Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng trong tuần dành cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo:
Lên thực đơn chi tiết giúp mẹ nhàn, con ăn ngoan
1. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Theo các chuyên gia, giai đoạn từ 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để mẹ cho trẻ ăn dặm. Bởi ở giai đoạn này, sữa mẹ chỉ cung cấp cho trẻ khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó, trẻ cần 700kcal/ngày.
Thực đơn chế biến ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này chỉ ở mức thăm dò. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng ít để kiểm tra khả năng nuốt, nhai ở trẻ, đồng thời kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng với thực phẩm không. Sữa mẹ ở giai đoạn này vẫn được chú trọng và bú theo nhu cầu của trẻ. Mẹ chỉ cần cho trẻ ăn từ 2 - 3 bữa bột/ngày và nấu đầy đủ với các nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ.
Đây cũng là thời điểm mẹ rèn cho trẻ tính tự lập. Nên hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ để trẻ đi vào nề nếp và hạn chế tính mè nheo, phun, ngậm thức ăn sau này.
Dưới đây là bảng chi tiết thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi.
Thực đơn chi tiết ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
2. Thực đơn cho trẻ từ 7 tháng tuổi
Bước sang tháng thứ 7, trẻ có thể nếm thử rất nhiều vị thức ăn khác nhau. Giai đoạn này, mẹ có thể bổ sung thêm một chút muối hoặc nước mắm khi nấu ăn cho trẻ. Mẹ vẫn duy trì cho trẻ ăn từ 2 - 3 bữa bột/ngày, tuy nhiên, số lượng bột tăng thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể.
Trẻ vẫn tiếp tục ăn nhuyễn vì bộ tiêu hóa còn non yếu, ăn thô sớm con sẽ đối mặt với các bệnh về tiêu hóa, dạ dày. Ngoài ra, lượng sữa bú ngoài có thể giảm vì lượng bột tăng, mẹ tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu.
Dưới dây là bảng chi tiết thực đơn ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi.
Thực đơn chi tiết ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi
3. Chi tiết thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 8 tháng tuổi
Tháng thứ 8, mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thô để trẻ tập nhai và phát triển cơ hàm. Đây cũng là giai đoạn trẻ sẽ nhú những chiếc răng đầu tiên nên con có phần kém ăn hơn so với những tháng trước. Vì vậy, khi nhận thấy con có dấu hiệu sưng, đau nướu, mẹ nên xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ nuốt. Khi con giảm sưng đau, mẹ tiếp tục tập cho con ăn thô ở mức độ nhẹ. Riêng các loại thịt, mẹ vẫn xay nhuyễn vì chúng khá dai, trẻ chưa thể nhai được.
Lượng thực đơn cho trẻ ăn trong giai đoạn này cũng tăng lên khoảng 50g - 100g/loại thực phẩm.
Dưới đây là bảng chi tiết thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi:
Thực đơn chi tiết ăn dặm trẻ 8 tháng tuổi
4. Chi tiết thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi
Giai đoạn này, trẻ vẫn tiếp tục mọc răng, thi thoảng sốt hoặc đau lợi, vì vậy, bên cạnh việc tập cho trẻ ăn thô (mức độ cao hơn tháng thứ 8), mẹ nên xay nhuyễn thực phẩm khi trẻ có dấu hiệu sưng đỏ, đau lợi.
Đây cũng là thời điểm mẹ có thể tập cho trẻ ăn cháo nát để trẻ phát triển cơ hàm. Các loại thức ăn như rau, thịt hải sản có thể băm nhỏ, riêng thịt heo, bò, gà mẹ nên xay nhuyễn vì chúng khá dai, trẻ chưa thể nhai thành thạo được.
Dưới đây là bảng ăn dặm chi tiết cho trẻ 9 tháng tuổi:
Thực đơn chi tiết ăn dặm trẻ 9 tháng tuổi
5. Chi tiết thực đơn ăn dặm trẻ 10 - 12 tháng tuổi
Từ 10 - 12 tháng tuổi, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn thô vì lúc này, cơ hàm trẻ phát triển khá tốt, trẻ cũng mọc từ 5 - 6 răng đến nguyên hàm và có thể nhai, nuốt thành thạo. Đây cũng là giai đoạn mẹ cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm từ các loại rau củ quả tới thịt động vật, hải sản.
Mẹ tiếp tục cho trẻ ăn từ cháo loãng tới đặc để trẻ tập nhai và dạy trẻ tính độc lập trong ăn uống. Từ tháng 12 trở đi, mẹ nên dạy trẻ cầm thìa tự xúc hoặc tập bốc thành thạo để có thể tự ăn mà không cần sự trợ giúp của mẹ.
Thời gian đầu, con có thể rất khó khăn trong việc tự ăn, nhưng sau 1 tháng tập luyện, mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên về những gì mà con làm được.
Dưới đây là bảng ăn dặm chi tiết cho trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi.
Thực đơn chi tiết ăn dặm trẻ 10 - 12 tháng tuổi
Yeutre.vn(Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: