1. Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ
- Tác dụng của kẽm trong sự phát triển của bé
Chất dinh dưỡng này có vị trí quan trọng trong quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ, giúp các loại enzym hoàn thành chức năng tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng. Hơn nữa, chất dinh dưỡng này còn giúp cơ thể tạo ra protein và DNA, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt và giúp các vết thương ở trẻ mau lành, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm trùng và suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, kẽm còn ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy, chất dinh dưỡng này có vai trò quan trọng trong việc học tập và trí nhớ của bé. Hấp thu lượng dinh dưỡng kẽm hợp lý vào cơ thể giúp bé phát triển toàn diện, thông minh.
- Hậu quả của việc không bổ sung đủ kẽm cho bé
Cơ thể bé thiếu kẽm sẽ gặp nhiều nguy cơ suy giảm khả năng hấp thu và trao đổi chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến việc các tế bào bị thiếu hụt năng lượng, cơ thể bé chậm phát triển và thường xuyên mệt mỏi. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn tham gia vào sự hoạt động của hệ thần kinh vị giác, khi bé thiếu kẽm, bé sẽ biếng ăn khiến cha mẹ thêm lo lắng.
Kẽm có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động của hệ thần kinh, do đó, khi cơ thể thiếu chất này, trẻ có thể bị rối loạn tâm thần kinh, điều này khiến bé thường xuyên ngủ không ngon giấc , hay giật mình và khóc đêm. Thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ và trí nhớ của bé, thậm chí có thể làm suy yếu hoạt động của não bộ. Nghiêm trọng hơn, bé có thể trở nên chậm chạp và mất khó khăn trong khả năng vận động.
Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ còn dẫn đến sự suy giảm của hệ thống miễn dịch. Khi các kháng thể suy yếu, bé không tự mình bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi rút gây hại, từ đó bé rất dễ bị bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và bệnh ngoài da. Nhiều trường hợp thiếu kẽm ở trẻ còn dẫn đến tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch. Khi các kháng thể suy yếu, bé không tự mình bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi rút gây hại, từ đó bé rất dễ bị bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và bệnh ngoài da. Bên cạnh đó là ảnh hưởng đến chậm phát triển giới tính khi bé bước vào giai đoạn dậy thì.
Các mẹ nên lưu ý trong việc bổ sung kẽm cho bé một cách phù hợp với độ tuổi và thể trạng của trẻ. Nếu bé thừa kẽm trong người sẽ gây ra tình trạng đau đầu, tiêu chảy, nôn...vì vậy mẹ không nên tùy ý bổ sung kẽm bằng thuốc cho con, mọi vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ đều phải thông qua ý kiến chỉ định của bác sĩ nhé.
2. Bổ sung kẽm hợp lý cho bé phát triển khỏe mạnh
2.1. Bổ sung cho bé theo từng giai đoạn
Để con có đủ dinh dưỡng phát triển, mẹ nên tìm hiểu thêm về nhu cầu bổ sung kẽm hàng ngày của bé theo từng độ tuổi khác nhau. Đối với bé 6 tháng tuổi thì sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất nên mẹ cần ăn đủ chất để nuôi con khỏe mạnh. Mẹ có thể tham khảo thêm Bảng khuyến cáo lượng kẽm phù hợp cho bé được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra như sau:
Độ Tuổi Mức Dùng Trẻ dưới 3 tháng tuổi 3mg/ngày Trẻ từ 5 tháng đến 12 tháng tuổi 5 - 8mg/ngày Trẻ từ 1 tuổi đến 10 tuổi 10-15mg/ngàyTuy nhiên, theo nghiên cứu thì cơ thể bé chỉ hấp thu được khoảng 30% dinh dưỡng kẽm qua thực phẩm. Hàm lượng còn lại sẽ bị đẩy ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi, dịch tụy, dịch ruột và nước tiểu. Vì vậy mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho bé thông qua các thực phẩm giàu kẽm có trong tự nhiên. Bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất, không được chiều theo sở thích của trẻ nếu không bé sẽ không thể phát triển toàn diện.
2.2. Nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho bé
- Kẽm từ các loại động vật: Các loại thịt như thịt gà, thịt nạc đỏ (thịt bò, thịt heo), và các loại hải sản như tôm hùm, hàu, cá hồi, cá bơn đều là những nguồn thực phẩm giàu kẽm. Trung bình một con hàu chứa khoảng 5.3mg kẽm, ức gà khoảng 0,9 mg kẽm, còn trứng có thể cung cấp khoảng 0.6mg cho bé...Mẹ nên bổ sung và chế biến các thực phẩm này theo cách phù hợp để bé hấp thu dinh dưỡng tự nhiên nhất.
- Dinh dưỡng kẽm từ thực vật: Các loại rau như súp lơ xanh, nấm, cải xoăn, rau chân vịt đều là những thực phẩm rất giàu kẽm. Bên cạnh đó, các loại hạt như hạt bí, đậu phộng, hạt điều đều có khả năng cung cấp kẽm cho cơ thể bé. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn để giúp bé ăn ngon miệng hơn.
- Các loại ngũ cốc và sữa: Sữa không chỉ là thực phẩm cung cấp dồi dào canxi và các loại vitamin cho bé mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng kẽm khá tốt cho bé. Bên cạnh đó là nguồn ngũ cốc nguyên cám dinh dưỡng. Mẹ có thể kết hợp trái cây hoặc sữa không đường với ngũ cốc để bé dễ hấp thu hơn.
Kẽm với vai trò hỗ trợ trẻ hấp thu dinh dưỡng đã trở thành khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể trẻ, trong suốt quá trình phát triển. Bổ sung kẽm qua bữa ăn hằng ngày của trẻ là việc làm cần thiết, giúp bé phát triển toàn diện, thông minh. Đối với trẻ thiếu dưỡng chất nghiêm trọng, mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tùy tiện cho con nhé. Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh, thông minh.
Thương Biện tổng hợp