8 lưu ý quan trọng khi mang thai vào mùa đông để bảo vệ sức khỏe cả mẹ lẫn con

Mùa đông là thời điểm vi khuẩn vi rút hoạt động mạnh, dễ gây nên các bệnh như: cảm cúm, viêm phổi…. Khi mang bầu, sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn hẳn bình thường, đặc biệt khi trời trở lạnh.

banner ads

Do đó nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm cúm hoặc các bệnh liên quan tới đường hô hấp là rất dễ xảy ra. Bởi thế, trong thời gian mang bầu vào mùa đông mẹ nên lưu ý để có thể bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

1. Đề phòng cảm lạnh

de phong cam lanh
Đề phòng cảm lạnh để tránh bị lây nhiễm virus

Mùa đông là mùa cao điểm của virus lây nhiễm bệnh. Mẹ bầu vốn có hệ miễn dịch suy yếu nên rất dễ bị cảm lạnh vì vậy cần phải hết sức cẩn thận, luôn giữ ấm cho cơ thể, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu canxi, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng.

Nếu không may bị cảm lạnh, mẹ bầu không nên chủ quan chờ cơ thể tự khỏi vì virus có thể thông qua nhau thai, tấn công em bé trong bụng, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Vì vậy, khi phát hiện có dấu hiệu của cảm lạnh, mẹ bầu cần lập tức đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chỉ định phương pháp chữa bệnh thích hợp nhất. Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, đề tránh các tác dụng phụ như đau bụng hay nghiêm trọng hơn là sảy thai, sinh non.

2. Giữ ấm cơ thể

Đừng nghĩ rằng vì thân nhiệt của bạn đang cao hơn mức bình thường mà bạn có thể chịu lạnh tốt hơn. Khi mang bầu, hệ miễn dịch của bạn yếu hơn hẳn bình thường, đặc biệt là vào mùa lạnh, do đó khả năng nhiễm lạnh, nhiễm cúm hoặc các bệnh liên quan tới đường hô hấp là rất dễ xảy ra.

Khi đi dạo hoặc thể dục, các bà bầu cũng cần chú ý mặc áo ấm. Quá trình đi dạo có thể gây nên cảm giác nóng và đổ mồ hôi. Lúc đó, không nên cởi ngay áo ra vì không khí lạnh và khô bên ngoài sẽ đẩy nhanh quá trình thấm ngược mồ hôi vào cơ thể, dễ gây ra cảm lạnh. Bạn chỉ nên cởi bớt áo sau khi về nhà hoặc nơi kín gió.

Trong những tháng mùa đông lạnh lẽo như hiện nay, cộng với việc bụng bầu lớn lên, bề mặt da tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh khiến bạn dễ bị cảm lạnh, bạn cần thận trọng hơn trong việc giữ ấm cơ thể và làn da.

3. Cẩn thận khi dùng máy sưởi, chăn điện

Trong những ngày đông lạnh giá, nhiều gia đình thường sử dụng máy sưởi hay chăn điện để sưởi ấm. Những thiết bị này không chỉ thoát ra bức xạ không tốt cho mẹ bầu mà sử dụng thường xuyên còn khiến cơ thể mất nước, mất muối dẫn đến triệu chứng khô da, khô miệng.

Nếu mẹ bầu dùng máy sưởi, chăn điện ở nhiệt độ quá cao còn có thể dẫn đến sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của não bé, dẫn đến dị tật thai nhi.

Như vậy, mẹ bầu nên hạn chế sử các thiết bị sưởi ấm bằng điện. Nếu cần dùng, mẹ hãy cắm điện trước 30 phút sau đó rút phích cắm ra rồi mới sử dụng.

4. Uống đủ nước

uong du nuoc
Uống nước đủ khi mang thai

Mùa đông, da dẻ mẹ bầu thường khô nẻ, đàn hồi kém. Việc uống đủ nước sẽ giúp bạn khỏe mạnh, tươi tắn, da dẻ hồng hào, quan trọng hơn cả là lượng nước này sẽ đáp ứng được sự lưu thông máu nuôi thiên thần nhỏ trong bụng bạn. Nếu bạn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày thì là điều tuyệt vời nhất đấy!

5. Dùng thức uống dinh dưỡng

Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng trà nóng (trà thảo dược: gừng, quế, hoa nhài, hoa cúc...). Những loại này có tác dụng làm ấm cơ thể mẹ bầu. Bạn thử tưởng tượng mà xem, vào các buổi sáng, sau khi thức dậy, còn gì tuyệt vời hơn là nhâm nhi ngay một cốc sô cô la ấm áp.

6. Tiêm phòng cúm

Trong giai đoạn mang bầu, chị em rất nhạy cảm với cúm và sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trong thời gian quan trọng này bạn bị dính cúm. Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu những mũi tiêm ngừa cúm khi chuẩn bị mang thai.

7. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

che do dinh duong hop ly
Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong giai đoạn mang bầu, hầu hết chị em đều cần tăng lượng protein, các vitamin và khoáng chất như axit folic và sắt. Bạn nên lên lịch và điều chỉnh một chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng hơn cho mình.

Ăn những món ấm, tránh những món lạnh, ăn nhiều rau, củ quả. Ngoài ra, mùa đông mẹ bầu cũng nên ăn hành, tỏi, hẹ…nhiều hơn một chút. Những loại thức ăn màu đen như gạo nếp cẩm, đỗ đen, mộc nhĩ, nấm rùa, gà đen, tía tô.. giúp tăng cường chức năng của thận và khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm ích khí bổ dương như thịt bò, tôm hùm, canh gà… cùng với một số loại thuốc như nhân sâm, nhung hươu, phụ tử.

Nên hạn chế các loại hải sản sống, các loại thịt cá chưa chín, các loại sữa chưa tiệt trùng,… bởi chúng còn chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ gây hại cho thai nhi.

8. Giữ thói quen vận động và thư giãn

Mẹ bầu đừng quá để tâm vào cái lạnh mà bỏ quên những thói quen tốt của mình. Nên tham gia các lớp thể dục như Yoga, thiền dành cho bà bầu, các mẹ nên tiếp tục vì những hoạt động này không những tốt cho mẹ và bé mà còn giúp cho cơ thể của mẹ thích ứng tốt với thời tiết lạnh giá của mùa đông. Cùng với đó, tăng cường các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn như massage, nghe nhạc, đọc sách, xem phim hài… để luôn giữ cho tinh thần thư thái.

Để hành trình mang thai được tốt đẹp, thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu hãy quan tâm tới sức khỏe của mình. Đặc biệt, trong những ngày đông lạnh giá, mẹ bầu không nên chủ quan khiến cơ thể nhiễm lạnh và mắc các bệnh nguy hiểm. Chúc mẹ có hành trình mang thai khỏe mạnh và sớm đón thiên thần bé bỏng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI