Trẻ biếng ăn và 5 lý do phổ biến gây ra tình trạng này nhất định cha mẹ nên biết

Trẻ biếng ăn là một tình trạng khá phổ biến xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Trong quá trình nuôi dạy con, đây cũng là một trong những vấn đề khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu nhiều nhất. Vậy khi trẻ biếng ăn, các cha mẹ đã thử tìm hiểu tại sao lại xảy ra tình trạng này đối với con mình? Nếu chưa chắc chắn, cha mẹ nhất định cần xem qua 5 lý do phổ biến dưới đây, để biết trẻ biếng ăn nhà mình - đang thuộc vào nhóm nào nhé.

banner ads

Trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn là vấn đề đau đầu của mọi phụ huynh. Ảnh Internet

1. Trẻ bị bệnh hoặc bị một vấn đề sức khỏe nào đó

Mặc dù đây là một trong những lý do rõ ràng nhất dẫn đến sự biếng ăn của trẻ, nhưng nó lại dễ bị bỏ qua nhất (hay nó không được tìm hiểu một cách kỹ càng). Khi trẻ bị bệnh hoặc gặp một vấn đề sức khỏe nào đó, nó sẽ ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ.

Hai trong số những thủ phạm lớn nhất chúng ta thường thấy liên quan đến bệnh khiến trẻ biếng ăn đó là tình trạng trào ngược acid và táo bón. Cả hai thủ phạm này đều có thể làm cho trẻ lười ăn. Mặc dù trào ngược acid thường thấy ở trẻ sơ sinh, nhưng nó cũng có thể xảy ra đối với trẻ lớn, ngay cả khi trẻ không được chẩn đoán mắc phải nó khi còn nhỏ.

Thật không may, thực tế tình trạng này thường bị bỏ qua vì bạn không thấy trẻ phàn nàn về các việc trên. Thực tế là có nhiều trẻ không nhận ra vì chúng đã cảm thấy như vậy quá lâu, hoặc chúng còn quá nhỏ để diễn tả chính xác những gì mình đang cảm thấy.

Trẻ không diễn tả chính xác được điều mình đang cảm thấy
Trẻ có thể không diễn tả được chính xác mình đang cảm thấy về việc đau dạ dày vì con còn nhỏ. Ảnh Internet

Nếu trẻ không chịu ăn trong một giai đoạn, bạn có thể xem trẻ có mọc răng hay mệt mỏi không. Nếu câu trả lời là có, thì bạn không cần quá lo lắng, vì trẻ sẽ sớm ăn uống trở lại khi bớt khó chịu và mệt mỏi. Nếu trẻ bị bệnh mạn tính, hay mệt mỏi thường xuyên thì có lẽ tình trạng biếng ăn sẽ kéo dài lâu hơn.

banner ads

Nếu tình trạng của trẻ nhà bạn không thuộc bất kỳ lý do nào trong số các lý do chúng ta đang chia sẻ, thì bạn có thể nghĩ đến một vấn đề khác liên quan đến dạ dày. Có rất nhiều khả năng khác ít phổ biến hơn, bạn có thể trao đổi với bác sỹ để có thể biết được thông tin chính xác nhất nhé.

Trẻ đau dạ dày
Trẻ biếng ăn kéo dài cũng có thể do bị bệnh nào đó liên quan đến dạ dày chẳng hạn. Ảnh Internet

2. Trẻ gặp vấn đề về cảm giác hay quá nhạy cảm

Đối với nhiều trẻ kén ăn, cảm giác đóng một vai trò khá quan trọng trong việc trẻ từ chối đồ ăn. Nói một cách đơn giản, nếu trẻ cảm thấy một thứ gì đó lợn cợn trong miệng hay trên tay, trẻ sẽ từ chối ăn nó. Có một thuật ngữ khá lạ được dùng cho một đứa trẻ không muốn chạm vào các kết cấu khác nhau, đó là “phòng thủ xúc giác”. Và khi trẻ không thích một số kết cấu nhất định trong miệng hay nhai/ cắn/ liếm mọi thứ trừ đồ ăn, đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống cảm giác miệng của trẻ cần được giúp đỡ.

Dấu hiệu cụ thể cho thấy trẻ không chịu ăn do vấn đề về cảm giác miệng có thể gồm: bịt miệng, vặn vẹo, sợ hãi khi nhìn, ngửi, nếm một loại thức ăn cụ thể nào đó.

Trẻ biếng ăn do cảm giác sợ hãi
Trẻ có thể gặp vấn đề về cảm giác trong ăn uống và phản ứng mạnh mẽ khi ăn. Ảnh Internet

Nếu trẻ đã từng trải qua xét nghiệm y tế, ăn bằng ống, nôn mửa nghiêm trọng hoặc gặp sự cố về thể chất trong/ xung quanh miệng hay cổ họng (ngay cả từ khi còn nhỏ), chúng có thể sợ khi có bất cứ thứ gì đưa vào miệng và thưởng rất nhạy cảm đối với khu vực này.

Mặt khác, một đứa trẻ có thể không phân biệt được các loại thức ăn trong miệng và chúng sẽ vô tình nhét một lượng lớn thức ăn vào miệng (và má phồng lên như một chú sóc chuột). Việc này sẽ giúp trẻ nhận được sự phản hồi về những gì chúng đang ăn. Tuy nhiên, những đứa trẻ này thường nhai không tốt và dễ bị mất dấu thức ăn khi nhai. Do vậy, những trẻ không có giai đoạn tập nhai tốt, hoặc trẻ bị bỏ qua giai đoạn tập nhai, cũng hay rơi vào tình trạng biếng ăn, chúng thường từ chối những loại đồ ăn mềm như khoai tây nghiền, phô mai…, vì những loại này ngay cả khi cho vào miệng cũng rất khó để phân biệt, để phản hồi rằng chúng có đang ăn thức ăn hay không.

Có thể nói, các vấn đề về cảm giác là một sự liên kết ẩn đối với những trẻ lười ăn . Việc tìm hiểu sâu về vấn đề này rất đáng bỏ thời gian và công sức. Vì, nếu bạn có thể hiểu tại sao con mình biếng ăn từ góc độ cảm giác, nó sẽ giúp bạn có cách phù hợp để làm thay đổi mọi thứ.

Trẻ nhạy cảm với thức ăn
Trẻ quá nhạy cảm thấy thức ăn đã cảm thấy sợ. Ảnh Internet

3. Trẻ gặp vấn đề về kỹ năng vận động miệng

Để tìm ra vấn đề này các cha mẹ có thể gặp một chút khó khăn, vì cần quan sát trẻ rất kỹ xem trẻ có nhai và nuốt tốt hay không. Các nhà trị liệu gọi đây là kỹ năng vận động bằng miệng. Bạn có thể loại trừ trường hợp này,  nếu trẻ trên 2.5 tuổi có giai đoạn chuyển tiếp từ ăn dặm đến ăn thô một cách an toàn và dễ dàng.

Một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ không có kỹ năng vận động miệng tốt đó là:

  • Trẻ bị nghẹn sau khi đã ngậm thức ăn vài giây hoặc vài phút
  • Trẻ phun hoặc nôn ra thức ăn chưa được nhai kỹ hoặc hầu như chưa được nhai
  • Trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ
Trẻ khóc khi bú mẹ
Trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ - có thể con đang gặp phải vấn đề vận động miệng. Ảnh Internet

Khi trẻ không biết cách nhai, chúng sẽ từ chối thức ăn vì sợ bị nghẹn , sặc hoặc nôn và sẽ chỉ chịu ăn một số loại mà chúng biết rằng, mình có thể ăn một cách an toàn.

Đôi khi sự vận động miệng của trẻ cũng gặp khó khăn do trẻ rơi vào tình trạng phòng thủ cảm giác (như đã đề cập ở trên). Bởi vì khi trẻ không ăn (hoặc không được thử) một loại kết cấu thức ăn nào đó trong thời gian dài, trẻ sẽ trở nên rất nhạy cảm với chúng. Những loại thức ăn có kết cấu khác lạ sẽ làm trẻ thấy không thoải mái khi chạm vào và cảm nhận chúng.

Nếu trẻ không chuyển đổi tốt sang dạng thức ăn thô, giòn hay cứng thì bạn nên bắt đầu với thức ăn dạng ngón tay trước.

Và, nếu kỹ năng vận động miệng của trẻ quá kém, không cải thiện theo thời gian, bạn nên đưa trẻ đến chuyên gia về vật lý trị liệu để giúp trẻ nhé.

Trẻ không thích thức ăn có kết cấu lạ
Trẻ gặp vấn đề vận động miệng sẽ cảm thấy khó chịu với thức ăn có kết cấu lạ. Ảnh Internet

4. Trẻ ăn uống không theo nề nếp

Trên thực tế, văn hóa gia đình có thể ảnh hưởng rất lớn đến nề nếp ăn uống của trẻ. Cha mẹ thường hay vô tình áp đặt những thói quen ăn uống của mình lên trẻ, hoặc trẻ bị ảnh hưởng từ cha mẹ. Vấn đề ở đây là bạn có thể không ý thức được những gì mình làm có thể tác động đến trẻ như thế nào.

Ví dụ nếu bạn hay bỏ bữa, ăn không đúng giờ, hay vừa ăn vừa xem TV, điện thoại…thì trẻ có thể bắt chước theo.

Và, khi những tình huống này xảy ra, bạn thường lo lắng thái quá và lại đưa ra những quyết định sai lầm đó là nắm lấy bất kỳ “chiếc phao cứu sinh – một phương cách” nào đó khiến trẻ chịu ăn. Việc này sẽ làm cho thói quen ăn uống xấu càng tệ đi, lúc này, bạn lại có thể đi vào con đường luẩn quẩn khi muốn sửa chữa chúng trong tương lai.

Trẻ vừa ăn vừa xem phim hoạt hình trên Ipad
Nhiều mẹ thường "dụ" trẻ ăn bằng cách cho vừa ăn vừa xem phim hoạt hình. Ảnh Internet

Bạn cần nhớ rằng, ngay cả với những đứa trẻ kén ăn, biếng ăn nhất, cũng sẽ có cách để cải thiện tình hình ngoài phương án “ăn trước Ipad” hay “ăn bữa riêng”. Điều quan trọng là bạn cần kiên nhẫn và hiểu trẻ để có thể tìm và áp dụng những cách phù hợp.

Một vấn đề khá phổ biến nữa đó là một số trẻ bắt đầu ăn uống rất tốt, nhưng từ 1-2 tuổi, mọi thứ trở nên tệ đi. Bạn thường lo lắng và không chấp nhận được thực tế tình trạng này là bình thường. Vì đây là giai đoạn vị giác của trẻ đần hoàn thiện, và cũng là thời điểm trẻ tự bước đi được, trẻ tự muốn kiểm soát tình hình, do đó trẻ sẽ trở nên kén chọn và đôi lúc rất khó chịu. Lúc này, điều dễ thấy nhất là bạn lo sợ và bắt đầu áp dụng nhiều cách, từ “làm đầu bếp ngắn hạn” cho tới “thỏa hiệp” cốt để làm cho trẻ chịu ăn.

Hậu quả của những điều trên là những thói quen và lịch trình ăn uống bạn dày công xây dựng cho trẻ sẽ bị phá hủy, và nghiêm trọng nhất, từ biếng ăn tạm thời, trẻ có thể trở nên biếng ăn dài hạn . Do vậy, bạn cần theo dõi sự phát triển của trẻ một cách kỹ càng. Hãy kiên nhẫn và cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện bất kì phương án nào đối với trẻ.

Trẻ vừa ăn vừa coi Ipad
Ngay cả trẻ biếng ăn nhất cũng có cách cải thiện ngoài phương án "ăn trước Ipad". Ảnh Internet

5. Trẻ gặp vấn đề về hành vi

Hành vi về ăn uống là một phần thường được phát triển từ những lý do chính đã đề cập ở trên. Khi trẻ đã hình thành nên thói quen biếng ăn, hoặc đang trải qua một giai đoạn không hào hứng với việc ăn uống, thường chúng sẽ luôn tìm ra cách vòi vĩnh, ăn vạ để đòi một món mình muốn hoặc từ chối món mình không thích.

Trẻ nhỏ rất thông minh và nhanh nhạy, nên việc vòi vĩnh hay ăn vạ trong bữa ăn là cách để chúng thử nghiệm và kiểm tra xem giới hạn chịu đựng của bạn ở mức nào. Nếu bạn không “trụ vững” thì có thể phải gánh chịu hậu quả khá lâu dài đấy.

Trẻ ăn vạ vì không thích ăn
Trẻ ăn vạ và vòi vĩnh vì không thích ăn. Ảnh Internet

Bạn thấy đấy, trẻ biếng ăn có thể bởi rất nhiều nguyên do. Vì vậy, muốn cải thiện tình trạng này, bạn cần kiên nhẫn đồng hành với trẻ, hiểu lý do và thật quyết đoán trong quá trình rèn luyện, mới có thể cùng trẻ vượt qua những giai đoạn khó khăn, trong hành trình ăn uống của trẻ. Từ đây, bạn có cách giúp trẻ xây dựng thói quen ăn uống tốt, một thói quen quan trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con sau này.

Theo Your Kids Table

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI