Đây là 9 sự thật về ốm nghén mọi bà bầu nên biết để có thai kỳ khỏe mạnh

Ốm nghén là một trong những dấu hiệu thai kỳ rõ rệt nhất mà 80% bà bầu trải qua. Ốm nghén có đáng lo ngại và có ảnh hưởng đến thai nhi, vì sao lại có hiện tượng này? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

banner ads

1. Vì sao lại có hiện tượng ốm nghén khi mang thai?

om nghen khi mang thai
Ốm nghén khi mang thai là hiện tượng bình thường

Đến nay, khoa học vẫn chưa thực sự tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao lại có hiện tượng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sau có khả năng gây ốm nghén khi mang thai phổ biến nhất.

- Do thói quen ăn uống thất thường.

- Do lượng đường trong máu thấp.

 - Hệ thần kinh khi mang thai khá nhạy cảm với các mùi vị thực phẩm và gây cảm giác buồn nôn.

- Nội tiết tố tăng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó, progesterone làm giãn các cơ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày liên tục bị đẩy lên và tạo cảm giác buồn nôn, khó tiêu.

- Do yếu tố di truyền như trước đây mẹ bạn từng bị nghén nặng khi mang thai thì nguy cơ bạn cũng bị nghén nặng khi mang thai.

2. Ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?

Hầu hết chị em đều lo lắng ốm nghén sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì khi ốm nghén, chị em không ăn được nhiều và lo lắng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, sự thật thì việc ốm nghén ở 80% thai phụ là bình thường và không ảnh hưởng quá nhiều tới việc mang thai. 

3. Khi nào ốm nghén ảnh hưởng tới thai nhi?

Mặc dù ốm nghén là hiện tượng bình thường, tuy nhiên, ở một số thai phụ thì việc ốm nghén trở thành nỗi "kinh hoàng". Một số bà bầu ốm nghén nặng và không thể ăn được gì, nôn mửa quá nhiều, sút cân và kiệt sức buộc phải vào bệnh viện để theo dõi. Trong các trường hợp này, ốm nghén ảnh hưởng nặng nề tới bà bầu và thai nhi và có nguy cơ sảy thai nếu bà bầu thường xuyên bỏ ăn, căng thẳng, thiếu chất.

Do đó khi ốm nghén nghiêm trọng, chị em nên nhập viện khẩn cấp.

4. Thai nghén thường xuất hiện ở đối tượng nào?

- Những người mới mang thai thường bị ốm nghén nhiều hơn những người đã mang thai nhiều lần.

- Những bà mẹ mang đa thai.

- Phụ nữ dễ bị say tàu xe, say sóng cũng dễ ốm nghén.

- Phụ nữ làm trong lĩnh vực như tổ chức sự kiện, truyền thông, các công việc chịu nhiều áp lực.

5. Ốm nghén giúp em bé thông minh?

om nghen
Ốm nghén không ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ thai nhi

Sự thật thì không phải vậy. Nhiều giải thiết cho thấy, ốm nghén phần lớn do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể bà mẹ khi mang thai. Và điều này không có liên quan đến sự phát triển trí não của thai nhi hay bệnh lý tim mạch nhiều người lầm tưởng.

6. Bà bầu nên làm gì để giảm cơn ốm nghén?

- Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.

- Nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.

- Tránh xa thực phẩm kích thích dạ dày như thực phẩm có mùi khó chịu, chất béo, đồ chiên.

- Có thể dùng sản phẩm có chứa gừng để giảm chứng nôn ói.

- Uống nhiều nước.

7. Ốm nghén có thể kéo dài suốt thai kỳ

Đúng vậy. Có đến 11% bà bầu bị ốm nghén trong suốt 9 tháng thai kỳ và điều này không hề dễ dàng chút nào. Trong đó, số liệu thống kê cho thấy 24% bà bầu ốm nghén vào bất kỳ giờ nào trong ngày và ốm nghén sẽ thuyên giảm sau 12 - 14 tuần thai kỳ.

8. Không ăn hoặc ăn ít sẽ giảm ốm nghén

Sự thật thì không phải vậy. Nếu bà bầu không chịu ăn, không có gì trong bụng thì có thể sẽ bị nghén nặng hơn và mẹ sẽ bị nôn ra nước. Do khi đói sẽ làm tăng dịch vị dạ dày nên mẹ dễ buồn nôn. Chính vì vậy, việc ăn uống đúng cách rất quan trọng để giảm bớt cảm giác nôn ói.

9. Có thể khống chế được cơn ốm nghén

Đúng vậy. Bạn hoàn toàn có thể khống chế và làm giảm cơn ốm nghén bằng nhiều cách. Mặc dù không thể trị dứt điểm nhưng bà bầu sẽ cảm thấy bớt khó chịu hơn. Một số cách giảm ốm nghén như ăn thành nhiều bữa, uống trà gừng, đặt chân lên cao, mặc quần áo thoải mái, làm việc mình thích, ăn món mình thích...

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI