1. Ứng phó với dấu hiện mang thai căng tức ngực
Căng tức ngực trong thai kỳ không giống như việc tức ngực trong chu kỳ kinh nguyệt, ngực sẽ có cảm giác căng tức nhưng vẫn mềm mại, chứ không căng cứng như hội chứng tiền kinh nguyệt.
Đây là một dấu hiệu không thể nào xóa bỏ hoàn toàn trong thai kỳ và có xu hướng tăng lên sau mỗi giai đoạn. Thế nên các chị em chỉ có thể tìm cách để giảm bớt sự khó chịu do dấu hiệu này đem lại.
Tốt nhất, nên sử dụng một túi chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cảm giác căng tức ngực. Chị em cũng nên chọn mặc những chiếc áo ngực bầu bằng bông sẽ khiến bầu ngực trở nên dễ chịu hơn. Nếu cảm giác đau vượt ngưỡng chịu đựng, chị em nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn.
2. Máu báo thai và cách xử trí
Thông thường, vào đầu thai kỳ sẽ có máu báo thai xuất hiện, tuy nhiên lượng máu ít hơn và màu sắc cũng nhạt hơn so với kinh nguyệt. Đối với máu báo thai, chị em sử dụng băng vệ sinh và giữ cơ thể sạch sẽ tránh nhiễm trùng. Máu báo thai sẽ hết trong khoảng 2 ngày nên chị em cũng không cần quá lo lắng.
3. Nhiệt độ tăng cao
Nhiệt độ tăng cao là dấu hiệu nhận biết có thai phổ biến, và không quá nguy hiểm. Tốt nhất chị em hãy lập một biểu đồ theo dõi nhiệt độ của cơ thể, để có thể kịp thời phát hiện những bất thường. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn bình thường thì có thể chị em đang có dấu hiệu sốt, và cần có biện pháp xử lý trước khi bị sốt.
4. Mệt mỏi và cách để vượt qua
Mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy ở những phụ nữ mang thai , nó sẽ ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của chị em. Tốt nhất chị em nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, khi chị em nghỉ ngơi, thai nhi cũng sẽ được nghỉ ngơi theo. Mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 15 phút để nghỉ trưa và đi ngủ sớm hơn bình thường, chắc chắn sớm mai khi thức dậy, chị em đều thấy khỏe khoắn hơn rất nhiều.
5. Buồn nôn buổi sáng - phải làm sao?
Việc buồn nôn mỗi sáng sẽ khiến cho chị em cảm thấy khó chịu, không muốn ăn sáng thậm chí là cảm giác không muốn ăn kéo dài cho đến tận buổi trưa. Để tránh việc dễ buồn nôn, chị em có thể ăn sáng trước và sau đó ít nhất 15 phút hãy đánh răng. Hoặc, đánh răng trước, thật nhẹ nhàng, kiểm soát thao tác đánh răng sẽ tránh được cảm giác dễ buồn nôn.
Khi bắt đầu có thai, chị em còn thường xuyên có cảm giác mau no và không thể ăn thêm hoặc ăn uống như bình thường. Để đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe của bản thân và thai nhi, chị em có thể chia nhỏ bữa ăn của mình ra trong ngày, tốt nhất nên ăn một ít bánh quy giòn hoặc bánh mì trước khi ra khỏi giường. Có thể uống một vài ngụm trà lỏng hoặc trà gừng lỏng để giảm bớt cảm giác buồn nôn, bổ sung vitamin B6 hoặc B12 mỗi ngày. Nếu có thể, tốt nhất thường xuyên dùng bữa nóng, sẽ giảm cảm giác ngán ngấy và hạn chế được cảm giác nôn nao vì mùi thức ăn để nguội.
6. Nhạy cảm với mùi và làm sao để tránh
Thật sự, nếu cảm thấy một số mùi khiến chị em không thể chịu đựng nổi thì nên tránh càng xa càng tốt. Hãy xem xét đến việc đi cầu thang thay vì đi thang máy bởi chị em có thể bị choáng ngợp bởi mùi nước hoa và mùi còn lưu lại trong thang máy.
Nếu đi xe máy, chị em nên đổi làn đường khi thấy mình đang ở phía sau một chiếc xe tải nặng. Hoặc nếu đi xe bus, chị em nên sử dụng khẩu trang y tế để giảm bớt tác động của mùi xung quanh. Hạn chế việc tiếp xúc với những hóa chất độc hại và chất tẩy rửa.
Luôn mang theo mình khẩu trang y tế, có thể trong một số trường hợp bất khả kháng không thể tránh được mùi, thì lập tức đeo khẩu trang, chị em sẽ thấy dễ chịu ngay.
7. Chán ăn - làm sao đây?
Chán ăn sẽ dẫn đến việc cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi. Chị em nên sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít mùi, hạn chế gia vị, cách chế biến đơn giản để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Hoặc thêm vào bữa ăn những món mình thích, mua thêm đồ ăn vặt không có hại cho thai nhi để có thể ăn nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều một món, điều này có thể dẫn đến việc thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng.
8. Đầy hơi
Đầy hơi khi mang thai luôn khiến các chị em ngại ngùng, có thể giảm bớt dấu hiệu này bằng cách ăn các bữa nhỏ và thường xuyên, tránh xa những thực phẩm như đồ chiên, bánh kẹo, cải bắp và đậu. Ăn uống từ từ sẽ khiến chị em hạn chế nuốt phải không khí thừa, mặc quần áo rộng giúp cho cơ thể thoải mái. Chị em có thể tham gia những lớp học Yoga cho bà bầu, vấn đề này cũng sẽ được giải quyết từ từ và khá nhẹ nhàng.
9. Táo bón
Táo bón là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai khó chịu nhất và có thể kéo dài suốt thai kỳ. Để giảm bớt sự khó chịu này, chị em nên ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn thịt và đừng quên uống nhiều nước. Có thể ăn thêm nho hoặc nước ép quả lê, có thể hỏi bác sĩ về những vitamin bổ sung trước khi sinh ít gây táo bón.
Đến đây, hẳn chị em đã biết được cách xử lý, ứng phó như thế nào khi các dấu hiệu nhận biết mang thai xuất hiện và gây khó chịu cho mình. Biết được những cách ứng phó hợp lý sẽ khiến thai kỳ bớt vất vả hơn và chị em có thể tập trung vào việc chăm sóc thai nhi và chăm sóc chính mình tốt hơn. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu của chị em trở nên quá sức chịu đựng, tốt nhất nên gặp bác sĩ để được tư vấn, giúp đỡ, để cơ thể bớt áp lực, đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
Nguyễn Hợp tổng hợp