Trẻ ăn quá nhanh có thể dẫn đến bị nghẹn
Dấu hiệu nhận biết bé bị nghẹn
- Bé đang ăn nhưng đột nhiên dừng lại, cố gắng hít thở hay cố gắng ho, đẩy vật gì đó đang làm nghẽn ở cổ họng.
- Trẻ cũng có thể ho khan, thở khò khè, thậm chí da bé chuyển sang đỏ hoặc xám hay trẻ bị mất ý thức… trong trường hợp nặng.
Trẻ đang ăn đột nhiên dừng lại ho khan có thể là dấu hiệu bị nghẹn thức ăn
Mẹo ứng phó nhanh
Nếu trẻ không thể tự hết nghẹn và có dấu hiệu hoảng sợ, khóc lóc, mắt miệng mở to…, ba mẹ cần tức tốc đưa trẻ đến bệnh viện. Trong lúc chờ đợi hay đưa trẻ đến bệnh viện, ba mẹ hãy thử “khai thông” đường thở, đường họng cho trẻ bằng những cách sau:
- Nếu thấy vật làm bé nghẹn, có thể dùng tay lấy vật đó ra nhưng không được làm mạnh tay quá. Ngược lại, nếu không thấy thì tuyệt đối không nên cố gắng “móc” ra vì có thể đẩy vật nghẹn vào sâu bên trong cổ trẻ, càng gây nguy hiểm.
- Ôm bé nằm úp trên cánh tay, mặt và cằm nằm gọn ở lòng bàn tay, đầu bé hơi chúi xuống, dùng ức bàn tay còn lại vỗ vào giữa hai bã vai của trẻ 5 lần, vỗ nhanh, chắc nhưng không được quá mạnh để không ảnh hướng đến các cơ quan nội tạng của trẻ.
Khai thông đường thở cho trẻ bằng cách hơi chúc đầu trẻ xuống, dùng tay vai trẻ để đẩy thức ăn ra ngoà i
- Khi đó, nếu trẻ ho thì nên để trẻ cố gắng tự tống vật nghẹn ra ngoài. Trường hợp trẻ ho nhưng không thể đẩy vật nghẹn ra, ba mẹ không nên cố gắng móc vật ra, mà cho trẻ nằm ngửa ra, dùng 2 ngón tay đè và ấn 5 lần lên vị trí nằm giữa xương ức của trẻ, ấn sâu 1,3 đến 2,5cm.
- Nếu vẫn không thể lấy vật nghẹn ra, cần hô hấp nhân tạo cho trẻ và (nếu còn thời gian khi chưa đến bệnh viện) tiếp tục làm lại bước hai để có thể hỗ trợ bé tốt nhất có thể, cùng với đó là tức tốc đến bệnh viện cấp cứu.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Lưu ý giúp trẻ hạn chế bị nghẹn- Giữ bé ngồi yên khi ăn, tránh chạy nhảy lung tung.
- Chỉ cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp với trẻ nhỏ, với những mẩu thức ăn lớn, cần cắt nhỏ để trẻ dễ nhai và nuốt.
- Tránh cho trẻ ăn nguyên một trái chuối, nho, xúc xích, các loại hạt, đậu…
- Không ép trẻ ăn quá nhiều, chỉ cho thêm thức ăn khi trong miệng trẻ đã hết.
- Không nên để trẻ một mình khi ngồi ăn, vì trẻ có thể hốt, và nhiều thức ăn vào miệng cùng một lúc.
- Thỉnh thoảng trong khi ăn nên cho trẻ uống ít nước hoặc canh.
- Nếu trẻ thường xuyên bị nghẹn, dù mức độ nhẹ, cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.