Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Rối loạn tiêu hóa là một bệnh lí thường gặp ở trẻ em. Rối loạn tiêu hóa  tuy không phải là một bệnh lí nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước và làm cho trẻ dễ biếng ăn, bỏ ăn, cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, khi trẻ gặp phải vấn đề này cha mẹ cần tìm cách khắc phục nhanh, giúp trẻ có chế độ ăn uống thích hợp để cải thiện sức khỏe của trẻ.

banner ads

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường có những biểu hiện gì?

Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường gặp như:

  • Trẻ bị nôn, trớ: Trường hợp nặng hơn có thể bị mất nước, người hốc hác, chán ăn, quấy khóc và mệt mỏi.
  • Trẻ bị tiêu chảy: Trường hợp này kéo dài sẽ bị mất nước nhiều, nếu không bù nước kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
  • Ngoài ra, trẻ còn có thể bị đầy bụng, khó chịu, ợ hơi.
trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những biểu hiện thường gặp do rối loạn tiêu hóa ở trẻ- Ảnh Internet

Khi trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ cần lưu ý và tìm phương pháp xử lí phù hợp, để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

2. Rối loạn tiêu hóa và nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

2.1 Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ trong hệ tiêu hóa làm đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sẽ làm cho trẻ biếng ăn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi.

2.2 Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Do chế độ ăn uống không hợp lí, không cung cấp đủ chất xơ, vitamin trong các bữa ăn.
  • Do trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Các loại thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi làm cho các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào gây rối loạn tiêu hóa.
  • Do trẻ bị dị ứng ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân này xảy ra khi trẻ ăn các đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn ôi thiu hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
  • Do sức đề kháng của trẻ còn non yếu.
Cho bé ăn nhiều rau củ quả
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ các loại rau củ, trái cây - Ảnh Internet

3. Cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, trước tiên cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rồi sau đó tìm ra biện pháp xử lí thích hợp.

  • Nếu nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lí: cha mẹ hãy điều chỉnh ngay chế độ ăn uống của trẻ. Cân bằng các chất dinh dưỡng trong thức ăn, tránh cho trẻ ăn cùng một loại thức ăn kéo dài.
  • Nếu nguyên nhân do dùng thuốc kháng sinh hay ngộ độc thức ăn: cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất để kịp thời chữa trị tránh để tình trạng kéo dài.

Ngoài ra, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cần chú ý những điều sau đây:

  • Bổ sung nước cho trẻ.
  • Chế biến thức ăn mềm cho trẻ để dễ tiêu hóa, đảm bảo ăn chín, uống sôi.
  • Bổ trợ men vi sinh cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, chất xơ, vitamin,…
Sữa chua
Sữa chua giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn và giảm tỉ lệ mắc chứng rối loạn tiêu hóa- Ảnh Internet

4. Một số bệnh lí thường gặp do rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây ra

4.1 Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất có trong dạ dày vào thực quản. Do cấu trúc thực quản và dạ dày của trẻ nhỏ không giống với người lớn, thực quản ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên trẻ rất dễ bị nôn trớ. Nếu trẻ nôn ít, vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao. Và tình trạng này sẽ chấm dứt khi trẻ lớn.

Trẻ nôn trớ
Nôn trớ là biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em- Ảnh Internet

4.2 Trẻ bị táo bón

Táo bón không phải là bệnh mà nó là triệu chứng của nhiều bệnh lí khác nhau, hoặc chỉ là một rối loạn cơ năng. Khi trẻ bị táo bón, số lần đi tiêu sẽ ít hơn bình thường, phân cứng và đôi khi còn cómáu.

Táo bón thường xảy ra khi trẻ có chế độ ăn uống không hợp lí, chất dinh dưỡng trong thức ăn không cân bằng( ăn nhiều mỡ, chất đạm, ít chất khoáng), uống nhiều sữa bò thay thế cho sữa mẹ. Để chấm dứt tình trạng này, mẹ nên xây dựng cho trẻ một thực đơn với chế độ ăn uống hợp lí, tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh trong một giờ cố định.

4.3 Trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy có thể xem là một bệnh thông thường. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mất nước và mất điện giải trầm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần nhanh chóng bù nước và điện giải cho trẻ rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị. Tránh để tình trạng này kéo dài.

Để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn chín,uống sôi, có chế độ dinh dưỡng hợp lí, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em   mà mẹ nên nắm rõ. Hy vọng qua những chia sẻ này, mẹ sẽ có được những cách phòng tránh cũng như chăm sóc tốt hơn, để trẻ có thể tránh khỏi chứng rối loạn tiêu hóa và phát triển khỏe mạnh.

Kiều Duyên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI