Bà bầu quá ngày dự sinh có nguy hiểm không, cần phải làm gì?

Bà bầu quá ngày dự sinh là hiện tượng nhiều thai phụ gặp phải. Khi đi khám thai, các sản phụ sẽ được bác sĩ dự đoán ngày sinh. Mặc dù, ngày dự sinh dự đoán sẽ không chính xác 100%, nhưng nếu đã đến ngày mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, thì để đảm bảo an toàn nhất, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp xử lý kịp thời.

banner ads
bau qua ngay du sinh
Bà bầu quá ngày dự sinh có nguy hiểm không, cần phải làm gì? Ảnh: Internet

1. Nguyên nhân bà bầu quá ngày dự sinh

Nguyên nhân bà bầu quá ngày dự sinh hiện nay vẫn chưa biết chính xác, nhưng có thể là do một số yếu tố sau:

  • Mang thai con trai .
  • Thai phụ sinh con đầu lòng rất dễ gặp phải hiện tượng sinh quá ngày dự sinh.
  • Bà bầu bị béo phì trong quá trình mang thai .
  • Những lần mang thai trước đó đã từng xảy ra tình trạng thai nhi quá ngày dự sinh.
  • Thai phụ gặp vấn đề về nhau thai .
  • Tiền sử gia đình, người thân có thai kỳ kéo dài hơn bình thường, từ 43 đến 44 tuần.
nguyen nhan
Nguyên nhân bà bầu quá ngày dự sinh. Ảnh: Internet

2. Dấu hiệu thai nhi quá ngày dự sinh

Một số dấu hiệu chuyển dạ của thai phụ khi đến ngày dự sinh như: đau bụng dưới , ra dịch nhầy có lẫn máu, bụng tụt, vỡ ối, cơ thể mệt mỏi, các cơ khớp ở vùng chậu lỏng lẻo hơn,... Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không có những dấu hiệu trên khi đến ngày dự sinh, thì cho có thể thấy thai nhi đang bị già ngày. Dưới đây là những dấu hiệu thai nhi quá ngày dự sinh , mẹ bầu có thể tham khảo và theo dõi cơ thể mình xem có bị hay không. Cụ thể như sau:

  • Thai nhi ít chuyển động : quá ngày dự sinh thai nhi trong bụng sẽ không cử động nhiều như bình thường. Lúc này, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm, giúp xác định thai nhi có khỏe mạnh hay không.
  • Thai không tụt xuống dưới xương chậu : thai tụt xuống dưới xương chậu là dấu hiệu cho thấy sản phụ sắp sinh, mẹ có thể cảm nhận được dấu hiệu này thông qua việc bụng bầu tụt xuống thấp. Nếu thai đã qua 42 tuần mà không có dấu hiệu trên, thì có thể thai đã quá ngày dự sinh.
  • Lần mang thai trước cũng bị quá ngày dự sinh : nếu ở lần mang thai trước thai phụ đã gặp phải tình trạng quá ngày dự sinh, thì những lần sau này thai phụ cũng rất dễ gặp phải.
  • Sản phụ lần đầu sinh con : thai nhi quá 42 tuần nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Mẹ bầu cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phương pháp xử lý thích hợp.
thai it chuyen dong
Thai nhi ít chuyển động là dấu hiệu cho thấy quá ngày dự sinh. Ảnh: Internet

3. Bà bầu quá ngày dự sinh có nguy hiểm không?

Bà bầu quá ngày dự sinh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai phụ và bé trong bụng. Quá ngày dự sinh nhưng thai nhi vẫn phát triển bình thường thì theo thời gian cân nặng bé sẽ tăng lên, khiến cho quá trình sinh nở của thai phụ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này thường ít xảy ra đối với các thai phụ quá ngày dự sinh. Những nguy hiểm em có thể xảy ra khi thai nhi quá ngày dự sinh như:

  • Thai nghén quá kỳ, thai chết lưu.
  • Tăng nguy cơ đẻ mổ, do theo thời gian thai nhi sẽ sẽ có trọng lượng lớn hơn khiến mẹ bầu khó sinh thường .
  • Có phân trong phổi thai nhi, khiến bé khi sinh ra gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng.
  • Lượng nước ối giảm, khiến dây rốn bị chèn ép và lượng oxy cung cấp cho thai nhi sẽ bị hạn chế.
  • Một số tình trạng khác mà thai phụ cũng có thể gặp khi quá ngày dự sinh như tăng nguy cơ xảy ra nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh.
  • Ngoài ra, sinh không đúng ngày dự sinh còn khiến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, da nhăn nheo.
  • Thai quá ngày dự sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nó ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Vậy nên, khi đến ngày dự sinh mà thấy cơ thể vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì cần đến gặp bác sĩ để chỉ định phương pháp kích sinh thường hoặc sinh mổ thích hợp.
thai qua ngay du sinh co nguy hiem
Quá ngày dự sinh mang nhiều tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi và mẹ. Ảnh: Internet

4. Bà bầu cần làm gì khi thai nhi quá ngày dự sinh?

  • Đã đến ngày dự sinh nhưng mẹ bầu chưa có dấu hiệu sinh thì điều đầu tiên cần làm là đi đến gặp bác sĩ. Thông qua siêu âm thai , bác sĩ sẽ đánh giá lượng nước ối và sức khỏe của bé. Nếu có bất thường sẽ được chỉ định mổ lấy thai hoặc kích sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
  • Nếu thai đến ngày dự sinh nhưng không có dấu hiệu chuyển dạ mà không đi khám để được đánh giá đúng mức độ và xử lý kịp thời, sẽ khiến cho bánh nhau thai bị thoái hóa, thai nhi không được cung cấp ấp đầy đủ oxy, chất dinh dưỡng, dẫn đến khả năng cao bị suy thai và tử vong trong bụng.
  • Cũng có nhiều trường hợp thai nhi mặc dù quá ngày dự sinh, nhưng nhau thai vẫn hoạt động tốt, em bé vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, cân nặng tăng lên khiến cho quá trình trình sinh của thai phụ trở nên khó khăn hơn, khả năng sinh mổ cao hơn.
  • Trường hợp quá ngày dự sinh nhưng cổ tử cung thuận lợi, thì thông qua thăm khám bác sĩ sẽ dựa trên sức khỏe của thai nhi, đánh giá nguy cơ để tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên. Hoặc có thể dùng phương pháp kích sinh, giúp mẹ bầu sinh thường đảm bảo sự an toàn cho bé.
  • Nếu trường hợp bác sĩ đã thử mọi thủ thuật kích sinh nhưng vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ thì sẽ chỉ định mổ đẻ.
dieu can lam khi qua ngay du sinh
Nên đi khám khi đã quá ngày dự sinh. Ảnh: Internet

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày không phải là ngắn, mẹ gặp nhiều vất vả và chắc chắn sẽ rất mong chờ ngày được gặp thai nhi. Nhưng nếu đã sát ngày dự sinh mà mãi vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ, thì rất có thể đã quá ngày dự sinh . Lúc này, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Sau cùng Yeutre.vn chúc mẹ và bé vượt cạn thành công và luôn khỏe mạnh nhé.

Diễm Diễm

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI