Kỹ năng chăm sóc trẻ mọc răng mẹ cần biết để trẻ giảm ốm sốt, đau nhức không quấy khóc

Mọc răng là thời điểm khá quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Để chuẩn bị cho chiếc răng đầu tiên vươn lên, bé sẽ gặp phải tình trạng sưng nướu, quấy khóc. Trong giai đoạn này, trẻ thật sự “khó ở”, cha mẹ nên bỏ túi một vài kỹ năng chăm sóc trẻ để giúp trẻ nhanh chóng giảm bớt khó chịu.

banner ads

Với những người lần đầu làm cha mẹ, tất cả những quá trình phát triển của con luôn làm cha mẹ cảm thấy bối rối. Ngay cả những người đã tìm hiểu các thông tin về hành trình phát triển của trẻ cũng không khỏi ngỡ ngàng. Bởi vậy, nên ngay khi thấy con có biểu hiện quấy khóc khác lạ cha mẹ đã luống cuống đưa con ngay đến bệnh viên. Tuy nhiên, với những em bé trong quá trình mọc răng, cha mẹ nên theo dõi các biểu hiện của bé trước sau đó mới từ từ giải quyết, không nên nóng vội.

Dấu hiệu nhận biết trẻ ở thời kỳ mọc răng

dau hieu nhan biet tre thoi ky moc rang
Trẻ mọc răng thường tỏ ra mệt mỏi

- Khi mọc răng trẻ thường có một số biểu hiện thay đổi trong cơ thể, trẻ sẽ tỏ ra mệt mỏi, quấy khóc, hay mè nheo, ít ngủ.

- Nhiều trẻ thường chảy nước miếng và có thể gặm bất cứ thứ gì thấy trước mắt.

- Thời kỳ này trẻ sẽ thường bị sốt nhẹ và kèm theo đi tiêu phân lỏng, thường được gọi là tình trạng “tướt mọc răng”.

- Nếu quan sát kỹ phần nướu, lợi của bé cha mẹ sẽ phát hiện nướu chuẩn bị mọc răng sẽ bị sưng, viêm tấy đỏ. Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn, ăn uống kém và có thể bị sụt cân.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đang mọc răng?

Thời kỳ mọc răng khá “nhạy cảm” đối với các bé. Không chỉ khiến các bé khó chịu, mệt mỏi mà còn có thể ảnh hưởng tới tâm lý của các bé. Đặc biệt với những người lần đầu tiên làm cha mẹ sẽ rất lúng túng khi gặp những trường hợp này. Bởi vậy, để giải tỏa được tâm lý căng thẳng, cha mẹ nên tìm hiểu thông tin để có những kỹ năng chăm sóc bé trong thời kỳ mọc răng được tốt hơn.

cha me can lam gi khi tre dang moc rang
Có thể cho trẻ ngậm nướu mềm để giảm đau răng

- Để làm giảm sự khó chịu của trẻ, cha mẹ có thể chuẩn bị cho bé một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn (như các loại vòng mọc răng, gặm nướu,…).

- Nếu trong thời gian mọc răng, trẻ sốt cao trên 38,5 độ C và đau nhiều, cha mẹ có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, với liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng, sau 4 – 6 giờ cho uống một lần. Nếu trẻ sốt nhẹ thì không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau các vùng cổ, nách, bẹn bằng khăn ấm và cho uống thêm điện giải.

- Thời điểm này trẻ thường chảy nhiều nước miếng, cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Nên thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm sạch, làm sạch nướu bằng nước muối sinh lý sau khi cho trẻ bú hoặc ăn.

- Thời kỳ này bé bị sốt, đi tướt nên sẽ mất nước nhiều, cha mẹ nên chú ý cho trẻ uống nhiều nước hoặc bù điện giải. Nếu trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên tích cực cho con bú để bù nước.

- Về thức ăn: nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm để trẻ dễ ăn hơn, hạn chế các thức ăn quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày và cho trẻ ăn bổ sung nhiều hoa quả.

- Nếu trong thời gian mọc răng trẻ quấy khóc quá nhiều, lợi sưng to khiến trẻ đau dữ dội, cha mẹ nên đưa trẻ tới các bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt ở các bệnh viện Nhi để kiểm tra và có phương pháp điều trị tốt hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, cha mẹ đã nắm được những kinh nghiệm cần thiết khi trẻ mọc răng, giúp quá trình này diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI