. Lúc này, bố mẹ nên chú ý đến trẻ nhiều hơn, nhất là không nên đặt bé nằm một mình tại vị trí quá cao so với mặt đất.

2. Sự phát triển về trí tuệ của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Khi trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi, trí não ghi nhớ hình ảnh và âm thanh khá tốt. Khứu giác cũng hoạt động hiệu quả, giúp bé phân biệt được đâu là người thường xuyên chăm sóc mình, đâu là người thường gần gũi thân quen và đâu là người bé thích.

Ở thời gian này, chắc chắn nhiều ông bố bà mẹ cũng thắc mắc nên dạy trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi những gì, phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ cũng như giúp bé phát triển tốt hơn. Những người có kinh nghiệm cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để tăng cường giao tiếp với bé . Việc tăng cường giao tiếp này sẽ giúp bé học được cách biểu hiện cảm xúc ra bên ngoài nhiều hơn so với giai đoạn trước đó.

bé học cách biểu lộ cảm xúc
Bé 6 tháng tuổi bắt đầu chú ý học cách biểu lộ cảm xúc. Ảnh Internet

Trong một số trường hợp, bé có thể mỉm cười và phát ra một số âm như m, b. Ngoài ra, bé sẽ nhận ra tên mình khi người khác gọi hoặc tỏ ra phấn khích nếu người lớn nói chuyện cùng.

Bố mẹ sẽ thấy con thích tìm tòi mọi thứ bằng cách sờ, cầm, nắm hoặc cho vào miệng. Ngoài ra, bé cũng thích di chuyển đồ vật từ tay nọ sang tay kia.

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi

chăm sóc bé 6 tháng tuổi
Cách chăm sóc bé 6 tháng tuổi. Ảnh Internet

Để trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi phát triển tốt về trí tuệ và thể chất, bố mẹ nên biết chăm sóc trẻ đúng cách. Những bí quyết mà các mẹ có thể ghi nhớ là:

  • Theo dõi sự phát triển của con theo cân nặng hoặc các phản ứng cơ thể như ngồi, nghe, nói…
  • Chú ý quan sát khi bé cho vào miệng đồ vật nào đó, đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
  • Dành nhiều thời gian chơi và nói chuyện với bé.
  • Tham khảo các thực đơn ăn dặm để giúp bé bổ sung dưỡng chất kịp thời.
  • Tập cho bé thói quen ngủ liền mạch vào ban đêm và ngủ ít vào ban ngày.
bé ngủ
Mẹ nên tập cho bé ngủ liền mạch vào ban đêm. Ảnh Internet

Ngoài ra, để giữ cho bé luôn được khỏe mạnh, bố mẹ nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ, tránh để bé tiếp xúc với những người đang bị bệnh, môi trường không an toàn. Nếu sức khỏe của trẻ gặp vấn đề, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám tại trung tâm y tế để mau xác định bệnh và điều trị ngay để con nhanh hồi phục nhất có thể. 

4. Xây dựng thực đơn cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Mẹ còn đang băn khoăn lo lắng về vấn đề ăn dặm của bé, không biết nên khởi đầu như thế nào, cho bé ăn gì,...Để giải quyết vấn đề này, trước tiên hãy tham khảo ngay những thông tin cơ bản hữu ích ngay dưới đây nhé. 

Như chúng ta đều biết, trước 6 tháng tuổi, bé chỉ được uống sữa mẹ hoàn toàn và sữa công thức trong trường hợp mẹ thiếu sữa. Cho nên, khi con bắt đầu tập ăn dặm, bước đầu mẹ có thể cho con làm quen với thức ăn lỏng nghiền nhuyễn, từ ít đến nhiều, chỉ dùng rau củ quả phù hợp và hoàn toàn không thêm gia vị vào thức ăn của bé.

tập cho bé làm quen với đồ ăn dặm
Mẹ tập cho bé 6 tháng làm quen với đồ ăn dặm. Ảnh Internet

Món ăn bổ dưỡng và phù hợp nhất với trẻ 6 tháng tuổi là bột lỏng, cháo loãng nghiền nhuyễn mịn, trái cây nghiền nhuyễn mịn như táo, lê (hấp chính, nghiền nhuyễn mịn); chuối, bơ nghiền nhuyễn mịn,..., một số loại củ nấu chín nghiền nhuyễn mịn như cà rốt, khoai lang,...Mẹ tập cho bé ăn từng món riêng lẻ, cho con thử 2-3 ngày để con quen cũng như đảm bảo con không bị dị ứng, sau đó mẹ có thể kết hợp các nguyên liệu với nhau để tạo nên các món ăn mới cho con trải nghiệm về vị.

Điều cần lưu ý là ở thời gian này, việc cho con ăn dặm cũng vẫn chỉ là nếm thử để tập làm quen. Việc ép bé ăn nhiều ngay trong lần đầu sẽ làm bé sợ và không muốn ăn ở lần sau. Do đó, các mẹ hãy cẩn thận nhé!

Hy vọng những thông tin, cụ thể là 4 lưu ý cơ bản liên quan đến trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi vừa được chia sẻ trên đây, thực sự hữu ích đối với bố mẹ, nhất là những ai lần đầu chăm con. Yeutre.vn chúc thiên thần đáng yêu của bố mẹ sẽ lớn lên thật khỏe mạnh và thông minh nhờ cách chăm sóc tốt, cũng như thật khoa học của bố mẹ. 

Như Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI