Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân khỏe mạnh, bố mẹ yên tâm

Ngoài sữa mẹ, các bé giai đoạn từ 7-8 tháng tuổi cần bổ sung thêm các dưỡng chất khác để đảm bảo phát triển toàn diện nhất. Sau khi kết thúc 1000 ngày vàng, tức 6 tháng đầu đời, bố mẹ nên tìm hiểu ngay về thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi để áp dụng ngay nếu muốn con mình khỏe mạnh. Dưới đây Yeutre.vn sẽ gợi ý cho các bạn một số các thực đơn ăn dặm đầy đủ nhất, giúp bé ăn khỏe, tăng cân nhanh.

banner ads

1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi

Như chúng ta đã biết, các bé trong 6 tháng đầu đời chỉ cần sữa mẹ là đủ. Tuy nhiên, từ tháng thứ 7, 8 trở đi, nhu cầu dinh dưỡng của bé đã cao hơn. Sữa mẹ chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Ngoài sữa mẹ, các bà mẹ cần phải bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác để bé có thể phát triển một cách toàn diện, về cả thể chất lẫn tinh thần. Điều cần thiết lúc này là bạn nên xây dựng cho trẻ một thực đơn ăn dặm riêng phù hợp nhất với bé.

Để dễ dàng hơn cho việc lựa chọn thực phẩm, bố mẹ cần chú ý đảm bảo đủ 5 loại dưỡng chất chính sau đây:

  • Thứ nhất là đạm (protein) : Đây chính là nhóm cần quan trọng nhất, góp phần quan trọng vào việc phát triển não bộ cũng như đảm bảo sự sống của cơ thể. Nếu như thiếu đi nhóm chất này, bé rất dễ bị suy dinh dưỡng . Tuy nhiên, nếu nhồi nhét nhiều quá cũng không tốt. Do đó, mẹ nên cho con ăn một lượng hợp lý tùy theo thể trạng của bé.
trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm
Cháo là món dễ ăn, nhiều dinh dưỡng giúp bé tiêu hóa tốt. Ảnh: Internet.
  • Thứ hai là sắt: Được biết, thiếu sắt cơ thể dễ bị mệt mỏi, thiếu sức sống lại hay ốm vặt. Việc bổ sung sắt trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng là điều cần thiết để các tế bào máu được duy trì. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các loại thịt đỏ như bò, dê, heo cũng như các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc, đậu.
  • Thứ ba là kẽm: Chất này đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của bé. Thiếu kẽm sẽ dễ dẫn đến các triệu chứng như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt cũng như gây ra tình trạng chán ăn, ăn không ngon. Kẽm còn phân bổ vào da, tóc, móng một cách tốt hơn. Các mẹ có thể tìm thấy kẽm trong thịt bò, cừu, bí ngô, sữa chua, tôm, hạt vừng,vv…
  • Thứ tư là Omega – 3: Đây là hợp chất rất cần cho việc phát triển não bộ của trẻ. Theo nghiên cứu, bổ sung Omega – 3 có thể giúp giảm triệu chứng ADHD (tức tăng động, bốc đồng và khó tập trung ở trẻ). Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm hen suyễn, cải thiện giấc ngủ cũng như tăng cường chức năng ở não, mắt và tim mạch. Omega – 3 có nhiều trong cá biển (ngừ, cá hồi), các loại hạt, sữa nguyên chất.
  • Thứ năm là Vitamin: Trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi không thể thiếu các loại vitamin. Đặc biệt là các vitamin A, B6, B12 và D3. Nó không chỉ tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, chuyển hóa các chất mà còn giúp duy trì xương khớp, phát triển não bộ. Vitamin có nhiều trong trứng, sữa, các loại rau củ quả có màu vàng hoặc xanh cũng như lúa mì, ngũ cốc nguyên chất.

2. Cách phân chia bữa ăn dặm cho bé 8 tháng hợp lý nhất

2.1. Trẻ 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu mỗi bữa?

Bên cạnh việc tìm hiểu các nhóm dưỡng chất quan trọng cần trong bữa ăn, các mẹ cũng cần biết bé sẽ cần ăn bao nhiêu bữa và mỗi bữa bao nhiêu là đủ . Tất nhiên, mẹ vẫn đảm bảo bé cần được bú đủ tối thiểu là 500ml sữa. Cùng với đó là chế độ ăn dặm gồm 5-6 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ), có thể là bột hoặc cháo. Giai đoạn này, các mẹ có thể xem ăn dặm là bữa chính.

bé 8 tháng ăn dặm
Bữa ăn của bé cần đan xen bữa chính và phụ. Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể đan xen giữa bữa chính và bữa phụ. Một số các loại thực phẩm có thể bổ sung vào bữa phụ như sữa chua, váng sữa . Đối với bữa chính cần ăn đa dạng các loại thịt cá, rau xanh để bé có đủ dưỡng chất phát triển tốt nhất. Tùy vào từng phương pháp ăn dặm, bạn cũng nên đảm bảo cho bé ăn đủ 5-6 bữa kết hợp đan xen sữa mẹ. Dưới đây là gợi ý sắp xếp các bữa ăn trong 1 ngày, các mẹ có thể tham khảo.

Bữa chính:

  • Bữa 1: 8h00
  • Bữa 2: 13h00
  • Bữa 3: 18h00

Bữa phụ:

  • Bữa 1: 10h00-11h00
  • Bữa 2: 15h00-16h00
  • Bữa 3: 20h30-21h00

7,8 tháng chính là giai đoạn vàng của trẻ, khi mà bé vẫn đang phát triển một cách nhanh nhất, về cả trí não lẫn thể chất. Do đó, trong các bữa ăn dặm, mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất kể trên, để bé tăng cân và luôn khỏe mạnh, hạn chế đau vặt. Tuy vậy, cũng tùy vào thể trạng cũng như sở thích của từng bé mà thực đơn ăn dặm cho mỗi bé cũng khác nhau.

thực đơn ăn dặm bé 8 tháng
Bé ăn nhiều hay ít thuộc vào sở thích, bố mẹ đừng ép bé. Ảnh: Internet.

Bé ăn nhiều càng tốt, song bé ăn ít cũng chẳng sao. Đôi khi bước vào thời kỳ Wonder Week , bé có thể biếng ăn một chút. Mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều hoặc quá ít. Nguyên tắc chính vẫn là đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Theo đó, lượng thức ăn ở trẻ cần đạt như sau:

  • Sữa (có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức): Từ 500-600ml
  • Chất đạm (gồm thịt, tôm, cá, trứng): Từ 50-60gram
  • Rau xanh: 50-80gram
  • Hoa quả: 60-100gram
  • Gạo (cháo hoặc bột): 75-90gram.

2.2. Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì? Ăn như thế nào?

Bạn cần biết, sữa mẹ vẫn cần được duy trì trong giai đoạn bé 8 tháng tuổi. Vì bé vẫn còn rất nhỏ, dạ dày còn yếu nên chỉ có thể ăn cháo hoặc bột. Những món ăn dạng này dễ nuốt mà lại bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết như vitamin A, C, chất xơ, protein và đạm. Để bé ăn được nhiều và ngon miệng hơn, các mẹ nên chú ý cách xa bữa bú. Các bữa ăn cần cách nhau 1-2 tiếng để bé có thời gian tiêu hóa thức ăn, không cảm thấy ngán.

trẻ 8 tháng ăn dặm những gì
Bé 8 tháng đã có thể ăn thịt, cá và trái cây. Ảnh: Internet.

Về những loại thực phẩm bé có thể ăn, mẹ nên chọn nguyên liệu dễ ăn, dễ nấu. Ví dụ như nấu cháo kết hợp với thịt bò, chim bồ câu, thịt gà hoặc thủy sản như cua đồng, tôm đồng, cá trê. Bên cạnh đó, các mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua, phô mai hoặc váng sữa trong bữa phụ. Mẹ có thể tìm mua các loại bánh dành cho trẻ ăn dặm cũng rất tốt, bé rất thích.

Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên chú cho bé ăn từ loãng tới đặc, từ ngọt sang mặn để giúp con ăn ngon hơn. Ví dụ như cháo, đầu tiên là cháo xay hoặc ray, tiếp đó mới dần dần cho ăn thô hơn. Khi nấu, thực phẩm nên được thái nhỏ, sau đó luộc hoặc hấp cho nhừ. Điều này giúp bé dễ nhai, tránh mắc cổ. Để tăng thêm hương vị, kích thích trẻ ăn ngon hơn, có thể cho thêm dầu oliu.

3. Nên cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm theo phương pháp nào?

Song song với việc tìm hiểu về thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, các mẹ cũng băn khoăn không biết nên cho bé ăn theo phương pháp nào là tốt nhất. Thực tế, mỗi bé sẽ phù hợp với một cách ăn dặm riêng. Nó phụ thuộc vào thể trạng và tính cách của từng bé.

Theo đó, hiện nay có 3 kiểu ăn dặm được các chuyên gia đưa ra tham khảo nhiều nhất. Đó là ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhậtăn dặm kiểu Tự chỉ huy . Ngoài ra, còn có kiểu ăn dặm 3in1, tuy nhiên nó không phổ biến bằng 3 kiểu trên. Các mẹ cũng nên quan tâm về các ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn ra cách cho bé ăn dặm phù hợp nhất.

3.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng truyền thống

Đây là kiểu ăn dặm rất quen thuộc với các bà mẹ Việt. Đó là việc xay nhuyễn các loại thức ăn như thịt, cá, rau, củ để tạo ra các món bột, cháo khác nhau. Đặc trưng của phương pháp này là đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé bằng cách mix các nhóm thực phẩm với nhau. Nó sẽ bắt đầu bằng các món bột, cháo loãng và tiến dần đến ăn thô hơn.

thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống
Kiểu truyền thống là kiểu ăn dặm đơn giản, dễ nấu. Ảnh: Internet.

Ưu điểm:

  • Đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Xây dựng cách ăn từ loãng đến thô giúp bé tạo thói quen ăn, giúp tránh trường hợp bé biếng ăn cũng như làm dạ dày hoạt động quá sức từ lúc còn nhỏ.
  • Khâu chế biến món ăn cũng nhanh chóng, đơn giản, giúp mẹ tiết kiệm được thời gian để làm việc khác.
  • Nhược điểm:
  • Ăn kiểu truyền thống là kiểu mix các loại thực phẩm chung với nhau. Do đó, bé sẽ khó cảm nhận được vị ngotn của từng món ăn khác nhau. Từ đó dẫn đến mau ngán, biếng ăn hoặc không muosn ăn.
  • Do mẹ ít để ý đến việc tang độ thô thức ăn nên bé biết ăn thô muộn. Trong khi các phương pháp ăn dặm khác, bé sẽ tập ăn thô sớm hơn, sớm phát triển khả năng nhai ở trẻ.
  • Bữa ăn sẽ kéo dài cho bé vừa ăn vừa chơi, không tập trung cho việc ăn uống. Đôi khi, bé còn bắt đi rong mới ăn hết bát bột hoặc cháo.

3.2. Thực dơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật

Kiểu ăn dặm này được khá nhiều mẹ lựa chọn trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng vì nhiều ưu điểm nổi bật. Đó là kiểu cho bé ăn dặm với cháo rây với tỉ lệ 1:10 chứ không quấy bột. Khi đó, cháo lãng sẽ được ăn kết hợp cùng với các thực phẩm. Do đó, nó sẽ giữ được hương vị nguyên bản của món ăn. Đồng thời, sẽ tăng dần độ thô theo từng giai đoạn khác nhau.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật
Kiểu Nhật được các mẹ bỉm hiện đại áp dụng khá nhiều. Ảnh: Internet.

Ưu điểm:

  • Bé được tập ăn thô sớm, từ đó hình thành kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.
  • Bé khám phá nhiều hương vị món ăn hơn, tạo tâm lý ăn uống thoải mái, không gò ép.
  • Bé được tạo thói quen ngồi ăn, giúp tập trung ăn nhanh hơn và tạo kỹ năng tự lập từ sớm.

Nhược điểm:

  • Mẹ sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc dạy bé ngồi và cách cầm thìa để ăn.
  • Tốn công sức, thời gian vì phải chế biến nhiều món ăn riêng biệt.

3.3. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng BLW (Tự chỉ huy)

Đây là kiểu ăn dặm khá đặc biệt và cũng rất thú vị. Khi đó, bé sẽ được quyền tự quyết định việc ăn uống của mình ngay từ đầu. Khi mẹ chọn loại đồ ăn, bé sẽ tự ăn theo cách của riêng mình cũng như quyết định khối lượng đồ ăn đó. Dễ hiểu là, bé có thể ngồi chung bàn với người lớn. Bé thích gì thì ăn đó và ăn thô mọi thứ đã được hầm mềm bằng cách cầm nguyên miếng cho vào miệng.

thực đơn ăn dặm kiểu chỉ huy
Kiểu ăn này giúp bé tự khám phá các món ăn khác nhau. Ảnh: Internet

Ưu điểm:

  • Do bé ăn cùng gia đình nên sẽ giúp ít tốn kém, bé lại trải nghiệm các hương vị món ăn một cách phong phú và chân thực nhất.
  • Tạo cho bé một môi trường ăn uống tự nhiên cũng như phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát lượng thức ăn cho bé.
  • Tạo tính tự lập từ sớm, giúp trẻ trở nên khéo léo hơn thông qua việc sử dụng tay kết hợp với mắt trong việc đưa thức ăn vào miệng.

Nhược điểm:

  • Nếu mẹ không để ý sẽ khó kiểm soát được lượng thức ăn bé đưa vào cơ thể.
  • Trẻ dễ bị hóc đồ ăn

4. Gợi ý 2 thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

4.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng theo kiểu truyền thống

Thứ 2 - Thứ 4:

  • 6h30: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 8h30: Cháo trứng gà.
  • 10h: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 12h: Cháo lươn rau muống
  • 14h: 1 hộp váng sữa
  • 17h: Cháo thịt
  • 19h: Đu đủ chín
  • 21h: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
cháo thịt
Mẹ nên luân phiên thay đổi các món cháo mỗi ngày. Ảnh: Internet

Thứ 3 – Thứ 5:

  • 6h30: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 8h30: Cháo thịt heo
  • 10h: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 12h: Cháo tim lợn rau ngót
  • 14h: 1 hộp sữa chua
  • 17h: Cháo bột đậu xanh bí đỏ
  • 19h: 100gram dưa hấu
  • 21: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thứ 6 – Chủ nhật

  • 6h30: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 8h30: Cháo thịt bò
  • 10h: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 12h: Cháo thịt gà rau cải
  • 14h: Nước cam
  • 17h: Cháo cua
  • 19h: 1/2 quả chuối
  • 21h: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
nước cam
Nước cam nên pha loãng theo tỉ lệ 1:10. Ảnh: Internet.

Thứ 7

  • 6h30: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 8h30: Cháo thịt gà
  • 10h: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 12h: Cháo tôm bí xanh
  • 14h: Nước trái cây
  • 17h: Cháo thịt bò
  • 19h: Xoài chín
  • 21h: Bé bú 150ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Lưu ý: Trên đây chỉ là thực đơn tham khảo, các mẹ có thể luân phiên thay đổi các món ăn theo sở thích của bé. Song, vẫn đảm bảo đủ 8 bữa gồm 3 bữa sữa mẹ, 3 bữa cháo và 2 bữa trái cây, nước ép hoặc sữa chua. Nên nhớ, các bữa nên cách nhau tầm 1.5-2 tiếng, đừng để bé ăn quá no dễ bị nôn trớ.

4.2. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng theo kiểu Nhật

Các mẹ có thể tạo cho bé thói quen tự lập từ sớm bằng phương pháp ăn kiểu Nhật, kiểu ăn dặm cho bé 8 tháng đang rất được các bà mẹ bỉm sữa lựa chọn. Nếu quyết định cho bé ăn theo kiểu này, các mẹ có thể tham khảo thực đơn như sau, khá là chi tiết.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật đa dạng món song tốn thời gian nấu nướng. Ảnh: Internet.
  • Thực đơn 1: Đùi gà luộc + su su luộc.
  • Thực đơn 2: Đậu hũ rán + bánh khoai lang trứng gà rau mồng tơi.
  • Thực đơn 3: Mì Ý xào cá hồi + mướp đắng xào trứng.
  • Thực đơn 4: Cơm nắm + cài thìa cà rốt + thịt xíu mại.
  • Thực đơn 5: Cơm nắm + giá đỗ luộc + cà tím hấp + chả cá siêu hồng rau ngót.
  • Thực đơn 6: Bánh yến mạch + nấm xào thịt bò.
  • Thực đơn 7: Bánh khoai mỡ phô mai + đậu hũ nhồi thịt rau càng cua
  • Thực đơn 8: Bánh yến mạch bột gạo thịt gà nấm + cà rốt.
  • Thực đơn 9: Cơm nắm cá hồi + cà rốt luộc + tôm luộc + cải thìa xào.
  • Thực đơn 10: Cơm nắm + bí ngòi hấp + cải thìa xào + trứng rán.
  • Thực đơn 11: Bánh khoai lang trứng rán rau dền + xíu mại
  • Thực đơn 12: Cơm trứng gà + bí đỏ + bí đao + dưa leo.
  • Thực đơn 13: Tôm luộc + su su luộc + cà rốt + mướp đắng.
  • Thực đơn 14: Sandwich + thịt gà luộc + dưa hấu
  • Thực đơn 15: Bánh khoai tây cá hồi + tôm+ ớt chuông + bông cải trắng.

5. Cách nấu các món ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi giúp tăng cân

5.1. Cháo rau cải thịt gà

Chuẩn bị:

  • Cháo trắng: 40-50gram
  • Rau cải: 15-20gram
  • Thịt gà: 10-15gram
  • Nước luộc gà: 30gram
cháo rau cải thịt gà
Cháo rau cải giúp bổ sung chất xơ cho bé dễ tiêu hóa. Ảnh: Internet

Cách chế biến:

  • Bước 1: Rau cải rửa sạch, chỉ lấy lá, luộc chín rồi thái nhuyễn.
  • Bước 2: Thịt gà luộc chín, giã mịn hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 3: Cho thịt gà cùng rau cải vào nồi xào sơ qua với chút dầu oliu cho thơm.
  • Bước 4: Trút hết vào nồi cháo đã nấu chín, khuấy đều cho sôi trở lại là được.

5.2. Thịt gà sốt khoai tây

Chuẩn bị:

  • Thịt gà: 10-15gram
  • Khoai tây 15-25gram
  • Nước dashi/ nước luộc rau/ nước dùng gà: 20gram
thịt gà sốt khoai tây
Sốt khoai tây hấp dẫn và bổ dưỡng. Ảnh: Internet

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Thịt gà luộc chín với một chút muối, nhã nhỏ.
  • Bước 2: Khoai tây rửa sạch, hấp chín rồi đem nghiền mịn.
  • Bước 3: Trộn thịt gà, khoai tây cùng với nước dashi tạo thành hỗn hợp hơi sệt rồi cho bé ăn.

5.3. Cháo nấm rơm thịt bằm

Chuẩn bị:

  • Bột gạo: 5 thìa
  • Thịt heo: 30gram
  • Nấm rơm: 3-4 cái
  • Dầu ăn: 1 thìa canh
cháo nấm rơm thịt bằm
Cháo thịt nấm đầy đủ dinh dưỡng, bé ăn ngon hơn. Ảnh: Internet.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho bột vào nước, khuấy đều lên để tạo độ sánh và không còn vón cục.
  • Bước 2: Cho nấm rơm, thịt heo rửa sạch, băm nhỏ rồi vào cho chín.
  • Bước 3: Bắc nồi bột lên, đun sôi với lửa vừa cho đến khi bột chín. Thả hỗn hợp nấm thịt vào, đun thêm 3 phút nữa là chín.

5.4. Cách nấu cháo thịt heo rau cải

Chuẩn bị:

  • Cháo trắng: 40-50gram
  • Rau cải ngọt: 3-4 ngọn
  • Thịt heo: 30gram
  • Dầu ăn: 1 thìa
cháo thịt heo rau cải
Món này rất dễ thực hiện lại thơm ngon. Ảnh: Internet. 

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 2: Rau cải ngọt rửa sạch, băm nhỏ.
  • Bước 3: Cháo nấu chín, cho thịt vào đun sôi 5 phút cho thịt chín rồi cho thêm rau cải vào, nấu thêm 3 phút nữa.
  • Bước 4: Cháo chín, múc ra bát, cho thêm dầu ăn và để nguội cho bé ăn.

5.5. Cháo tôm rau dền

Chuẩn bị:

  • Bột gạo: 50gram
  • Tôm nõn: 30gram
  • Rau dền: 10gram
  • Dầu ăn: 1 thìa
cháo tôm rau dền
Bạn có thể dùng dền đỏ cho màu sắc đẹp hơn. Ảnh: Internet

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Tôm bóc rửa, lột chỉ đen, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Rau dền cũng lặt và rửa sạch.
  • Bước 2: Cho tôm và dền vào nấu chín. Đợi cho đến khi hỗn hợp ấm thì cho bột gạo vào khuấy đều. Đun sôi lại với lửa nhỏ để bột gạo chín hẳn.
  • Bước 3: Cho dầu ăn vào, tắt bếp. Múc ra, đợi cho nguội rồi cho bé ăn khi còn ấm.

5.6. Cháo cá lóc khoai lang

Chuẩn bị:

  • Cháo trắng: 40-50gram
  • Cá lóc: 3-4 lát mỏng.
  • Khoai lang: 1 củ
  • Dầu ăn: 1 thìa
cháo cá lóc khoai lang
Mẹ nên cho bé ăn nhiều cá giúp thông minh sáng mắt. Ảnh: Internet.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cá lóc rửa sạch, hấp chín rồi loại bỏ xương. Lấy phần thịt nạc cá tán nhuyễn, để riêng vào chén.
  • Bước 2: Khoai lang đem hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Nấu chín cháo, cho cá cùng khoai lang vào trộn đều, có thể nêm thêm gia vị dành riêng cho trẻ.
  • Bước 4: Cho thêm 1 thìa dầu ăn, tắt bếp. Múc ra thổi nguội cho bé ăn.

5.7. Súp thịt bò bí đỏ

Chuẩn bị:

  • Thịt bò: 50gram
  • Bí đỏ: 40gram
  • Hành tây: 1 củ
  • Bơ: 1 thìa
  • Kem tươi: 1 thìa
  • Nước hầm xương, rau mùi
súp thịt bò bí đỏ
Tô súp đầy dinh dưỡng chắc chắn mẹ không thể bỏ qua. Ảnh: Internet.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch, xay nhuyễn. Bí đỏ gọt vỏ, thái lát mỏng rồi xay nhuyễn. Hành tây thái lát mỏng.
  • Bước 2: Cho bơ vào nồi, để tan chảy rồi cho hành tây vào xào mềm. Cho thịt bò, bí đỏ vào xào chung cho đến khi chín đều.
  • Bước 3: Bắc nước hầm xương lên, đun sôi. Đổ hỗn hợp thịt bò bí đỏ vào nồi, hầm cho đến khi chín mềm.
  • Bước 4: Khi hỗn hợp đã chín, tắt bếp để nguội một lát rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Bước 5: Cho lại lên bếp, đun nóng lại một lần nữa cho sôi, có thể thêm chút gia vị trẻ em. Múc ra chén, thổi nguội cho bé thưởng thức.

5.8. Cháo cá cà rốt

Chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 50gram
  • Cà rốt: ½ củ
  • Thịt cá: 30gram
  • Dầu ăn: 1 thìa
cháo cá cà rốt
Cháo cá rốt giúp sáng mắt lại thông minh. Ảnh: Internet.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Gạo vo sạch, bắt lên bếp nấu chín nhừ. Cà rốt rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Cá làm sạch, hấp chín rồi bằm nhỏ, nhớ loại bỏ xương.
  • Bước 2: Cháo chín, cho cá cùng cà rốt vào nấu chung, đun sôi thêm 2 phút nữa tắt bếp. Có thể thêm gia vị dành riêng cho trẻ nếu mẹ thích.
  • Bước 3: Cho thêm thìa dầu ăn cho trẻ, tắt bếp. Đợi cháo hơi nguội, múc cho ra bé thưởng thức.

5.9. Bột thịt rau củ hỗn hợp

Chuẩn bị:

  • Bột gạo: 50gram
  • Rau củ: Cà rốt, khoai tây, cải xanh, rau bó xôi, măng tây, bí đỏ.
  • Thịt bò hoặc thịt heo: 30gram
  • Dầu ăn: 1 thìa
cháo bột thịt rau củ
Mẹ có thể mua bột xay sẵn hoặc tự xay cho đảm bảo. Ảnh: Internet. 

Các bước chế biến:

  • Bước 1: Các loại rau củ đem rửa sạch, thái mỏng, luộc chín mềm rồi đem thái nhuyễn. Thịt đem rửa, nấu chín, băm nhuyễn hoặc xay mịn.
  • Bước 2: Hòa bột gạo với nước, đun sôi rồi cho thịt, rau củ vào nấu cùng. Mẹ có thể nêm thêm gia để món ăn ngon hơn.
  • Bước 3: Bột gạo cùng nguyên liệu đã chín, cho thêm thìa dầu ăn rồi tắt bếp. Đợi bớt nóng, múc ra cho bé thưởng thức.

5.10. Trái cây mix sữa chua cho bữa phụ

Chuẩn bị:

  • 1 hộp sữa chua
  • Trái cây tươi: Xoài, chuối hoặc bơ
trái cây mix sữa chua
Thực đơn bé ăn dặm không thể thiếu trái cây. Ảnh: Internet.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Trái cây đem gọt vỏ, bỏ hạt chỉ lấy phần thịt, đem xay nhuyễn.
  • Bước 2: Lấy chỗ trái cây đã xay nhuyễn, trộn cùng với sữa chua theo tỉ lệ hợp lý để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

6. Chế độ ăn dặm cho bé 8 tháng – Những điều cần lưu ý

Để bé có thể ăn ngon, hấp thu tốt nhất, các mẹ cần lưu ý một số các nguyên tắc trong thực đơn ăn dặm như sau:

  • Mẹ có thể cho bé thử nhiều món cùng một lúc. Khi ấy, bạn sẽ biết món nào bé thích, món nào bé không thích. Trong khi bé ăn bốc, mẹ nên có mặt cho đến khi bé hoàn tất bữa ăn. Vì một số thực phẩm có thể khiến bé bị nghẹn. Khi ấy, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng cho tay vào miệng lấy ra là được.
  • Nếu tháng 6 chỉ là giai đoạn các bé thử sức thì từ 8 tháng trở đi, bé đã có thể ăn được các thức ăn đặc hơn. Ví dụ như cháo, bún, phở hoặc là cơm nát . Điều này rất tốt vì đây cũng là lúc bé đang mọc răng, giúp bé phát triển khả năng nhai.
món ăn cho bé 8 tháng
Nên đa dạng các thực phẩm khi cho bé ăn. Ảnh: Internet
  • Với tâm lý mong muốn bé tăng cân, tròn trịa, nhiều mẹ ép bé phải ăn thật nhiều. Tuy nhiên, điều này dễ khiến trẻ sợ ăn, dẫn đến biếng ăn. Tốt nhất, các mẹ nên cho ăn theo sở thích và khả năng của bé. Nếu bé khó trong ăn uống, nên chia nhỏ bữa ăn. Như vậy, vừa đảm bảo được lượng thực ăn cần thiết, vừa đảm bảo cho bé tiêu hóa tốt.
  • Trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, nên ưu tiên những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của trẻ như rau xanh, trái cây cũng như đảm bảo đủ nước. Bên cạnh đó, các mẹ nhớ hạn chế cho bé ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa vì điều này có thể khiến gan hoạt động quá tải, ảnh hưởng chức năng gan thận.
  • Khi chế biến món ăn, mẹ nhớ không nên cho thêm bất cứ loại gia vị nào. Một phần, điều này sẽ giúp bé cảm nhận rõ được hương vị thơm ngon của thức ăn. Mặt khác, tạo thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe và thận cho bé yêu nhà bạn.
  • Đối với các dụng cụ cho bé 8 tháng ăn dặm, mẹ nên chú ý vệ sinh thật kỹ lưỡng để tránh vi khuẩn ảnh hưởng đến đường ruột của bé. Tốt nhất, sau khi rửa xong, các mẹ nên chần sơ qua nước sôi để giết chết vi khuẩn.
  • Mẹ cần lưu ý, nên cho bé thử món từ 2-3 ngày trước khi bổ sung món mới. Cũng đừng ép bé ăn quá nhiều, hãy tùy thuộc vào khả năng của từng bé.
  • Trường hợp nấu cháo bằng nước hầm xương, mẹ nên cẩn trọng lược cho nước thật trong. Vì trong nước ninh xương có thể vẫn còn sót lại các cặn bên dưới. Me có thể nấu cháo bằng nước lọc thông thường chứ không nhất thiết phải dùng nước hầm.

Bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức , các mẹ cần xây dựng thêm thực dơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi để trẻ có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Để bé ăn khỏe, tăng cân tốt, các mẹ nên chú ý đa dạng bữa ăn, vừa giúp bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết, vừa tạo hứng thú cho trẻ ăn ngon miệng. Hy vọng, qua những thông tin vàng cùng các gợi ý món ăn ở trên sẽ giúp các mẹ có một hành trình nuôi con nhàn tênh và thú vị.

Nguyễn Diên

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI