Ốm nghén bắt đầu từ khi nào và có hại cho mẹ cùng thai nhi hay không?

Ốm nghén bắt đầu từ khi nào, kéo dài bao lâu? Tại sao lại ốm nghén khi mang thai? Ốm nghén có hại cho mẹ và thai nhi hay không?...Đây là những câu hỏi rất thường gặp, với mọi chị em phụ nữ, nhất là những ai chuẩn bị có con, hoặc vừa bắt đầu những ngày đầu tiên của thai kỳ. Để trả lời cho những thắc mắc này, Yeutre.vn mời chị em hãy tham khảo ngay bài chia sẻ sau đây nhé. 

banner ads

1. Ốm nghén bắt đầu từ khi nào và kéo dài bao lâu?

ốm nghén có từ khi nào
Mẹ bầu ốm nghén từ khi nào - dường như chị em phụ nữ nào cũng băn khoăn về điều này như thế! Ảnh Internet

Trong thời kì mang thai, các Hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ hoạt động mạnh mẽ đặc biệt là Hormone HCG. Loại Hormone này được sinh ra bởi nhau thai và bắt đầu phát triển mạnh nhất từ tuần thứ 8 - 12 của thai kỳ. Và theo các chuyên gia, nồng đồ HCG trong cơ thể mẹ càng cao thì mức độ ốm nghén cũng nặng hơn. Phần lớn các mẹ sẽ hết ốm nghén khi bước qua tuần 16 của thai kỳ, nhưng cũng có một số ít trường hợp sẽ bị nghén lâu hơn, thậm chí có thể đến khi em bé chào đời.

Đề cập đến chuyện ốm nghén, phụ nữ ai cũng ái ngại bởi thường gắn kèm nhiều biểu hiện khác nhau như buồn nôn, nôn ói, mệt mổi, ăn uống không ngon hoặc thèm ăn một vài món nào đó, giảm cân, mất nước, buồn ngủ...Tùy vào thể trạng và tình trạng sức khỏe, biểu hiện ốm nghén có thể nhiều hay ít và mỗi phụ nữ ốm nghén đều không hoàn toàn ốm nghén giống nhau. 

2. Vì sao mẹ bầu lại ốm nghén?

Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, lượng Hormone progesterone tăng dần khiến chị em có cảm giác buồn nôn mạnh mẽ, loại Hormone này sẽ khiến cho dạ dày khó tiêu hóa dẫn đến việc đầy hơi, chướng bụng dẫn đến việc bạn sẽ không muốn ăn trong thời gian này.

Nếu bạn đang mang bầu đa thai thì có thể bán sẽ bị ốm nghén nặng nề hơn những bà mẹ khác vì khi đó lượng hCG trong cơ thể bạn sẽ cao hơn, nội tiết tố này sẽ làm bạn buồn nôn và ói nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này khứu giác của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm có mùi tanh, nồng,... điều đó cũng sẽ mang đến cảm giác khó chịu và buồn nôn. Một nguyên nhân nữa cũng khiến tình trạng ốm nghén xuất hiện và trở nên nặng nề hơn đó là do bạn bị căng thẳng, áp lực, đặc biệt với các mẹ mang thai lần đầu tiên. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng được xem là một nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén của các mẹ bầu, cụ thể nếu mẹ của bạn không ốm nghén thì có thể khi mang thai bạn cũng không ốm nghén, ngược lại, nếu mẹ của bạn từng ốm nghén trước kia thì phần nhiều bạn cũng trải qua thời gian ốm nghén giống mẹ của mình. 

banner ads
nôn ói
Trong giai đoạn này khứu giác của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm có mùi vị nặng, nồng điều đó sẽ gây cảm giác khó chịu và buồn nôn. Ảnh Internet

Thông thường, tình trạng ốm nghén đa số các bầu đều chịu được. Tuy nhiên, cũng không ít các trường hợp mẹ bầu không thể chịu được được những cơn ốm nghén nếu nó quá nghiêm trọng, kéo dài và thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn rơi vào trường hợp như thế, thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, bổ sung vitamin hoặc nhập viện nhằm theo dõi sức khỏe cho an toàn hơn, cũng như đề phòng những tình huống khẩn cấp.

Liên quan đến tình trạng ốm nghén nặng , một số trường hợp điển hình có khả năng bị ốm nghén nặng khi mang thai như:

  • Phụ nữ đã có tiền sử ốm nghén ở lần mang thai trước.
  • Phụ nữ bị say tàu xe.
  • Phụ nữ mang đa thai.
  • Phụ nữ làm việc trong môi trường nhiều áp lực.

2. Ốm nghén có hại cho mẹ và thai nhi hay không?

Rất nhiều mẹ bầu sẽ nghĩ rằng khi ốm nghén cơ thể mẹ mệt mỏi, nôn hết những dưỡng chất để cung cấp cho thai nhi sẽ khiến thai nhi yếu; không được cung cấp dầy dủ chất dinh dưỡng và sẽ tăng nguy cơ sảy thai,... Nhưng thực ra, ốm nghén không khiến mẹ và thai nhi gặp bất lợi nhiều như những gì bạn nghĩ. Thậm chí, theo nghiên cứu chuyên khoa thì, việc ốm nghén mang lại rất nhiều lợi ích cụ thể như:

  • Giảm được nguy cơ sảy thai - môt lợi ích hẳn sẽ khiến các mẹ bầu bất ngờ phải không nhỉ!
  • Những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ ốm nghén sẽ có chỉ số thông minh cao hơn những trẻ khác.
  • Bé được sinh ra ít có  nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
  • Cân nặng và chiều cao của bé cũng sẽ tốt hơn.
trẻ thông minh
Những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ ốm nghén sẽ có chỉ số thông minh cao hơn. Ảnh Internet
  • Ngoài ra, ốm nghén còn là một phản ứng để mẹ bảo vệ thai nhi vì khi nôn, thường mẹ sẽ nôn những độc tố có trong cơ thể. Bên cạnh đó, thai nhi sẽ ít bị nhiễm trùng hơn vì khi nghén mẹ sẽ cẩn thận hơn trong việc ăn uống và sinh hoạt.

3. Mẹ bầu nên làm gì để giảm triệu chứng ốm nghén

  • Ốm nghén không ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ của bạn nhưng lại làm cho không ít mẹ bầu khó chịu. Để hạn chế những triệu chứng này các mẹ có thể tham khảo những bí quyết dưới đây:
  • Tránh ăn những loại thức ăn có mùi nồng, tanh, đồ ăn tái sống.
  • Các mẹ có thể uống trà gừng, trà chanh, bạc hà hoặc những loại kẹo có mùi vị trên. Ăn những loại trái cây hỗ trợ tiêu hóa như dứa, chuối,...
  • Nên chia các bữa ăn thành bữa nhỏ, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc. Có thể uống nước cam hoặc nước ép cà chua, đu đủ chín để giảm cảm giác buồn nôn.
  • Nên ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước.
mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây
Mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước sẽ góp phần làm giảm tình trạng ốm nghén. Ảnh Inetrnet

Bổ sung thêm Vitamin B6 , nghỉ ngơi thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng và tránh để bản thân bị stress.

Ốm nghén bắt đầu từ khi nào - hẳn đến đây các bầu đều đã có nhiều hơn các câu trả lời liên quan cho mình rồi phải không nào. Ốm nghén thực sự cũng không phải là thử thách quá lớn để khiến chúng ta phải lo lắng thái quá phải không nhỉ. Các bầu hãy lạc quan rằng, ốm nghén chính là một biểu hiện rõ ràng cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ - như các chuyên gia nhận định. Có như thế, các bầu mới trải qua thời gian ốm nghén một cách nhẹ nhàng hơn và luôn bình tĩnh chủ động giảm đi được những khó chịu, mà ốm nghén gây ra cho mình.

Hiền Anh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI