1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén
Trong quá trình mang thai , việc ăn uống của thai phụ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng . Do bé nhận chất dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ. Vậy nên, mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, để bé yêu phát triển tốt nhất. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu , mẹ có thể tham khảo khi lên thực đơn:
Chất sắt
Là chất cần thiết đối với cơ thể, góp phần hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của bộ não bộ. Giúp bé không bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, sinh non. Ngoài ra, chúng còn giúp thai phụ tránh nguy cơ thiếu máu, bị băng huyết sau sinh. Một số thực phẩm giàu sắt như: thịt nạc, bí ngô, thịt bò, chuối, sữa, nho,....
Chất béo
Một số mẹ bầu vì sợ tăng cân quá mức trong quá trình mang thai, nên ít bổ sung chất béo. Nhưng mẹ cần phải biết, chất béo chúng góp một phần quan trọng trong cấu tạo nên các tế bào thần kinh, chất xám võng mạc. Đồng thời, còn góp phần giảm thiểu nguy cơ sinh non , thai nhi nhẹ cân, và là môi trường tốt để chuyển hóa các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, vitamin E. Do đó, mẹ bầu cần phải bổ sung chất béo vào thực đơn của mình. Nhưng lưu ý chỉ nên bổ sung với hàm lượng vừa đủ. Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo mẹ có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày như: dầu ô liu, trứng, sữa chua, phô mai,.....
Chất đạm
Chất đạm hay còn được gọi là protein, một trong những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng không thể thiếu trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Chúng giúp hình thành cấu tạo cơ bắp, các tế bào cho thai nhi. Một số thực phẩm giàu thành phần protein như: trứng, cá, thịt, sữa,....
Omega 3
Thành phần giúp bà bầu ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến thần kinh, tim mạch,... Ngoài ra, chúng còn tốt cho sự phát triển hệ thần kinh, thị giác, tim mạch và não bộ của thai nhi. Một số loại thực phẩm giàu thành phần omega 3 như: quả óc chó, đậu phụ, cải bắp, cá hồi, trứng,...
Canxi
Canxi là một trong những chất cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu cần phải bổ sung khi mang thai . Chúng đóng vai trò trò góp phần trong việc hình thành và phát triển xương, răng của bé. Ngoài ra, nếu thai phụ bị thiếu canxi sẽ rất dễ bị đau nhức xương khớp, loãng xương, răng lung lay,.... Một số thực phẩm giàu canxi cần bổ sung vào chế độ ăn uống khi mang thai như: sữa cho mẹ bầu, sữa tươi, tôm, cua, ghẹ, hạnh nhân, súp lơ,.... Bên cạnh bổ sung các thực phẩm giàu canxi, mẹ bầu cũng nên sử dụng thêm viên uống canxi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Acid folic
Thành phần này còn có tên gọi khác là Vitamin B9, đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển, phân chia tế bào, tạo máu. Bổ sung đầy đủ Vitamin B9 hay bổ sung acid folic có tác dụng giúp thai nhi tránh khỏi các dị tật, giảm nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ sảy thai , tim mạch, hở hàm ếch. Những thực phẩm chứa acid folic như: sữa, lòng đỏ trứng gà, đậu phụ, đậu nành, bơ,....
2. Gợi ý những món ăn bà bầu bị ốm nghén không nên bỏ qua
Gừng
Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng ảnh làm giảm chứng say tàu xe, cũng như có thể làm giảm hạn chế cơn ốm nghén hiệu quả. Vào một buổi sáng thức dậy, thai phụ có thể uống một ly trà gừng pha với mật ong. Hoặc trong ngày bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, mẹ bầu có thể uống trà gừng tươi. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị vài viên kẹo gừng cho vào túi, khi nào cảm thấy buồn nôn thì ngậm để giảm cảm giác buồn nôn.
Dưa hấu
Dưa hấu là một trong các loại trái cây chứa rất nhiều nước, nhờ vậy mà mẹ bầu khi ăn dưa hấu chúng sẽ bù lại lượng nước đã mất do nôn ói. Ăn dưa hấu hoặc uống nước ép cũng có thể giúp mẹ hạn chế cơn buồn nôn.
Chuối
Thai phụ thường xuyên bị nôn ói khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Để hạn chế nôn và nạp năng lượng lại cho cơ thể, mẹ bầu có thể ăn 1 hoặc 2 quả chuối chín.
Me
Me cũng là một trong những thực phẩm được nhiều mẹ bầu sử dụng để hạn chế cơn nghén rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng theo cách như sau: lấy quả me cho vào nước và đun sôi, rồi chắc lấy nước uống sẽ làm giảm cơn nghén .
3. Thực phẩm bà bầu bị ốm nghén cần tránh
Bên cạnh những món ăn dinh dưỡng cho bà bầu bị ốm nghén ở trên, thai phụ khi mang thai cần tránh sử dụng những thực phẩm dưới đây để tránh kích thích cơn nghén. Những thực phẩm này khiến dạ dày của mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu. Cụ thể như sau:
- Các loại thực phẩm ngọt như: bánh ngọt, sôcôla,...
- Các loại đồ uống kích thích như: trà, cà phê, rượu, bia hoặc ca cao, coca.
- Các món ăn được chế biến cay, nhiều dầu mỡ, đồ chiên hoặc nhiều gia vị.
- Bánh mì chứa nhiều chất xơ, bột mì nguyên cám.
4. Mẹo giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả
Nên chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Khoảng 6 bữa 1 ngày.
Không nên ăn quá nhiều, cũng không nên ăn quá ít. Ăn quá nhiều được xem là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị nôn ói. Ăn quá ít cũng khiến mà dạ dày mẹ bầu khó chịu, trống rỗng khiến cơ thể mệt mỏi.
Thai phụ nên xác định các thực phẩm khiến mình bị ốm nghén và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày..
Bổ sung đầy đủ vitamin, đặc biệt là vitamin B6 cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung đầy đủ Vitamin B6 cho cơ thể giúp giảm tình trạng ốm nghén rất tốt. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý bổ sung mà cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Đối với phụ nữ mang thai việc lên thực đơn cũng như có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng cơn nghén rất tốt. Ngoài ra, chúng còn giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi trong bụng phát triển. Mong rằng, với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén ở trên, sẽ giúp mẹ bầu biết cách lên thực đơn tốt nhất cho bữa ăn hằng ngày của mình. Sau cùng, Yeutre.vn chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ nhé.
Diễm Diễm