Suy dinh dưỡng tuy không phải là một căn bệnh nhưng nếu không được can thiệp điều trị sớm rất dễ dẫn đến nhiều hệ lụy mà chúng ta không mong muốn. Tình trạng này là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ chậm lớn, nhẹ cân, trí não kém phát triển và nguy cơ mắc bệnh còi xương. Do đó, mẹ cần sớm nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng và cần có giải pháp chữa trị kịp thời.
1. Nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng qua các dấu hiệu nào?
Trẻ bị suy dinh dưỡng làm sao để mẹ nhận biết - việc đầu tiên mẹ có thể nhận biết qua việc tăng trưởng thể chất của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường bắt đầu có biểu hiện rõ rệt nhất là, con không tăng cân hoặc chiều cao liên tục trong khoảng 2 đến 3 tháng. Trong suốt 2-3 tháng mà mẹ không thấy biểu hiện của sự tăng trưởng về thể chất, có nghĩa là trẻ đang trong giai đoạn chậm phát triển và nguyên nhân chính là do thiếu dinh dưỡng.
Để theo dõi tình trạng trẻ lên tăng chiều cao hay không, mẹ nên cân, đo chiều cao hàng tháng cho bé. Qua đó, mẹ rất sớm nhận biết trẻ có tăng cân và chiều cao đều đặn hay không. Ngoài việc dựa trên biểu đồ tăng trưởng để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, mẹ cũng đưa trẻ đến khám tại các cơ sở hoặc chuyên khoa dinh dưỡng để sớm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời, khi thấy có các dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ lười ăn, bỏ bữa
- Cơ thể hay xanh xao, chân tay bị teo
- Trẻ ít hoạt động, khù khờ
- Trong lúc ngủ, trẻ thường quấy khóc và giật mình liên tục
- Cơ thể dễ bị các tác nhân vi khuẩn xâm nhập gây bệnh
- So với những đứa trẻ cùng tuổi thì trẻ nhà mẹ chậm mọc răng và biết đi chậm hơn
2. Trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao để chữa trị
Việc can thiệp kịp thời ngay sau khi phát hiện trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng chính là giải pháp tốt nhất. Như thế sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc một số bệnh lý và những biến chứng nguy hiểm khác do suy dinh dưỡng gây ra.
Suy dinh dưỡng xảy ra ở trẻ là do trẻ bị thiểu chất dinh dưỡng và các vi chất cần thiết, chính vì thế, can thiệp cụ thể kịp thời nên bắt đầu ngay từ việc chăm sóc cho trẻ kỹ lưỡng hơn, đảm bảo theo chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và cải thiện tích cực khả năng hấp thụ dinh dưỡng của con.
2.1. Chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ suy dinh dưỡng
Để giúp trẻ bổ sung các chất bị thiếu hụt, trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ, mẹ cần tăng cường lượng đạm (protein) và các vi chất để cải thiện vị giác cho trẻ như sắt, kẽm , selen.
- Tăng lượng đạm (protein)
Đạm là thành phẩn không thể thiếu đối với sự tăng trưởng tầm vóc tối ưu của trẻ, thiếu đạm trẻ dễ bị còi xương. Mẹ nên tăng cường đạm bằng các nguồn thực phẩm như trứng, thịt, các loại hải sản và các loại đậu, hạt có nguồn gốc từ thực vật.
- Tăng cường chất xơ, vitamin
Rau củ và trái cây là nguồn thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ để giúp trẻ cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng, bên cạnh đó vitamin và khoáng chất cũng không được thiểu đối với những bé bị suy dinh dưỡng.
- Chế biến thức ăn đúng cách và thêm dầu mỡ
Để trẻ dễ ăn hơn và hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất, mẹ nên băm nhỏ thức ăn và nấu mềm thay vì xay nhuyễn hay nấu quá lỏng. Mẹ có thể bổ sung thêm dầu mỡ vào các món ăn để tăng cường thêm chất béo, bột và chất đạm.
Một số loại thực phẩm như sữa nguyên kem, pho mát, khoai tây và chuối được biết đến là những món ăn có thể giúp trẻ tăng căng nhanh và đều đặn. Do đó, mẹ cũng có thể nghiên cứu tham khảo thêm về những món ăn chế biến từ những thực phẩm này.
- Tăng các vi chất cải thiện vị giác
Các vi chất là thành phần không thể thiếu để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Riêng với những trẻ suy dinh dưỡng, con cần được tăng cường nhiều lượng vi chất để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Ngoài ra, một số men tiêu hóa được sự chỉ định của bác sĩ, mẹ có thể cho trẻ sử dụng để bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột để quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của trẻ được tốt hơn.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn
Đối với trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng cần được ăn nhiều hơn, do đó mẹ nên tăng bữa ăn của trẻ lên 5 - 6 bữa. Mẹ nên lưu ý trong mỗi bữa không nên cố bắt trẻ ép ăn mà việc chia thành nhiều bữa nhỏ, mẹ phải chia nhỏ khẩu phần ăn với lượng ít hơn bình thường để trẻ dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, trong các bữa ăn cần cho trẻ ăn thêm trái cây hoặc uống các loại sữa tươi, sữa chua. Mẹ cũng nên cho trẻ uống sữa trước khi ngủ 30 phút để giấc ngủ của trẻ sâu và ngon hơn.
2.2. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý như trên, mẹ cũng không được bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe trẻ qua các lưu ý sau nhé:
- Giữ gìn vệ sinh ăn uống và môi trường sống của trẻ
Khi chọn lựa nguồn thực phẩm cho trẻ, mẹ nên chú ý đến nguồn thực phẩm sạch, xem xét kỹ hạn dùng và chỉ chọn những thực phẩm trẻ em có thể dùng. Thức ăn nấu xong nên cho trẻ ăn ngay, chỉ dùng trong ngày không để qua đêm, đảm bảo vệ sinh trong quy trình chế biến thức ăn.
Tắm rửa cho trẻ, luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn , giữ ấm cho trẻ vào những ngày mùa đông; ngày lạnh; ngày nhiều gió, để trẻ được sống trong môi trường thoáng mát, thoải mái, không tối tăm, bụi bẩn.
- Chăm sóc tâm lý trẻ suy dinh dưỡng
Với những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ cần hết sức kiên nhẫn vì để chữa trị cần có thời gian và áp dụng tốt các biện pháp cải thiện phù hợp. Mẹ không được quát mắng, dọa, ép trẻ ăn mà thay vào đó hãy để trẻ cảm nhận sự yêu thương quan tâm kỹ lưỡng trẻ, qua các hành động nhỏ như âu yếm, khích lệ hoặc dành thời gian chơi đùa cùng con.
Với một số thông tin được chia sẻ trên đây, Yeutre.vn hy vọng giúp mẹ phần nào gạt đi nỗi lo trẻ suy dinh dưỡng phải làm sao. Khi nhận biết qua các dấu hiệu mẹ cũng không nên vội kết luận ngay, mà cần bình tĩnh cẩn thận đưa bé đến khám bác sĩ, xác định chính xác nhất tình trạng của trẻ và sớm có giải pháp đúng đắn nhất, nhằm điều trị kịp thời hiệu quả nhất cho con.
Thủy Nguyễn tổng hợp