8 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung dễ nhận biết nhất chị em cần lưu ý

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung đôi khi chúng ta cho rằng khó nhận biết. Vì suy nghĩ này dẫn đến việc, có những trường hợp phải cấp cứu, hoặc chị em chỉ phát hiện khi tình trạng đã khá nghiêm trọng. Đây là điều nguy hiểm vì nếu không xử lý kịp thời, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản say này, thậm chí còn có thể gây rủi ro đến tính mạng.

banner ads

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung gồm nhiều dấu hiệu có thể nhận biết nếu chị em theo dõi sức khỏe thật kỹ. Ảnh Internet

1. Về tình trạng mang thai ngoài tử cung

Thông thường, khi thụ thai, phôi sẽ làm tổ tại tử cung nhưng với trường hợp thai ngoài tử cung thì không như thế. Với tình trạng mang thai ngoài tử cung, vị trí phôi làm tổ có thể là ở ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung thậm chí là ổ bụng. Song trường hợp phổ biến và thường gặp nhất với tình trạng mang thai ngoài tử cung là phôi thai làm tổ ở ống dẫn trứng.

Theo các bác sỹ sản khoa, tỉ lệ mang thai ngoài tử cung chiếm từ 1-2% ở các phụ nữ mang thai. Tỉ lệ này có nghĩa là, cứ 100 phụ nữ mang thai bình thường, thì có 1-2 trường hợp mang thai ngoài tử cung. Và tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể nặng hoặc nhẹ khác nhau.

Có thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai nằm ở vị trí khác không phải trong tử cung. Ảnh Internet

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung chủ yếu là do vấn đề ở vòi tử cung hoặc buồng trứng. Những bất thường này sẽ cản trở quá trình di chuyển của phôi đến tử cung để làm tổ. Các trường hợp bất thường có thể là:

  • Vòi tử cung bị viêm dính (thường do bị nhiễm Chlamydia)
  • Bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung
  • Tử cung bị dài
  • Vòi tử cung bị xoắng
  • Từng có phẫu thuật ở vòi tử cung
  • khối u ở buồng trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Từng nạo thai
  • Sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Nạo phá thai
Nạo phá thai là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mang thai ngoài tử cung sau đó. Ảnh Internet

3. 8 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung dễ nhận biết nhất

3.1 Chậm kinh

Chậm kinh là dấu hiệu mang thai bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nếu như kèm theo chậm kinh là một số dấu hiệu bất thường khác, không như dấu hiệu mang thai bình thường.

3.2 Ra máu

Thông thường khi có thai, một số phụ nữ sẽ thấy xuất hiện máu báo thai "hồng hồng máu cá", điều này là bình thường. Tuy nhiên, tình trạng ra máu thành đợt hoặc kéo dài sau một thời gian chậm kinh, máu lại có màu sẫm thì khả năng có thể là dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Ra máu có màu sậm
Ra máu có màu sậm và kéo dài một trong các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Ảnh Internet

3.3 Đau bụng

Đau bụng là trường hợp thường xảy ra nhất và dễ nhận biết nhất với trường hợp mang thai ngoài tử cung. Thai phụ có thể bị đau âm ỉ hố chậu hoặc cũng có thể đau từng cơn. Trường hợp khối thai lớn và vỡ ra sẽ khiến thai phụ đau nhói, kèm theo tình trạng bị choáng váng.

3.4 Chướng bụng

Trong thời gian đầu thụ thai, một số phụ nữ gặp phải tình trạng chướng bụng. Tuy nhiên, với trường hợp thai ngoài tử cung, còn có thể xuất hiện kèm theo dấu hiệu bị đau bụng kèm theo.

Chướng bụng
Chướng bụng kèm đau cũng có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Ảnh Internet

3.5 Chuột rút

Nếu mẹ bầu bị chuột rút quá sớm, kèm theo dấu hiệu đau bụng, thì cần nghĩ ngay đến tình trạng bất thường của phôi thai làm tổ đã không đúng vị trí.

3.6 Khó chịu khi đi vệ sinh

Dù là tiểu tiện hay đại tiện, chị em đều cảm thấy rất khó chịu ở vùng bụng dưới, đôi khi còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy, dù bụng chướng và cả đau bụng. Trường hợp này, khả năng mang thai ngoài tử cung là rất cao.

Khó chịu khi đi vệ sinh
Khi mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu đi vệ sinh sẽ cảm thấy rất khó chịu. Ảnh Internet

3.7 hCG trong máu giảm

Thông thường với các trường hợp mang thai bình thường, nồng độ hCG khá cao. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng nồng độ hCG giảm dần hoặc tăng chậm và thậm chí gần như không tăng, thì khả năng thai thai ngoài tử cung là có thể xảy ra.

3.8 Mệt mỏi

Ở thời kỳ đầu mang thai nhiều mẹ bầu đều phải trải qua cảm giác rất mệt mỏi. Nhưng, nếu tình trạng mệt mỏi của mẹ còn kèm theo cảm giác đau vai và gáy, mệt mỏi tăng lên, kèm theo tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai,...thì rất đáng lo ngại. Đây có thể là các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu cần đi khám ngay.

Phụ nữ mệt mỏi
Mệt mỏi kéo dài kèm chóng mặt, đau hông, đau vai gáy cũng rất đáng lo ngại. Ảnh Internet

4. Nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ bầu cần làm gì?

  • Ngay từ sớm, nếu nghi ngờ mình có thai, các mẹ bầu đã phải theo dõi sức khỏe của bản thân thật kỹ để nắm bắt được tình trạng phát triển của phôi thai có diễn ra bình thường hay không. Điều này hoàn toàn có thể theo dõi được dựa trên tình trạng sức khỏe rất cụ thể của bản thân. Từ đó, cũng có thêm cơ sở để nghi ngờ về tình trạng thai ngoài tử cung nếu có.
  • Khi nghi ngờ tình trạng mang thai ngoài tử cung, dựa vào việc nhận biết trên 5 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung trong các dấu hiệu đề cập ở trên, thì lập tức mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra cụ thể hơn, cũng như được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết, để xác định rõ tình trạng bất thường của phôi thai.
  • Mẹ bầu luôn cần giữ bình tĩnh, để đảm bảo có sức khỏe, vì tình trạng thai ngoài tử cung khi phát hiện sớm, đều có thể chữa trị tốt, tránh được những rủi ro đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Phụ nữ và bác sỹ
Cần đến bệnh viện ngay để thăm khám nếu mẹ nghi ngờ mình mang thai ngoài tử cung. Ảnh Internet

5. Hướng điều trị thai ngoài tử cung

Qua các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, khi được thăm khám, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để xác định chính xác tình trạng này. Từ đó, bác sỹ chuyên khoa sẽ có hướng điều trị phù hợp. Hướng điều trị thai ngoài tử cung có thể là:

  • Điều trị nội khoa : Thường sẽ được chỉ định với những khối thai còn nhỏ, tuy nhiên vẫn phải chuyển qua phẫu thuật, nếu việc điều trị nội khoa này không thành công.
  • Điều trị ngoại khoa : Chỉ định phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi loại bỏ khối thai bảo tồn vòi tử cung hoặc chỉ định cắt vòi tử cung, tùy vào tình trạng của khối thai.
Quyết định hướng điều trị dựa vào tình trạng của khối thai
Tùy vào tình trạng của khối thai mà mẹ bầu có thể được chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa cho tình trạng mang thai ngoài tử cung. Ảnh Internet

6. Thai ngoài tử cung có thể phòng ngừa hay không?

Chị em phụ nữ chúng ta dù không thể ngăn chặn tình trạng có thai ngoài tử cung hoàn toàn, nhưng có thể chủ động hạn chế tình trạng thai ngoài tử cung, thông qua việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình một cách tích cực. Nếu gặp các trường hợp bị viêm nhiễm, bất thường ở tử cung hay vòi trứng cần điều trị một cách triệt để trước khi mang thai.

Nếu gặp các bệnh về nội mạc tử cung, chị em cũng cần phải điều trị dứt điểm.

Sau khi điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, vòi trứng, nội mạc tử cung ,....chị em phải đảm bảo phục hồi sức khỏe tốt nhất và cần đợi từ 6 tháng đến 1 năm mới nên thụ thai.

Chữa trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm
Cần chăm sóc sức khỏe thật tốt, chữa trị dứt điểm các bệnh liên quan đến vòi trứng, viêm nhiễm,...trước khi có thai ít nhất 6 tháng đến 1 năm. Ảnh Internet

Chúng ta có thể thấy rằng dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hẳn cũng không dễ phân biệt ngay từ đầu trong nhiều trường hợp, nhưng không phải là không thể. Vì vậy, để tránh tình trạng này, cũng như tránh biến chứng và những hệ lụy có thể xảy ra, chị em luôn chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân thật tốt. Nếu nghi ngờ có thai, cần phải theo dõi một cách thật kỹ lưỡng, nắm bắt được các dấu hiệu bất thường , để nếu mình không may gặp phải, thì dễ dàng nhận biết phân biệt, nhằm có hướng xử lý sớm nhất.

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI