Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho bé luôn khỏe mạnh

Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì là kiến thức mà các mẹ nên tìm hiểu, để giúp con có sức khỏe tốt. Việc lập ra kế hoạch ăn uống, vận động thích hợp sẽ giúp trẻ phòng tránh các loại bệnh thường gặp và phát triển toàn diện, thông minh. Đồng thời đây cũng là cách giúp đặt nền tảng tốt cho sự phát triển của trẻ sau này.

banner ads

1. Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì để giảm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

1.1. Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến sự phát triển của trẻ

  • Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé
suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng khiến bé gầy yếu kém phát triển - Ảnh Internet

Dinh dưỡng là nguồn năng lượng nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể bé hoạt động. Vì vậy nếu bé thiếu đi lượng dinh dưỡng cần thiết. Mỗi bộ phận sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cơ thể. Ví dụ như nếu bé thiếu vitamin A, mắt trẻ sẽ có nguy cơ bị mù lòa, nếu bé thiếu đi nguyên tố sắt, trẻ sẽ bị thiếu máu, xanh xao. Còn nếu bé không đủ vitamin D để chuyển hóa canxi vào xương, trẻ sẽ bị bệnh còi xương suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

  • Suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ

Các chất dinh dưỡng cùng vitamin là nguồn năng lượng để cơ thể sản sinh kháng thể. Giúp hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt và chống lại các vi khuẩn gây hại. Vì vậy khi trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng, bé sẽ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp, hệ tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, kiết lị, nhiễm trùng hô hấp.

  • Suy giảm khả năng phát triển trí tuệ
trẻ kém thông minh
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ - Ảnh Internet

Khi bé bị suy dinh dưỡng, con sẽ thiếu đồng bộ các chất dinh dưỡng khác nhau. Trong đó có các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não như DHA, sắt, Iốt...Khi bé thiếu các chất dinh dưỡng này, trí thông minh và trí nhớ sẽ bị suy giảm. Từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng như bé thiểu năng trí tuệ, lờ đờ, giao tiếp xã hội kém.

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới có đến 54% trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong có liên quan đến bệnh suy dinh dưỡng ở mọi mức độ. Vì suy dinh dưỡng làm hệ miễn dịch của bé suy yếu nên trẻ khó chống lại sự tấn công từ bên ngoài. Do đó tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ.

1.2. Ảnh hưởng của bệnh béo phì đến sức khỏe bé

tăng cholesterol trong máu
Béo phì tăng nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim ở trẻ - Ảnh Internet

Cân nặng của bé tăng quá mức so với bình thường sẽ gây ra nguy cơ bị bệnh béo phì ở trẻ. Từ đó gây áp lực lên hệ thống xương và sinh hoạt hàng ngày của bé. Điều này gây ra hậu quả xấu đến sự phát triển chung của trẻ.

Bệnh béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tật lên các cơ quan trong cơ thể như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch máu, giảm không khí,...Bên cạnh đó là các bệnh liên quan đến hệ nội tiết như kém dung nạp glucose, rối loạn chuyển hóa mỡ máu và bệnh đái tháo đường.

Việc cân nặng tăng vượt quá mức tiêu chuẩn sẽ gây áp lực và biến dạng đến hệ thống xương của trẻ, nhất là phần chi dưới. Trẻ béo phì còn có nguy cơ mắc bệnh Blount, cần phải sử dụng nẹp chỉnh hình để lấy lại vóc dáng bình thường. Ngoài ra béo phì còn làm trẻ thoái hóa khớp sớm, đau thắt lưng gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày của bé.

2. Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì

3.1. Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì gắn liền với chế độ dinh dưỡng hợp lý 

rau xanh
Các loại rau củ quả giúp bé cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động - Ảnh Internet

Khi thực hiện kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì. Mẹ nhớ nguyên tắc số năng lượng nạp vào cơ thể phải cân bằng với nguồn năng lượng cơ thể giải phóng. Có như vậy bé mới phát triển cân bằng, toàn diện.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng như phòng chống nguy cơ bệnh béo phì. Mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Tuyệt đối không bổ sung thêm một loại thực phẩm nào khác. 

Khi con được 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Bữa ăn của bé phải đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu đối vớ sự phát triển của bé, rau giúp cơ thể cân bằng năng lượng và tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ cần cho trẻ dùng 1 muỗng canh rau bằm nhỏ trong bữa ăn của bé là đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết của trẻ.

sữa
Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng không thể thiếu cho bé - Ảnh Internet

Trong độ tuổi phát triển, sữa là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé, nhất là canxi và chất đạm. Đối với trẻ suy dinh dưỡng mẹ nên bổ sung cho con những thực phẩm giàu chất đạm chất béo, dầu mỡ và chất đạm. Còn những trẻ béo phì mẹ nên cho bé uống sữa tách béo, ăn nhiều rau củ quả và trái cây ít đường để giảm cân mà vẫn đủ năng lượng hàng ngày.

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ. Bữa ăn phải đầy đủ các loại dinh dưỡng, không nên chuẩn bị bữa ăn theo sở thích của trẻ. Bé nên ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa xem TV hoặc ăn vặt trước khi dùng bữa chính. Đối với trẻ suy dinh dưỡng mẹ nên cho con ăn thêm các bữa phụ với bánh quy hoặc trái cây, sữa, nước ép trái cây. Đối với trẻ béo phì mẹ nên hạn chế cho con sử dụng nước ngọt, các loại thức ăn nhanh hoặc bánh kẹo chứa quá nhiều chất ngọt, đường.

3.2. Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì liên quan đến thói quen sinh hoạt và vận động hợp lý

thể dục buổi sáng
Vận động vào buổi sáng cùng bố mẹ giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn - Ảnh Internet

Nếu cuộc sống hàng ngày của bé thiếu đi sự vận động hợp lý mà chỉ xoay quanh việc ăn uống và quanh quẩn trong nhà, nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể trẻ không được giải phóng sẽ chuyển hóa thành lớp mỡ dưới da. Sớm muộn gì bé cũng sẽ trở thành "củ khoai tây trên salon" hoặc "một cành hoa thiếu sức sống".

Mẹ nên tập cho con thói quen ngủ đủ và ngủ đúng giờ. Việc ngủ nhiều sẽ làm bé tăng nguy cơ béo phì còn nếu trẻ ngủ quá ít sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, kém phát triển. Ngoài ra mẹ cũng nên tập cho con thói quen rửa tay trước và sau khi ăn hoặc đi vệ sinh, điều này bảo vệ bé khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.

Việc vận động hợp lý giúp bé tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Mẹ nên cùng con dậy sớm, tập thể dục hoặc chơi các trò phù hợp với độ tuổi cũng như thể trạng của bé. Hít không khí trong lành vào buổi sáng sẽ giúp cả mẹ và bé có một tinh thần thoải mái cho ngày dài trước mắt.

3.3. Theo dõi sự phát triển và thận trọng với thuốc

không tùy tiện cho bé uống thuốc
Không tùy tiện sử dụng thuốc cho trẻ nếu chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ - Ảnh Internet

Mẹ cần có sự theo dõi thể trạng của con thường xuyên để nắm bắt tình hình sức khỏe bé. Nếu chỉ số chiều cao và cân nặng thừa hoặc thiếu so với tiêu chuẩn bình thường thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay. Mẹ không nên để tình trạng này vượt quá 3 tháng nếu không về sau sẽ rất khó điều trị cho trẻ.

Nếu mẹ phát hiện các biểu hiện bất thường ở trẻ như mệt mỏi, khóc đêm, chán ăn...thì mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được chuẩn đoán. Tuyệt đối không được sử dụng tùy tiện các loại thuốc cho trẻ, không phó mặc sức khỏe của bé cho những "lời mách" truyền miệng. Bạn nên nhớ, nếu sử dụng thuốc sai cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong đối với trẻ nhỏ. Cho nên mẹ chớ tùy tiện mà "tiền mất tật mang" nhé.

Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì không những giúp mẹ phòng tránh bệnh tật cho trẻ, mà còn giúp bé luôn có một sức khỏe tốt. Vì vậy, mẹ hãy luôn thực hiện các nguyên tắc theo kế hoạch để giúp con phát triển lành mạnh, hoàn thiện hơn nhé.

Thương Biện tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI