1. Lý do bệnh mùa hè của trẻ bùng phát
Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, thời tiết nắng nóng làm cho các bé rất dễ bị bệnh nếu không được chăm sóc chu đáo. Vào thời điểm này, nhiều bệnh dịch bùng phát do khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ký sinh trùng, vi-rút và vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, bé trải qua một thời gian nắng nóng kéo dài nên việc bị bệnh là không thể tránh khỏi.
2. 14 bệnh mùa hè của trẻ thường gặp
2.1 Phát nhiệt
Vào mùa hè thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao làm cho thân nhiệt của bé cũng bị thay đổi. Phát nhiệt là khi nhiệt độ tăng cao không giảm, miệng khô, khát nước, uống nhiều, da khô nóng bỏng, không có, hoặc có ít mồ hôi, tiểu tiện trong dài ngày và đi nhiều, tinh thần bồn chồn, mệt mỏi, quan sát thấy môi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch đập nhanh.
Trường hợp này hay xuất hiện ở các bé nhỏ, còn phải ẵm bồng trong ngày hè nắng nóng. Mẹ có thể cho bé uống các loại nước như: Nước lá sen dưa hấu, nước sâm dưa hấu, nước ngân hà sâm diệp,...
2.2 Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh. Dịch tay chân miệng này lây lan rất nhanh và rất khó kiểm soát ở trẻ em. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây biến chứng viêm não ở trẻ, thậm chí gây tử vong. Hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này.
2.2.1 Biểu hiện của bệnh
- Từ 3 – 7 ngày đầu với các biểu hiện đầu tiên là sốt nhẹ, chảy nước mắt, mỏi mệt, kém ăn, đau họng.
- Đối với trẻ nhỏ đang bú, trẻ sẽ đau khóc, bỏ bú. Trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi,...
- Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.
- Nếu trẻ sốt hơn 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa đến bệnh viện kịp thời.
- Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
2.2.2 Cách phòng tránh
- Vệ sinh cho trẻ hàng ngày.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh hay những đồ dùng của người bệnh.
2.2.3 Khi trẻ bị bệnh
- Điều trị tại nhà bằng các phương pháp chườm mát hạ sốt, bù nước và chất điện giải cũng như bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thức ăn lỏng, dễ tiêu.
- Khi vệ sinh thân thể cho bé mắc bệnh tay chân miệng , cần cẩn thận để không làm vỡ các bóng nước gây nhiễm trùng da.
2.3 Sốt xuất huyết bùng nổ
Vào thời tiết mùa hè, muỗi sinh sôi nhiều hơn. Trẻ bị sốt xuất huyết là do bị muỗi anophen đốt. Đây là một bệnh rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt là vào mùa hè. Đa số trường hợp tử vong vì bị sốt xuất huyết rơi vào trẻ nhỏ khi các bé gặp phải biến chứng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa. Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị cho bệnh sốt xuất huyết này.
2.3.1 Dấu hiệu
- Trẻ bị sốt bất thường hai ngay liên tiếp.
- Da của bé xuất hiện các chấm đỏ và bầm da, chảy máu mũi và chân răng.
- Trẻ nôn nhiều, nôn ra máu khi bệnh nặng lên.
- Trong vòng 3 – 6 ngày, trẻ hết sốt nhưng trẻ vẫn xuất hiện các triệu chứng như lừ đừ, lạnh tay chân, tím môi, vã mồ hôi, bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng, chảy máu bất thường.
2.3.2 Cách phòng bệnh
- Cho trẻ nằm màn.
- Cho trẻ mặc quần áo tay dài, sáng màu.
- Sử dụng kem chống muỗi, nhang muỗi, bình xịt muỗi,...
- Diệt muỗi và loăng quăng xung quanh nhà.
- Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa.
2.4 Trẻ sốt do vi rút
Vì sức đề kháng của bé còn yếu, nên vi rút gây bệnh rất dễ xâm nhập. Vào mùa hè, các virut gây bệnh này sinh sôi càng nhiều. Bệnh thường diễn biến từ 5 - 7 ngày là khỏi.
2.4.1 Triệu chứng
Sốt cao 39-40 độ C, đau đầu, đau nhức mình mẩy, quấy khóc, có thể kèm theo triệu chứng của viêm đường hô hấp hắt hơi, sổ mũi, ho.
Hai virut trẻ nhỏ dễ gặp phải là virut phát ban và virut Rubella sởi . Khi đó, trẻ có các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra trẻ có nổi hạch ở cổ, gáy, gây đau và tồn tại lâu mới mất đi.
2.4.2 Cách chữa trị
- Hạ sốt với nước ấm.
- Bù nước điện giải bằng đường uống.
- Bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng cẩn thận để hạn chế bội nhiễm.
- Trẻ thường mệt mỏi, biếng ăn nên mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho con bằng sữa và nước hoa quả.
- Ba mẹ phải theo dõi sát sao để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm như sốt kèm theo nôn ói, co giật, mất ý thức vì có khả năng bệnh chuyển biến nặng thành viêm não, viêm cơ tim cấp,…
2.5 Bệnh đường hô hấp
Viêm đường hô hấp trên được chia thành 2 loại: Viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính. Vào thời tiết nắng nóng, trẻ em sẽ uống và ăn nhiều đồ lạnh, ngồi máy quạt, điều hòa,... Điều này làm đường hô hấp của bé bị tổn thương, gây ra viêm đường hô hấp .
Bệnh đường hô hấp là một tổ hợp bệnh: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp,...
2.5.1 Triệu chứng
Sốt, có khi kèm run, ho, hắt hơi, chảy nước muỗi,...
2.5.2 Cách phòng bệnh
- Không nên cho trẻ ăn và uống đồ lạnh nhiều vào mùa hè.
- Hạn chế việc ra mồ hôi ở trẻ, lau mồ hôi thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng quạt, điều hòa nhiều.
- Không nên vui chơi ngoài trời quá lâu.
2.6 Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Bệnh sẽ gây ra các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh, có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch bệnh.
2.6.1 Biểu hiện
- Sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn,...
- Trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu.
- Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.
2.6.2 Cách chữa trị
- Không đến chổ đông người để tránh lây bệnh.
- Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
- Hạn chế gãi gây trầy xướt, nhiễm trùng.
- Tắm bằng nước ấm, tránh để mụn nước bị vỡ dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo.
- Bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.
- Kiêng đồ nếp, tanh, đò cay nóng, chiên xào dầu mỡ,...
2.7 Tiêu chảy
Khi thời tiết nóng ẩm và có mưa, các loại ruồi, vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh về tiêu hóa ở trẻ. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân – miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
2.7.1 Dấu hiệu
- Đi ngoài quá nhiều lần, phân lỏng có mùi tanh.
- Trẻ thường quấy khóc và sốt.
2.7.2 Cách phòng bệnh
- Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác.
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Chế biến thức ăn cho bé hợp vệ sinh, các công cụ nấu ăn sạch sẽ.
- Cho trẻ uống nhiều nước, dinh dưỡng hợp lý .
2.8 Viêm họng
Trẻ dễ bị sốc nhiệt vào mùa hè. Đặc biệt là khi cho trẻ ăn và uống các đồ lạnh quá nhiều làm thay đổi nhiệt độ trong vòm họng trẻ một cách đột ngột làm trẻ bị viêm họng, nặng hơn sẽ là ung thư vòm họng.
Cách phòng bệnh
- Vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ăn và uống đồ lạnh vào mùa hè .
- Không tắm cho trẻ khi trẻ mới chơi xong.
- Bổ sung nước, rau xanh và chế độ dinh dưỡng cho bé đầy đủ.
2.9 Bệnh thương hàn
Các thực phẩm bị ô nhiễm, thiếu vệ sinh cá nhân và xung quanh gây nên bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ.
2.9.1 Triệu chứng
Sốt cao, có thể lên đến 40 độ, nổi ban hồng, phân lỏng, mất nước và giảm sức khỏe rất nhanh.
2.9.2 Cách phòng bệnh
- Vệ sinh cho trẻ, giữ gìn sạch sẽ môi trường xung quanh bé.
- Nguồn nước sạch, uống nước sạch.
- Cho trẻ ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn ngoài.
2.10 Say nắng
Mùa hè, các bé thường vui chơi rất sôi nổi ở thời tiết nắng nóng kéo dài. Bé sẽ bị rối loạn điều hòa thân nhiệt.
2.10.1 Biểu hiện
- Nôn, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi và chuột rút.
- Ngất xỉu, cơ thể bị co giật khi nhiệt độ cơ thể bé tăng đến 40 độ C.
2.10.2 Cách hạn chế bé bị say nắng
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài lúc trời nắng gắt.
- Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, quần áo dài tay, đội mũ rộng vành cho trẻ.
- Không nên để nhiệt độ phòng và nhiệt đồ bên ngoài quá chênh lệnh.
- Cần tăng cường các thức ăn chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự oxy hóa như: Thức ăn giàu viatmin E, caroten (dưa vàng, dưa hấu, cải bó sôi,...), vitamin E (dầu đậu nành, hạt dẻ, hạt điều, ...), vitamin C (trái cây tươi, trà xanh, rau cải xanh,...).
2.11 Viêm màng não mủ
Bệnh này bùng phát nhiều vào mùa hè và rất nguy hiểm cho trẻ. Do thời tiết nóng bức và các bệnh ở trẻ gây nên biến chứng xấu.
2.11.1 Dấu hiệu
- Sốt cao, nôn, rối loạn tiêu hóa, trẻ kém ăn, quấy khóc,...
- Rối loạn ý thức, đau đàu, chóng mặt, giảm hoạt động, thậm chí liệt vận động.
2.11.2 Cách phòng bệnh
- Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh cho trẻ, nên cho trẻ tiêm từ 2 tháng đến 5 tuổi để phòng bệnh cho trẻ.
- Vệ sinh, tắm rửa bé đúng cách.
- Tránh các bệnh tay chân miệng, sởi, quai bị ,... tránh những biến chứng gây viêm màng não.
2.12 Bệnh tả
Nguyên nhân là do ăn uống mất vệ sinh, không giữ vệ sinh cá nhân. Bệnh này xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
2.12.1 Triệu chứng
Nôn mửa, hai nhãn cầu cảm giác sâu vào trong, làn da mất đi độ đàn hồi và thậm chí giảm số lần đi tiểu. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị bất tỉnh vì suy kiệt.
2.12.2 Cách chữa bệnh
Cho trẻ đến bệnh viện hoặc cho trẻ dùng dung dịch ORS để giữ lượng nước trong cơ thể trẻ. Mặc dù phương pháp này chỉ là một phần trong phương pháp điều trị, nhưng có hiệu qủa tới 80-99%.
2.13 Rôm sảy, mụn nhọt
Khi trẻ vui chơi trong thời tiết nắng nóng, trẻ bị đổ mồ hôi, điều này cho phép vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông. Vi khuẩn này cùng với bụi bẩn và hormone kích động liên quan đến sự phát triển của trẻ và nhiều nguyên nhân khác, kết quả là gây ra rôm sảy, mụn nhọt và các mẩn ngứa đỏ. Trẻ có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
Cách phòng bệnh:
- Thường xuyên tắm và vệ sinh cho bé. Bạn có thể sử dụng các loại lá như lau diếp cá, lá kinh giới để tắm cho bé.
- Nơi ở của bé thoáng mát, lau mồ hôi thường xuyên cho bé.
- Không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắt đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.
2.14 Ngộ độc thực phẩm
2.14.1 Nguyên nhân
- Trẻ ăn phải thực phẩm bị ôi thiu, bảo quản không đúng cách hoặc thực phẩm chưa chín, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ngộ độc cho trẻ. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng như mùa hè, thức ăn cho bé không được đảm bảo.
- Trẻ tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là vô tình tiếp xúc với phân của vật nuôi.
- Ăn hoa quả, rau xanh có thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chưa rửa sạch.
- Nguồn nước bị ô nhiễm.
2.14.2 Triệu chứng
- Trẻ bị đau bụng, nôn mửa.
- Ban đầu trẻ sốt nhẹ, rồi dẫn chuyển sang sốt cao.
- Cơ thể trẻ mất nước do sốt.
- Một số trường hợp còn bị tiêu chảy.
2.14.3 Cách phòng chống
- Nên mua thực phẩm ở nơi uy tín, còn sống.
- Với các món ăn từ khoai mì, khi ăn cần chú ý ngăn tình trạng ngộ độc xyanua. Các mẹ nên lột vỏ khoai mai, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, khi luộc mở nắp nồi để xyanua bay hơi.
- Không nên cho bé ăn những củ đã mọc mầm, có vỏ chuyển sang màu xanh hoặc đã để quá lâu.
- Thức ăn khi đã chế biến không nên để lâu, không quá 4 tiếng đồng hồ, cần lưu ý đặc biệt khâu bảo quản, tránh chuột, bọ, gián, ruồi,…
- Rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn, đồng thời rửa tay để tập cho con thói quen vệ sinh tay sạch sẽ trước mỗi bữa ăn.
- Tất cả các thực phẩm phải được nấu chín kỹ, tránh tình trạng còn tái, sống, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Thịt cá chưa chế biến cần giữ trong bao kín, giữ ở đáy tủ lạnh hoặc ngăn đá. Trong thời tiết mùa hè, các loại thực phẩm dễ ôi thiu nên giữ trong môi trường nhiệt độ dưới 5 độ C.
- Ăn chín uống sôi.
- Không để thức ăn chín lẫn thức ăn sống.
3. Những bí quyết giúp bé tránh bệnh mùa hè hiệu quả
Mùa hè, trẻ rất sẽ bị bệnh. Vì vậy các mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ tốt hơn để phòng chống các bệnh có thể xâm nhập cơ thể trẻ. Hãy cùng áp dụng những bí quyết chăm sóc cho bé mùa hè sau đây:
3.1 Chế độ dinh dưỡng
- Tăng cường trái cây, rau xanh để cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Khuyến khích bé ăn nhiều rau dền, bí xanh,…để bổ sung vitamin C, Kali, giải nhiệt cơ thể mùa nắng nóng.
- Cho trẻ uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày. Điều này vừa giúp tăng điện giải, vừa bổ sung lại lượng nước mà cơ thể mất khi trời nóng.
- Hạn chế cho bé uống nước lạnh, thức ăn để tủ lạnh.
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ, không nên cho trẻ ăn quá mặn.
- Cho trẻ ăn nhiều các loại quả như: dâu tây, đu đủ, xoài, dưa hấu, đào chín,… Bổ sung vitamin C, Kali, Beta-caroten,… và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng.
- Mua thức ăn, đồ uống đóng gói còn hạn sử dụng, nhãn hiệu uy tín.
- Nấu ăn và bảo quản thức ăn cho trẻ đúng cách, an toàn.
- Giữ gìn vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ.
3.2 Vệ sinh
- Tắm gội cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Lau mồ hôi và thay quần áo cho trẻ thường xuyên.
- Không cho trẻ nghịch đất, cát, bụi bẩn.
- Không đi nằm khi tắm xong.
- Khi bé bị nổi rôm sảy, tránh cho bé gãi chỗ bị sảy để không gây nhiễm trùng da nặng hơn.
- Khi bé vừa tắm xong, không nên cho bé nằm phòng điều hòa hay ngồi quạt.
3.3 Vận động ở trẻ
- Hạn chế cho bé vận động dưới trời nắng, nên cho bé tham gia thể dục, thể thao vào sáng sớm, hoặc chiều muộn.
- Vận động lành mạnh giúp trẻ tăng sức đè kháng.
- Thời gian để bé vui chơi ngoài trời ít nhất là 60 phút/ ngày để bé có được cơ hội rèn luyện thể lực, sức đề kháng được tốt hơn.
Với những bệnh mùa hè của trẻ được Yeutre.vn tổng hợp trên đây, hẳn sẽ giúp bố mẹ biết cách chăm sóc con tốt hơn khi mùa hè đang tới. Luôn tạo cho con một môi trường sạch sẽ, an toàn để con phát triển khỏe mạnh, đây cũng đồng thời là cách ta không tạo cơ hội cho các bệnh thường gặp vào mùa hè xâm nhập cơ thể bé. Muốn con khỏe mạnh và phát triển toàn diện là dựa hết vào sự chăm sóc chu đáo, cũng như kiến thức để phòng chống bệnh cho trẻ thật tốt của phụ huynh. Và điều này, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động thực hiện được, phải không các bố mẹ!
Chi Lê tổng hợp