Bé lười ăn: Một số điều mẹ nên làm và cần tránh

Bé lười ăn, mẹ phải làm sao đây? Nhìn con suy dinh dưỡng, thấp còi ngày một nặng hơn làm cho các bậc làm cha làm mẹ không khỏi đau xót. Khi thấy trẻ chạy trốn, thích chơi đùa hơn là việc ngồi vào bàn ăn thì mẹ nên và không nên làm gì để giúp bé yêu của mình thoát khỏi tình trạng chán ăn? Chia sẻ sau đây sẽ bật mí cùng mẹ để góp phần cải thiện tình trạng này nhé.

banner ads

Những năm đầu đời là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển toàn diện về sau này. Chính vì vậy mà phụ huynh cần đặc biệt chú ý cả về mặt thể chất lẫn tinh thần cho bé. Bên cạnh việc cho bé hoạt động thể lực đúng cách thì việc cân bằng chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển vượt trội ở trẻ.

trẻ không chịu ăn
Tré ngán ngẫm khi nhìn thấy đồ ăn - Ảnh Internet

Do đó nếu tình trạng bé lười ăn kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy rất nghiêm trọng. Trẻ lười ăn rất dễ dẫn đến tình trạng bị suy dinh dưỡng , thấp còi và thậm chí là nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm. Gặp trường hợp trẻ chán ăn, bỏ bữa, mẹ cần sớm tìm ra cách khắc phục để nhanh chóng giúp trẻ bổ sung đủ dinh dưỡng đảm bảo một cơ thể luôn phát triển khỏe mạnh.

Khi đủ 6 tháng tuổi, trẻ đã có những biểu hiện rõ về chứng biếng ăn như việc khóc thét, không chịu mở miệng khi mẹ đút thức ăn. Từ khoảng 24 tháng tuổi trở đi, trẻ có thể bỏ chạy, không chịu ngồi vào bàn ăn, ngậm thức ăn hay có thể chơi mải miết hàng giờ đồng hồ mà không có cảm giác thèm ăn. Khi đó, mẹ sẽ giải quyết như thế nào đây?

1. Mẹ nên làm gì khi thấy bé lười ăn?

trang trí món ăn cho trẻ
Món ăn thêm màu sắc, hấp dẫn sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn - Ảnh Internet

Việc đầu tiên mà mẹ nên làm là hãy tự hỏi rằng mình đã thật sự “lắng nghe” được tâm lý của trẻ chưa? Đủ hiểu trẻ cần gì và muốn gì chưa?

Có nhiều lý do dẫn đến việc bé lười ăn nhưng đa phần là cha mẹ chưa tìm ra đúng nguyên nhân nên đã áp dụng sai cách. Hiểu được điều gì đã làm trẻ biếng ăn là cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề. Sau đây là những điều mẹ nên làm để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi “căn bệnh” này:

  • Trò chuyện cùng con nhiều hơn để hiểu tâm lý con.
  • Lên kế hoạch, xây dựng thực đơn cho trẻ .
  • Tạo sự đa dạng cho các món ăn.
  • Tăng màu sắc, mùi vị trong món ăn.
  • Quan sát những món khẩu vị của bé.
  • Lập thời gian biểu ăn uống khoa học, đúng giờ.
  • Để bé chủ động xúc thức ăn nếu bé thích.
  • Cho bé tham gia vào hoạt động chế biến cùng gia đình.
  • Tốt nhất mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để có sự hướng dẫn điều trị cụ thể, chính xác trong trường hợp bé biếng ăn kéo dài mẹ không thể cùng con tự cải thiện.

2. Những điều mẹ nên tránh khi bé lười ăn

Song song với những việc cần làm thì mẹ cũng nên hạn chế tuyệt đối một số điều cần thiết. Điều này nhằm để không làm trẻ thêm hoảng sợ và chán ăn hơn.

trẻ bị quát mắt
Trẻ sợ hãi khi bị bố mẹ quát mắng - Ảnh Internet
  • Hạn chế cho con ăn vặt thường xuyên

Trẻ sẽ dễ no trước bữa ăn nếu như cho trẻ thỏa thích ăn vặt. Bên cạnh đó nếu không được kiểm soát tốt thì trẻ sẽ ăn phải một số món ăn có chứa nhiều chất vị gia có hại cho sức khỏe của trẻ. Như vậy con càng không muốn ăn bữa chính hoặc ăn cho "có lệ".

  • Không cho trẻ sử dụng thuốc kích thích

Các bác sĩ chuyên môn khuyên mẹ không nên cho bé sử dụng chất kích thích vì chúng rất dễ gây tác dụng phụ. Mẹ cũng không tự ý dùng các loại thuốc bổ giúp con ăn ngon miệng nếu không có hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Tránh quát mắng, thúc ép trẻ ăn

Việc quát mắng trẻ không chỉ không đem lại hiệu quả mà còn gây ra tác dụng ngược. Việc quá mắng làm trẻ hoảng sợ trước mỗi bữa ăn. Con sẽ tìm cách tránh bữa ăn, không hợp tác với mẹ trong việc hoàn thành bữa ăn. Hoặc, con chỉ ăn để đối phó. 

  • Không dụ trẻ bằng cách vui chơi, xem ti vi, nghịch điện thoại

Nếu dụ dỗ trẻ bằng nhiều hoạt động vui chơi, hay cho trẻ xem ti vi , chơi điện thoại sẽ làm trẻ quen với việc này. Như vậy về sau rất khó để trẻ có thể chủ động trong ăn uống.

Mẹ hãy sẵn sàng giúp bé yêu “thoát ra” khỏi tình trạng bé lười ăn bằng những việc mình nên làm mẹ nhé. Đồng thời, lưu ý những điều mình không nên làm để chứng biếng ăn của trẻ không trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ cũng cần bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ để có thể chủ động giúp bé cưng của mình trong mọi trường hợp nhé.

Thủy Nguyễn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI