Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ và những việc bố mẹ cần làm để giúp con phát triển tốt

Chiều cao cân nặng của trẻ ngày nay được phụ huynh quan tâm chưa đúng cách. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp bé ăn quá đà hoặc không đủ các chất cần thiết cho cở thể, khiến bé bị tăng cân, béo phì, hoặc ngược lại bị suy dinh dưỡng,... Để có thể kiểm soát được chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ, cũng như làm sao để con phát triển tốt, Yeutre.vn mời bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây!

banner ads
Chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái
Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ được xem là thước đo sự phát triển thể chất của con. Ảnh Internet

1. Những điều cần biết về chỉ số chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ lúc sinh ra cho đến lúc 10 tuổi, bé cần được theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng một cách chặt chẽ. Việc theo dõi này không chỉ giúp ba mẹ kiểm soát được bé có đang nằm ở mức độ chuẩn hay không, để có thể chăm sóc và thay đổi chế độ ăn uống kịp thời. Và một trong các công cụ hữu hiệu hỗ trợ ba mẹ thực hiện điều này, đó chính là bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé.

1.1 Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai và bé gái

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn được xây dựng trên sự nghiên cứu, đánh giá về phát triển thể chất của trẻ nói chung. Bảng có các chỉ số chuẩn cụ thể cho bé trai, bé gái cũng như các mốc thời gian mà dựa vào bảng chiều cao cân nặng này, ba mẹ có thể nắm rõ hơn về chỉ số cân nặng chiều cao của con mình đã đạt chuẩn hay chưa, hay đang còn dưới chuẩn hoặc đã vượt mức.

Chú thích:

TB: Chiều cao/cân nặng đạt mức trung bình

-2SD: Suy dinh dưỡng/ thấp còi

+2SD: Thừa cân béo phì/rất cao

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 10 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai và bé gái. Ảnh Internet

1.2 Những điều bố mẹ cần biết về chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ dựa trên bảng cân nặng chiều cao chuẩn

1.2.1 Về cân nặng của trẻ
  • Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng khi mới chào đời giao động từ 2,9 - 3,8kg. Nếu cân nặng của bé dưới 2,5kg thì có nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng bào thai.
  • Bé sơ sinh trong tuần đầu tiên có thể bị sụt cân sinh lý và sẽ tăng lại bình thường khi bước vào tuần thứ 2.
  • Từ 0 - 3 tháng, mỗi tháng bé sẽ tăng khoảng 600-800g, có tháng tăng 1 - 1,5kg là chuyện hết sức bình thường nên ba mẹ đừng lo lắng.
  • Sang giai đoạn từ 4 - 6 tháng bé tăng trung bình từ 500-600g/tháng.
  • Từ tháng thứ 7 - tháng thứ 12 bé tăng khoảng 300-400g/tháng.
  • Giai đoạn từ 12 - 24 tháng bé sẽ tăng từ 150g trở lên/tháng. Trẻ được một tuổi thường sẽ có cân nặng gấp 3 lần so với lúc mới đẻ.
  • Từ 2 tuổi trở lên mỗi năm bé sẽ tăng đều từ 2 - 3kg/năm.
Cân bé
Trẻ được một tuổi thường sẽ có cân nặng gấp 3 lần so với lúc mới đẻ. Ảnh Internet
1.2.2 Chiều cao của trẻ
  • Trẻ sơ sinh thường có chiều dài trung bình là 50cm, và chiều cao của bé thường sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm đầu tiên.
  • Từ 1 - 6 tháng, mức tăng trung bình của bé là 2,5cm.
  • Giai đoạn từ 7 - 12 tháng chiều cao sẽ tăng 1,5cm/tháng.
  • Bắt đầu vào năm thứ 2 tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm lại, mỗi năm chỉ tăng được 10-12cm.
  • Từ năm 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì , chiều cao trung bình bé sẽ tăng là 6-7cm/năm.
Đo chiều cao cho bé
Từ năm 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao trung bình bé sẽ tăng là 6-7cm/năm. Ảnh Internet

2. Để chiều cao, cân nặng của trẻ đạt chuẩn ba mẹ phải làm gì?

Để chiều cao, cân nặng của trẻ được phát triển đạt chuẩn bố mẹ cần:

  • Mẹ cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Khi cho con bú, mẹ nên cho bé bú hết hoàn toàn một bên để tận dụng dòng sữa cuối, vì sữa cuối chứa nhiều chất béo và chất dinh dưỡng nhiều nhất.
  • Ăn dặm đúng thời điểm: Tốt nhất mẹ nên bắt đầu cho con ăn dặm từ 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ ăn dặm sớm trừ một vài trường hợp bất khả kháng. Trẻ có thể ăn dặm với lượng nhỏ và nên bắt đầu từ ăn ngọt đến ăn mặn, từ lỏng đến đặc,...để con tập quen dần.
  • Khẩu phần ăn của bé từ khi quen ăn dặm trở lên và lượng thức ăn đã tăng theo nhu cầu, thì lúc này mẹ cần phải cung cấp đa dạng thức ăn, bao gồm 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: Chất béo, chất đạm, tinh bột và đường, vitamin, cùng khoáng chất.
  • Cần có những bữa phụ xem kẽ với các loại thực phẩm chính. Các thực phẩm phụ xen kẽ có thể kể đến như trái cây, sữa chua,... Nên lưu ý bữa phụ phải cách bữa chính tối thiểu là 1 tiếng.
Bé trai ăn cùng mẹ
Cần có những bữa phụ xem kẽ với các loại thực phẩm như: trái cây, sữa chua,...
  • Cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc tránh cho trẻ thức quá khuya để bé có thể phát triển chiều cao và cân nặng tốt nhất.
  • Nếu trẻ biếng ăn và hấp thu kém ba mẹ có thể đưa con đến trung tâm y tế, viện nhi để các bác sĩ có thể chuẩn đoán nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Ngoài ra, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ như là di truyền, môi trường sống, chế độ tập thể dục thể thao,... Khi đó ba mẹ cần có kiến thức để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn ngủ nghỉ và vận động cho con một cách phù hợp.

Hiền Anh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI