Các bước xử lý nhanh khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Thời tiết nắng nóng kéo dài, trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Do đó, cha mẹ cần có kiến thức và sự chuẩn bị kỹ lưỡng để xử lý nhanh khi trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm tại nhà.

banner ads

1. Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Đau bụng là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Trẻ nhỏ bụng dạ yếu nên có nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao nếu thức ăn không được nấu chín, thức ăn lạ, ôi thiu...

- Buồn nôn hoặc nôn: Sau khi trẻ ăn xong thức ăn sau vài phút hoặc sau 1 giờ, trẻ có những triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, có khi nôn ra máu.

banner ads

- Đi ngoài, đau bụng là triệu chứng khá phổ biến khi trẻ bị ngộ độc thức ăn. Phân có thể có nước, lẫn máu.

- Trẻ sốt cao trên 38 độ C, một số trẻ đi ngoài nhưng không sốt. Với trường hợp trẻ sốt cao kéo dài thì cha mẹ cần chú ý thêm nhiều biểu hiện khác để điều trị kịp thời.

2. Các bước xử lý nhanh khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

- Cho trẻ ngưng ngay món ăn nghi ngờ là nguyên nhân gây ngộ độc cho trẻ.

- Khi trẻ có dấu hiệu buồn nôn nhưng chưa nôn, cha mẹ có thể rửa sạch tay, đeo gạc (loại dùng để rơ lưỡi) và móc họng cho trẻ nôn ra càng nhiều càng tốt. Trong quá trình xử lý theo cách này, cha mẹ cần khéo léo và tránh làm xây xát họng trẻ (cách này thường áp dụng với trẻ lớn). Tư thế của trẻ là cúi đầu xuống phía dưới để tránh gây sặc khi thực phẩm trào ra ngoài đường miệng, vì nếu để thực phẩm trào lên mũi gây ngạt hoặc xuống phổi rất nguy hiểm. Trong trường hợp thức ăn trào lên mũi, mẹ phải nhanh chóng dùng miệng hút thức ăn từ mũi cho trẻ để phòng ngạt mũi.

- Sau khi trẻ nôn xong dùng khăn sạch để lau miệng và người trẻ, cho trẻ nằm nghỉ ngơi và quan sát theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm cần xử lý nhanh để tống vi khuẩn ra ngoài

- Có thể cho trẻ uống một ít nước ấm mật ong hoặc nước dừa (bỏ thêm chút muối) để làm sạch đường ruột và bổ sung nước (Cha mẹ cần bù thêm nước cho trẻ sau khi lượng nước cơ thể mất đi vì ói hoặc đi ngoài). Cho trẻ uống từ từ một ít một, không quá nhiều một lúc. Sau khi uống xong cho trẻ nghỉ ngời 5 - 10 phút.

- Nếu quan sát thấy tình trạng sức khỏe trẻ có phần tốt hơn thì vẫn cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu, không cần kiêng nhiều. Một số thực phẩm gợi ý như cơm mềm, cháo, súp để giúp ruột mau phục hồi và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường.

3. Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Trẻ bị ngộ độc cần theo dõi thường xuyên và tính số lần đi ngoài, nôn ói, chất dịch nôn, nước tiểu... Nếu trẻ có những dấu hiệu như mệt lừ đừ, đau bụng quặn người, nôn nhiều, không uống được nước, bỏ bú, sưng môi, sốt cao, phân có máu hay màu xanh, bụng trướng và kéo dài trên 2 ngày cần phải đưa đi cấp cứu ngay.

Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài, cha mẹ không vội vàng dùng thuốc cầm tiêu chảy vì nhiều trường hợp, dùng thuốc cầm tiêu chảy khiến phân không ra được gây trướng bụng, trẻ đau đớn rất khó chịu, vi khuẩn phân ở trong hệ tiêu hóa lâu hơn càng nguy hiểm. Việc dùng thuốc cầm tiêu chảy cần phải có chỉ định của bác sĩ sau khi làm xét nghiệm, kiểm tra nguyên nhân gây ngộ độc.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI