1. Các dấu hiệu mang thai phổ biến nhất
1.1 Ra máu báo thai
Máu báo thai có thể xuất hiện ở ngày 10 – 14 (tuần thứ 4) sau khi trứng được thụ tinh. Lúc này, phôi nang sẽ di chuyển vào tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung khiến máu chảy ra ngoài âm đạo, gọi là hiện tượng xuất huyết do phôi làm tổ hay còn gọi là máu báo thai.
Máu báo thai có những đặc điểm sau
- Màu sắc : Màu sắc của mỗi lần ra máu có thể là màu hồng, đỏ hoặc nâu;
- Lượng máu : Bạn sẽ nhận thấy máu rỉ khi dùng khăn, giấy vệ sinh lau âm đạo hoặc máu dính trên quần lót.
- Đau : Cơn đau có thể nhẹ, trung bình hoặc trầm trọng. Theo một nghiên cứu trên 4.539 phụ nữ mang thai, 28% trong số đó bị rỉ máu và đau.
- Các cơn xuất huyết : Xuất huyết do phôi làm tổ có thể kéo dài ít hơn 3 ngày và không cần điều trị.
Cách khắc phục : Hạn chế tiếp xúc với thuốc lá và rượu và các chất kích thích khác.
1.2 Trễ kinh
Khi phôi thai làm tổ hoàn tất, thì cơ thể phụ nữ sản sinh hormone hCG (hoocmon hướng sinh dục tiết ra từ nhau thai). Hormone này giúp cơ thể duy trì được thai kỳ và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy khi bạn mang thai rồi thì kinh nguyệt của bạn sẽ không xuất hiện nữa.
Bạn nên kiểm tra lượng hCG trong nước tiểu ngay sau 8 ngày trễ kinh. Nếu là dương tính thì bé yêu của bạn đã xuất hiện rồi đó.
1.3 Chuột rút
Hiện tượng này thường xảy ra giữa 6 − 12 ngày sau khi trứng thụ tinh. Vì sau khi trứng được thụ tinh thì di chuyển về phía tử cung để làm tổ tại thành tử cung, sẽ gây chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới. Đây là một dấu hiệu có thai mà nhiều phụ nữ rất hay bỏ qua.
Cách khắc phục :
- Đi bộ và vận động tay chân thường xuyên.
- Bổ sung canxi, magie trong khẩu phần ăn.
- Massage các bắp chân và đùi và làm nóng các cơ bắp.
1.4 Xuất hiện dịch âm đạo
- Chất dịch trong âm đạo có sự thay đổi, nó có màu trắng và đục như màu sữa sẽ xuất hiện thường xuyên trong thai kỳ. Điều này có tác dụng phục vụ cho phôi thai dễ bám vào thành âm đạo và phát triển.
- Nếu dịch âm đạo bất thường như có mùi hôi, màu vàng, nâu hay xanh và lẫn máu, hãy đến gặp bác sỹ để chắc chắn rằng bạn không bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm.
1.5 Đau tức ngực
Đau tức ngực là dấu hiệu mang thai xuất hiện chỉ 1 – 2 tuần sau khi quá trình thụ thai thành công. Vì các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên gây đau nhức vùng ngực hoặc có cảm giác như sưng lên. Ngoài ra, một số người còn cảm thấy ngực nặng hơn và phần xung quanh núm vú trở nên sẫm màu.
Cách khắc phục : Mặc áo ngực rộng hơn và massage ngực nhẹ nhàng.
1.6 Mệt mỏi
Mức độ tăng progesterone trong cơ thể và những yếu tố khác bao gồm việc tăng sản xuất máu, giảm lượng đường trong máu và huyết áp thấp. Những điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đôi khi còn có cảm giác chóng mặt, đau đầu, khó thở, hụt hơi,...
Cách khắc phục :
- Cần ngủ đủ giấc, ngủ sâu vào ban đêm.
- Không bị áp lực, căng thẳng, stress.
- Đừng quên thực hiện những bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội… sẽ giúp cơ thể bạn bớt mệt mỏi.
1.7 Những dấu hiệu mang thai phổ biến khác chị em có thể gặp
- Ốm nghén.
- Đầy hơi.
- Tâm trạng thay đổi thường xuyên.
- Nhạy cảm với mùi.
- Đau lưng.
- Đi tiểu nhiều lần.
- Tăng cân.
- Nhiệt độ cơ thể tăng.
Ngoài các dấu hiệu mang thai phổ biến thường gặp, còn có một số trường hợp khác cần chị em đặc biệt lưu ý hơn đó là: biểu hiện mang thai có dấu hiệu nguy hiểm ngoài sức chịu đựng, thai đôi, thai ngoài dạ con,...Việc chú ý này nhằm bảo đảm hơn cho sức khỏe bản thân và thai kỳ, nên chị em không xem nhẹ nhé.
2. Các dấu hiệu mang thai nguy hiểm chị em cần lưu ý
- Đi tiểu đau hoặc rát, hoặc đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
- Nôn mửa nghiêm trọng hoặc nôn mửa liên tục, hoặc nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt.
- Ớn lạnh hoặc sốt trên 40 độ C hoặc cao hơn.
- Khó thở, ho ra máu, hoặc đau ngực.
- Táo bón trầm trọng, kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.
- Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, nhịp tim nhanh, tim đập mạnh.
3. Những dấu hiệu mang thai ngoài dạ con
Mang thai ngòa dại con hay ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung. Thường gặp nhất là tình trạng thai làm tổ ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của thai phụ.
Các dấu hiệu mang thai ngoài dạ con
- Chảy máu âm đạo bất thường. Đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường gặp nhất.
- Nếu ống dẫn trứng bị vỡ, bạn sẽ bị xuất huyết âm đạo ồ ạt.
- Giảm lượng hCG trong máu.
- Chuột rút đi kèm với các dấu hiệu khác như đau bụng, chảy máu âm đạo,... thì đó có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai ngoài tử cung.
- Đau bụng dữ dội một bên là dấu hiệu sớm của việc mang thai ngoài tử cung.
- Rò rỉ máu ở âm đạo có thể khiến mẹ bị tụt huyết áp.
- Cơn đau bất thường bắt đầu từ vai cho đến cánh tay có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung bắt đầu vỡ.
4. Các dấu hiệu có thai đôi
Dù việc mang song thai hay thai đôi cũng có các dấu hiệu mang thai như thai một bình thường, tuy nhiên các dấu hiệu liên quan được cho là diễn ra rõ ràng và tình trạng mạnh mẽ hơn.
4.1 Hay ốm nghén vào buổi sáng
Khi mang thai đôi, bạn thường ốm nghén nặng hơn mang thai thường và nặng nhất là vào buổi sáng vì mức HCG của bạn khá cao, cao hơn 30-50% so với bà mẹ bình thường.
4.2 Kết quả que thử thai rất rõ
Cũng là vì khi mang thai đôi mức HCG cao nên khi thử bằng que thử thai kết quả rất rõ.
4.3 Tăng cân nhanh chóng
Khi mới mang thai, cơ thể mẹ chỉ tăng khoảng từ 1 – 2 kg nên nếu cân nặng bạn tăng bất thường thì khả năng mang thai đôi rất cao. Sự tăng cân bất thường này do trọng lượng của 2 bé và cơ thể sản sinh thêm số lượng, khối lượng mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng đến 2 mầm sống trong người. Hầu hết mẹ bầu mang thai đôi sẽ tăng từ 15 – 20 kg trong suốt thai kỳ so với cân nặng chuẩn thông thường từ 12 – 16 kg.
4.4 Mệt mỏi cùng cực
Mẹ bầu khi mang thai đôi sẽ luôn cảm thấy buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi cùng cực, cảm giác hoàn toàn kiệt sức và khó chịu.
4.5 Kết quả xét nghiệm AFP cao
Xét nghiệm này dùng để kiểm tra mức độ AFP (alpha-fetaprotein) có trong máu của bạn. Nếu AFP ở mức cao có thể bạn đã mang thai đôi, nhưng cũng có thể là các khuyết tật ống thần kinh và các khuyết tật di truyền khác trên cơ thể bé.
4.6 Cảm giác nặng nề, khó thở
Vì là mang thai đôi nên mẹ sẽ bị khó thở vì thai nhi cần oxy nhiều hơn. Không những vậy 2 bé phát triển nhanh sẽ tạo áp lực lên bụng mẹ nhiều hơn một bé.
4.7 Đau lưng
Hai em bé chắc chắn rằng sẽ nặng hơn, gây áp lực lên lưng của bạn hơn; gây đau nhức mỏi; điều này là khó tránh khỏi.
4.8 Mất ngủ
Mất ngủ là triệu chứng thường gặp khi mang bầu, đặc biệt là các bà mẹ mang thai lần đầu hoặc đa thai. Tất cả là vì những vấn đề như khó tiêu, đau lưng, mệt mỏi,…kết hợp lại và khiến bạn rất khó khăn để ngủ.
5. Các dấu hiệu mang thai con gái, con trai theo kinh nghiệm dân gian
Có nhiều dấu hiệu mang thai giúp mẹ nhận biết được mình đang mang thai con trai hay con gái . Sự nhận biết này được cho là dựa vào một số đặc điểm đặc trưng khác biệt. Tuy nhiên những dấu hiệu này cũng chỉ mang tính tương đối, để chị em tham khảo và dự đoán giới tính thai nhi của mình. Nếu muốn biết chính xác hơn, mẹ cần đợi thai nhi lớn lên và siêu âm ở khoảng tuần thai thứ 21-21 nhé.
5.1 Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai
- Đường lông ở bụng chạy thẳng một mạch từ bụng qua rốn.
- Thèm ăn đồ chua.
- Tay và da khô ráp.
- Bụng bầu thấp.
- Nước tiểu có màu vàng sang.
- Nhịp tim của mẹ
- Dùng dây buộc chiếc nhẫn cưới vào và giơ ra trước bụng bầu. Nếu chiếc nhẫn cưới chuyển động xoay tròn thì bạn đang mang bầu bé trai. Cách nhận biết có thai bé trai này rất được tin dùng.
5.2 Các dấu hiệu mang thai con gái
- Nhịp đập tim đo được từ 140 lần trong một phút.
- Phần hông và phần sau của bạn trở nên nặng nề hơn.
- Ngực trái to hơn ngực phải.
- Tóc của bạn xuất hiện những sợi màu đỏ.
- Bụng của bạn cao và trông như một quả dưa hấu.
- Bạn thèm ăn đồ ngọt, hoa quả, thèm uống nước cam.
- Tâm trạng hay buồn rầu trong thời kỳ mang thai.
- Khuôn mặt nổi nhiều mụn hơn ngày thường.
- Đường lông ở bụng cong và nhạt.
- Nước tiểu của bạn có màu vàng đục.
6. Những bí quyết giúp mẹ giảm khó chịu khi các dấu hiệu mang thai xuất hiện
Khi mang thai, cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu mang thai khác nhau và ít nhiều đều kèm theo sự khó chịu. Dấu hiệu mang thai tùy mức độ cũng có thể làm mất cân bằng cuộc sống thường ngày của chị em. Để giảm bớt sự khó chịu này, dưới đây là những cách vượt qua sự khó chịu mệt mỏi một cách dễ dàng chị em cùng tham khảo áp dụng nhé.
- Hãy cố nghỉ ngơi càng nhiều tốt càng tốt.
- Nên đăng kí nghỉ thai sản sớm hơn so với các bà bầu khác nếu chị em bị ốm nghén nặng.
- Hãy thư giãn bằng nhiều cách, đừng nghĩ ngợi đến những chuyện khiến bạn áp lực hơn.
- Tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh.
- Trò chuyện với một số bà mẹ khác để chia sẻ tâm sự và tham khảo kinh nghiệm từ họ.
- Từ bỏ những thói quen xấu có thể làm tổn hại đến bé yêu cũng như sức khỏe bản thân như uống rượu, hút thuốc lá, thức khuya,...
- Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, gia vị, có mùi.
- Thực hiện các bài tập kegel hàng ngày. Bà tập kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai.
- Hãy đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác bởi không phải mọi phụ nữ đều có cùng một triệu chứng hoặc biểu hiện khi mang thai.
- Thêm 1-2 chiếc gối ôm để ngủ thoải mái, dễ chịu hơn.
- Thử ngồi xuống, nâng cao chân lên rồi xuống. Mang giày phù hợp, tránh mặc quần áo chật, không nên ăn mặn và uống nước nhiều.
- Bạn luôn cần sự động viên, hỗ trợ từ anh xã và người thân, bạn bè.
Các dấu hiệu mang thai giúp bạn có thể nhận biết được bé yêu của mình đã xuất hiện. Không gì khó khăn để phát hiện ra nhờ những sự thay đổi trên cơ thể mình nếu chị em thao dõi kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chị em cũng lưu rằng, dấu hiệu mang thai ở mỗi người là không giống nhau và việc nhận biết cũng chỉ mang tính tương đối. Chị em vẫn cần phải đi tham khám kiểm tra tại các cơ sở y tế bằng các xét nghiệm và siêu âm, nhằm chắc chắn về tình trạng mang thai của mình, để có những chuẩn bị chăm sóc sức khỏe thai kỳ sớm nhất và chu đáo nhất.
Chi Lê tổng hợp