Cho bé ăn dặm sớm và rủi ro liên quan bạn nên biết

Cho bé ăn dặm sớm là quyết định của khá nhiều bà mẹ. Những lý do cho con ăn dặm sớm có thể là do mẹ ít sữa, mẹ phải đi làm hoặc đơn giản chỉ vì sợ...con đói. Và, trong số những bà mẹ cho trẻ ăn dặm sớm này, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ các rủi ro mà sau này con mình sẽ gặp phải. Hoặc, có thể suy nghĩ của nhiều mẹ về rủi ro với trẻ khi ăn dặm sớm là không quá nghiêm trọng. 

banner ads
Mẹ nắm bàn tay bé
Có khá nhiều bà mẹ quyết định cho con ăn dặm sớm. Ảnh Pixabay

1. Rủi ro khi cho bé ăn dặm sớm là gì?

1.1. Cho bé ăn dặm sớm có thể làm tăng nguy cơ béo phì

Theo Học viên Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP - The American Academy of Pediatrics), cho bé ăn dặm sớm làm tăng nguy cơ béo phì. Tình trạng béo phù này không chỉ có thể xảy ra ở giai đoạn sơ sinh, mà còn trong cả giai đoạn ấu thơ.

Vào năm 2011, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics (tạp chí của AAP) đã nghiên cứu cụ thể mối quan hệ có thể có, giữa thời điểm cho trẻ ăn dặm và nguy cơ béo phì ở trẻ sau này.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét việc cho trẻ ăn dặm có thể ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ béo phì của trẻ trước tuổi đi học. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, những trẻ không bú mẹ hoặc ngừng bú mẹ trước 4 tháng, có liên quan đến tỷ lệ béo phì tăng gấp 6 lần khi lên 3. Với trẻ ăn dặm sớm trước 4 tháng cũng như vậy.

Một ý kiến khác cho rằng, thức ăn đặc không bổ dưỡng như sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thức ăn ăn dặm có thể ít dinh dưỡng hơn và nhiều calo hơn. Đây cũng là yếu tố có thể gây béo phì ở trẻ em

Bé bụ bẫm
Cho bé ăn dặm sớm có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Ảnh Pixabay 

1.2. Thức ăn dặm làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận dinh dưỡng của trẻ

Các em bé dưới 6 tháng chưa đủ phát triển để nuốt thức ăn rằng đúng cách. Không chỉ là vấn đề nuốt và hệ tiêu hóa của con cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy, cho ăn dặm sớm có thể gây khó khăn cho bé trong quá trình ăn lẫn tiêu hóa thức ăn.

Bên cạnh đó, khi bé được cho ăn dặm sớm, nhiều bé sẽ giảm bú mẹ. Nghĩa là con sẽ bú ít hơn lượng sữa mẹ cần thiết. Trong khi đó, sữa mẹ cung cấp nhiều dinh dưỡng và cả đề kháng cho bé nữa.

Các điều trên đều có khả năng ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà trẻ tiếp nhận. Thực tế, không hiếm những bé ăn dặm sớm lại bị suy dinh dưỡng so với những trẻ ăn dặm ở thời điểm thích hợp. 

Bé ăn khó khăn
Bé ăn dặm sớm sẽ khó tiêu hóa thức ăn. Ảnh Internet 

1.3. Cho bé ăn dặm sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe

Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể gây dị ứng và bệnh chàm ở trẻ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể có mối liên hệ giữa việc trẻ ăn dặm sớm với các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh Celiac (không dung nạp gluten.)

Trên đây là 3 rủi ro điển hình được cho là có ảnh hưởng lâu dài đến sực khỏe của trẻ ít nhất là đến 3 tuổi. Vấn đề này đã được bàn và nói đến không ít. Chính vì thế, Học viên Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICE),...đều nhấn mạnh về thời điểm cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất là 6 tháng tuổi, chứ không nên sớm hơn. 

Mẹ đút cho bé trai ăn dặm
Khoảng 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất cho bé ăn dặm. Ảnh Pixabay 

2. Tại sao bạn phải đợi đến khoảng 6 tháng mới nên cho bé ăn dặm

Có khá nhiều lý do tích cực và có lợi cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ khi bạn cho con ăn dặm ở thời điểm phù hợp. Khoảng 6 tháng được cho là thời điểm tốt nhất để trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn dặm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức vì:

  • Sữa mẹ và sữa công thức cung cấp năng lượng và đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ đến khoảng 6 tháng tuổi.
  • Nếu bạn cho con bú sữa mẹ , bạn sẽ giúp bảo vệ con chống lại bệnh tật và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chờ đến khoảng 6 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm là cho bé thời gian phát triển để con có thể hoàn toàn thích nghi với thức ăn ăn dặm. Điều này bao gồm thực phẩm rắn được chế biến thành bột, ngũ cốc và gạo được thêm vào sữa.
  • Bé có thể tự bú được nhiều hơn.
  • Bé sẽ di chuyển thức ăn quanh miệng, nhai và nuốt tốt hơn. Điều này có nghĩa là bé sẽ có thể tiến tới làm quen nhanh hơn từ mùi vị đến kết cấu thức ăn. Và có thể, con không cần ăn thức ăn ở dạng hỗ hợp mịn lâu. 
Mẹ đút cho bé ăn
Bé tập ăn dặm đúng thời điểm sẽ ăn tốt hơn. Ảnh Pixabay 

3. Nhận biết về thời điểm ăn dặm phù hợp nhất của bé

Ở khoảng 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều có dấu hiệu chứng tỏ con đã sẵn sàng cho việc bé ăn dặm . Vì thế bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu đặc trưng liên quan để khởi động hành trình ăn dặm của con. Các dấu hiệu đặc trưng này chính là:

  • Bé tỏ ra thích thú với thức ăn mà người khác đang ăn.
  • Bé có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ.
  • Bé ngẩng cao đầu được.
  • Bé chọn thức ăn mềm và đưa thức ăn này vào miệng.
  • Bé chịu được đút bằng thìa.
  • Bé ngậm thức ăn trong miệng và nuốt thay vì dùng lưỡi đẩy thức ăn ra.
  • Bé phản ứng khi đã no bằng cách quay đầu đi chỗ khác hoặc không chịu mở miệng nếu bạn đút thêm thức ăn. 
Bé với rổ nho
Bé tỏ ra thích thú với thức ăn người khác đang ăn là một trong những dấu hiệu đã đến lúc con có thể tập ăn dặm. Ảnh Pixabay 

4. Lưu ý quan trọng dành cho bạn 

Liên quan đến thời điểm bé ăn dặm có một vài lưu ý khá quan trọng bạn cần ghi nhớ. Nhiều bé có biểu hiện rõ ràng nên mẹ có thể phát hiện ngay khi quan sát con. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé không có biểu hiện mạnh mẽ về việc muốn ăn thức ăn khác ngoài bú mẹ hay sữa công thức. Trường hợp này bạn cần kiên nhẫn hơn.

Nếu như bé của bạn không cố gắng bốc thức ăn ngay cả khi được bạn khuyến khích, hoặc con phản ứng tiêu cực khi bạn chạm thìa vào môi bé, thì đây có thể là dấu hiệu con chưa sẵn sàng ăn dặm. Bạn có thể cân nhắc việc thử một vài món ăn dặm khác. Điều này nhằm kiểm tra, liệu có phải món bạn cho bé ăn con không thích hay không. Nếu con vẫn tiếp tục từ chối ngay cả khi bạn đã đổi món, đừng ép bé mà bạn nên kiên nhẫn chờ thêm một vài ngày nữa rồi thử lại. 

Mẹ đang đút cho bé ăn
Khi tập cho con ăn dặm, bạn hãy thật kiên nhẫn. Ảnh Pexels 

Cho bé ăn dặm sớm chưa khi nào là một quyết định hay hoặc được khuyến khích. Vì, ăn dặm sớm không thực sự tốt cho trẻ. Ở khoảng 6 tháng tuổi bạn nên bắt đầu thử tập cho bé ăn dặm - đây là lời khuyên từ hầu hết các tổ chức y tế, chăm sóc sức khỏe bà mẹ & trẻ em cũng như các bác sỹ, chuyên gia. Điều này có lợi cho bé về nhiều mặt, không chỉ trong giai đoạn sơ sinh mà còn cho giai đoạn lớn hơn của con sau đó.

Nguồn tham khảo: NHS, CDC, Verywell Family & FirstCry Parenting

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI