Suy dinh dưỡng và những điều mẹ nên biết để chăm sóc con tốt hơn

Suy dinh dưỡng hiện nay vẫn luôn là nỗi khổ tâm của nhiều bậc phụ huynh. Bởi, khi sinh con ra, cha mẹ đều mong muốn con mình khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, hành trình phát triển của trẻ đôi khi không diễn ra như phụ huynh mong đợi. Vậy làm sao để phòng ngừa và giảm thiểu, cũng như khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ? Yeutre.vn mời bố mẹ cùng điểm qua một số thông tin khái quát và khá hữu ích, liên quan đến vấn đề suy dinh dưỡng để nắm rõ, và từ đây có thể chăm sóc con mình tốt hơn.

banner ads
Bé trai gầy ốm
Đôi khi quá trình phát triển của con diễn ra không như phụ huynh mong đợi, chẳng hạn con gầy và ăn bao nhiêu cũng không mập mạp lên được chẳng hạn. Ảnh Internet

1. Về các thể của suy dinh dưỡng

Để xác định tình trạng suy dinh dưỡng, chúng ta chủ yếu dựa vào bảng cân nặng, bảng chiều cao theo chuẩn WHO và bảng chiều cao cân nặng của trẻ Việt Nam. Căn cứ trên số liệu này, chúng ta theo dõi và có thể biết được con mình đang phát triển mức độ nào, có ổn không, có rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng hay không. 

1.1 3 thể suy dinh dưỡng

Phân loại suy dinh dưỡng trên cộng đồng, người ta chia suy dinh dưỡng thành 3 thể: 

  • Sinh dưỡng thể nhẹ cân : Cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD).
Trẻ ăn chay
Đôi khi trẻ gầy thậm trí rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng vì có chế độ dinh dưỡng quá "chay tịnh" - Ảnh Internet
  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi-suy dinh dưỡng mạn tính : Mức độ tăng trưởng của cơ thể giảm, có thể bắt đầu từ khi bé còn trong bụng mẹ. Được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD).
  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm-suy dinh dưỡng cấp : Là hiện tượng cơ và mỡ bị teo đi, tình trạng diễn ra trong thời gian ngắn. Được xác định khi cân nặng theo chiều cao (dưới -2SD).

1.2 Cách phân loại hay gặp trên lâm sàng

Cách phân loại suy dinh dưỡng hay gặp trên lâm sàng gồm các thể thiếu dinh dưỡng nặng sau: 

  • Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus)
  • Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor)
  • Thể trung gian (Marasmic-Kwashiorkor)

Trong đó, suy dinh dưỡng thể trung gian thường gặp hơn so với hai thể trên với mức độ bệnh nhẹ hơn. Đây là dạng kết hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo đét và thể phù, nguyên nhân là do trẻ bị thiếu năng lượng và thiếu protid. Cân nặng của bé giảm xuống dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường (dưới - 4SD).

Trẻ chán ăn
Trẻ có biểu hiện chán ăn thì nguy cơ bị suy dinh dưỡng là khá cao- Ảnh Internet

2. Các cấp độ suy dinh dưỡng

2.1 Phân loại theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

  • Suy dinh dưỡng độ 1 : Cân nặng dưới - 2SD đến - 3SD; tương đương với cân nặng còn 70 - 80% trọng lượng của trẻ bình thường. Lúc này, lớp mỡ dưới da bụng mỏng, trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hoá .
  • Suy dinh dưỡng độ 2 : Cân nặng dưới - 3SD đến - 4SD; tương đương với cân nặng còn 60 - 70% trọng lượng của trẻ bình thường.
  • Suy dinh dưỡng độ 3 : Cân nặng giảm xuống dưới mức- 4SD; tương đương còn 60% trọng lượng của trẻ bình thường.

Cách phân loại theo WHO với ưu điểm là nhanh, đơn giản, phổ biến. Nhưng có mặt hạn chế là không phân biệt được suy dinh dưỡng cấp hay mạn tính, không nêu đủ các thể suy dinh dưỡng nặng.

2.1 Cấp độ suy dinh dưỡng phân loại theo Waterlow (1976)

Phương pháp này khá trực quan, khi sử dụng cả hai chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi; để phân loại suy dinh dưỡng cấp hay mạn tính và suy dinh dưỡng trong quá khứ dựa theo bảng sau:

2.3 Cấp độ suy dinh dưỡng phân loại theo Wellcome (1970)

Phương pháp phân loại theo Wellcome sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi, phù hợp để phân loại thể suy dinh dưỡng thể nặng.

Như vậy, dựa trên bảng chiều cao cân nặng , chúng ta có thể biết tình trạng của con có rơi vào trường hợp suy dinh dưỡng hay không, thông qua số liệu cân nặng và chiều cao của trẻ, so sánh với thông số chuẩn được cung cấp trong bảng chiều cao cân nặng. 

Nếu trẻ rơi vào trường hợp có khả năng bị suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng, phụ huynh có thể căn cứ thêm vào việc phân loại cấp độ suy dinh dưỡng theo WHO hoặc các cách phân loại cấp độ khác, nhằm rõ hơn tình trạng suy sinh dưỡng của trẻ đang ở cấp độ nào, mức độ nhẹ hay nặng. Qua các dữ liệu này, phụ huynh có thể mang con đến các chuyên khoa dinh dưỡng, các bác sỹ chuyên môn để thăm khám kiểm tra lại cho chính xác hơn. Từ đó, chúng ta sẽ có hướng và cách cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ cho hiệu quả. 

3. Chế độ ăn dành cho trẻ suy dinh dưỡng

Thực phẩm giàu đạm
Thực phẩm giàu đạm luôn cần phải được chú ý trong chế độ dinh dưỡng cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Ảnh Internet

Cải thiện tình trạng cân nặng cho con, ngay cả tình trạng suy dinh dưỡng, quan trọng nhất vẫn là cải thiện từ chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Trong việc cải thiện này, mẹ cần xác định được mình cần làm những gì, bổ sung chất nào, tăng cường các nhóm thực phẩm nào, chế biến thế nào, cách cho con ăn cần phải thay đổi ra sao,...có như vậy, mới góp phần tích cực vào việc khắc phục được tình trạng của con. Cụ thể hơn, mẹ có thể tham khảo những lưu ý quan trọng liên quan sau đây: 

3.1 Tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ

Thức ăn cho trẻ nên đầy đủ chất dinh dưỡng, càng đa dạng càng tốt và cần phải cân bằng. Tùy theo độ tuổi mà mẹ lựa chọn thức ăn phù hợp cho trẻ. Khi chế biến phải chú ý cắt nhuyễn (băm nhuyễn), nấu mềm và nêm phù hợp với độ tuổi, khẩu vị của trẻ. Những thực phẩm thích hợp để cải thiện thể chất cho trẻ nên dùng như trứng, thịt, cá, rau và chắc chắn là không thể thiếu sữa . Trường hợp con không uống sữa hoặc ngán sữa, mẹ hãy thay thế bằng các chế phẩm sữa như phô mai, yogurt.

Trẻ uống sữa
Sữa là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất đối với bé suy dinh dưỡng- Ảnh Internet

3.2 Thêm dầu mỡ vào món ăn của bé

Với trẻ gầy, suy dinh dưỡng, dầu mỡ là không thể thiếu trong các bữa ăn của trẻ. Vì, dầu mỡ giàu năng lượng hơn cả chất bột và đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ, mẹ cần cho vào 1-2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ dành cho trẻ. Hơn nữa, dầu mỡ còn là chất xúc tác, giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tốt hơn. 

3.3 Nấu cháo đặc cho bé

Trong các thực đơn cải thiện cân nặng cho trẻ, các món cháo giàu dinh dưỡng vừa giúp trẻ dễ ăn, dễ hấp thu dinh dưỡng, và các món cháo đặc sẽ mang lại nguồn năng lượng cao hơn cho trẻ. Nhưng mẹ cũng lưu ý đừng nấu quá đặc, sẽ khiến trẻ khó ăn. Có khá nhiều món cháo giàu dinh dưỡng có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng ăn uống của con. Và khi nấu cháo, mẹ cần nghiên cứu, dùng các công thức cháo bổ dưỡng như cháo thịt cóc, cháo chim cút, cháo thịt bò băm cùng lòng đỏ trứng, cháo gà,...Các món cháo có thêm đa dạng các loại thịt, cá, rau củ, chế biến hấp dẫn thơm ngon để kích thích trẻ ăn, sẽ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Cháo đặc
Cháo đặc giàu dinh dưỡng là một trong các món ăn không thể thiếu trong thực đơn cải thiện thể chất của trẻ. Ảnh Internet

3.4 Ăn thêm bữa phụ

Tuy gọi là bữa phụ, nhưng bữa phụ lại rất quan trọng, nhất là với trẻ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng. Bữa phụ bắt đầu trước bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. Đây cũng là lúc để trẻ ăn bù cho bữa ăn chính ít trước đó.

Một số thực phẩm tốt dành cho bữa phụ mà mẹ có thể cho con ăn như sữa chua, trái cây, bánh kẹo lành mạnh,.... Và, một bữa ăn phụ trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp trẻ ngủ thẳng giấc và ngủ ngon hơn.

3.5 Không ép trẻ ăn

  • Một sai lầm phổ biến trong việc chăm sóc trẻ, dẫn đến nguy cơ dinh dưỡng chính là việc cho con ăn uống sai cách và nhất là ép trẻ ăn . Mẹ nên lưu ý rằng, ép ăn chỉ khiến trẻ sợ ăn, nôn trớ, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn. Điều này chẳng những không cải thiện được sức khỏe, mà còn khiến trẻ suy dinh dưỡng trầm trọng hơn. Do đó, hãy tôn trọng trẻ, không buộc con ăn thêm khi con không thích ăn hoặc không có nhu cầu ăn thêm nữa. 
  • Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn, mỗi ngày 5 – 6 bữa, thời gian cách các bữa phù hợp để bảo đảm thức ăn trẻ tiếp nhận đã được tiêu hóa, tiêu hao và có thể nạp thêm. Việc chia nhỏ bữa ăn, còn khiến trẻ không có cảm giác phải ăn nhiều, trẻ sẽ nhanh đói và ăn sẽ ngon miệng hơn.
Chia nhỏ bữa ăn
Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn để trẻ nhanh đói, dễ ăn, hấp thu tốt hơn và không ngán ăn. Ảnh Internet
  • Để tình trạng hấp thụ dinh dưỡng được tốt, trong chế độ dinh dưỡng mẹ còn phải lưu ý cho trẻ vận động, kể cả vận động ngoài trời, để con có cơ hội tiêu hao năng lượng, dễ hấp thu thức ăn tốt, trẻ mau đói và kích thích việc con ăn ngon miệng hơn. Hãy khuyến khích con chọn và hoạt động thể chất với một vài bộ môn thể thao yêu thích, để con tăng cường vận động . Đây cũng là một yếu tố cần thiết và tác động tích cực đến việc cải thiện tình trạng gầy hoặc suy dinh dưỡng của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng. 

Suy dinh dưỡng ở trẻ dù có thể được xem là không dễ điều trị, nhưng không phải là không thể thực hiện trong tầm tay của phụ huynh. Chỉ cần bố mẹ biết điều chỉnh chế độ ăn, chú ý cân bằng và bổ sung dinh dưỡng hợp lý đúng cách, cộng thêm việc hỗ trợ và hướng dẫn bé hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thì Yeutre.vn tin rằng, khả năng con yêu hồi phục gần như là 100%.

Mai Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI