Từ những tiến bộ trong các kỹ năng vận động và nhận thức, nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi sẽ tăng cao.
Những thay đổi ở bé 8 tháng tuổi:
Bé 8 tháng tuổi thích cầm nắm và đưa mọi thứ vào miệng
- Bé 8 tháng tuổi đã bắt đầu tỏ rõ dấu hiệu cho biết kỹ năng cầm nắm của bàn tay và nhu cầu ăn thức ăn thể đặc.
- Bé đã có thể sử dụng chức năng của các ngón tay để cầm, nắm đồ vật
- Có thể chuyển các món đồ từ tay này sang tay khác
- Đưa mọi thứ vào miệng
- Bắt đầu dùng hàm để nhai đồ vật và thức ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi
Bé 8 tháng tuổi đã có thể ăn đặc hơn và thích dùng dạng miếng để nhai, gặm
Sữa mẹ, rau củ và trái cây vẫn là những thực phẩm chủ yếu giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé 8 tuổi. Bên cạnh đó, thịt, cá và đậu phụ đã bắt đầu được thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Và đây là những nguồn thực phẩm quan trọng:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Một ít pho mát mềm và phô mai tiệt trùng
- Rau nghiền (cà rốt, bí, khoai tây, khoai lang…)
- Hoa quả nghiền (chuối, đào, lê, bơ…)
- Thức ăn cầm tay (bánh ngũ cốc hình chữ cái, trái cây cắt nhỏ, trứng, khoai tây nấu chín, mì ống, bánh quy giòn…)
- Các thực phẩm giàu đạm (thịt, gia cầm, cá rút xương, đậu phụ, đậu nấu chín như: đậu lăng, đậu Hà Lan hoặc đậu đen)
- Ngũ cốc bổ sung chất sắt (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)
Lượng dùng phù hợp cho thực đơn hàng ngày của bé 8 tháng tuổi
Để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi, một danh sách thực phẩm dinh dưỡng vẫn chưa đủ. Quan trọng là mẹ phải biết điều chỉnh lượng thực phẩm đó sao cho thật phù hợp theo mỗi bữa ăn và duy trì chúng đều đặn trong suốt giai đoạn ăn dặm của trẻ. Dưới đây là lượng dùng các loại thực phẩm phù hợp với trẻ 8 tháng tuổi để mẹ tham khảo:
- 1/4 đến 1/3 cốc sữa (hoặc 1/2 miếng pho mát)
- 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt
- 3/4 đến 1 chén trái cây cắt miếng
- 3/4 đến 1 chén rau
- 30g thức ăn giàu protein
Lưu ý khi thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi
Nên giới thiệu các món ăn mới cùng lúc để trẻ lựa chọn
Trước khi tạo thực đơn mới hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi, các mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Nên đợi sau 2-3 ngày làm quen với món ăn trước khi đưa ra một món mới
- Nên giới thiệu các món ăn mới cùng lúc để trẻ lựa chọn
- Để bé dễ dàng chấp nhận món ăn mới, nên chọn lúc bé thật đói hãy dọn món lên bàn và chỉ cho ăn từng chút một trước khi muốn bé ăn đúng với lượng dùng hàng ngày như đã làm với các món ăn cũ.
- Có thể viết sẵn thực đơn với các loại thực phẩm mới trên giấy để dễ lựa chọn. Đó sẽ là cuốn nhật ký thực phẩm để mẹ có thể dựa vào đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé.
Trên đây những thông tin cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi. Mong rằng nó sẽ là nguồn tham khảo tốt cho mẹ để điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi mới của con yêu.
Yeutre.vn
Nguồn: BC