Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 giai đoạn thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các tháng mang thai rất quan trọng, nó chính là tiền đề giúp bà bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. 1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

banner ads

43039-ba-bau-nen-va-khong-nen-an-gi-khi-mang-thai-3-thang-dau-2.jpg

3 tháng đầu mẹ bầu chưa cần ăn nhiều thức ăn

3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất, bà bầu cũng thường xuyên ốm nghén khiến cảm giác muốn ăn không còn, thay vào đó là sợ thức ăn. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn quan trọng giúp thai nhi phát triển, vì vậy, bà bầu vẫn phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để thai nhi phát triển.

Theo các bác sĩ, 3 tháng đầu, bà bầu chưa cần phải ăn nhiều thức ăn so với những tháng sau. Giai đoạn này chủ yếu duy trì năng lượng như bình thường và nạp các thức phẩm giúp đẩy lùi cơn buồn nôn, ốm nghén mệt mỏi.

- Đạm: ở giai đoạn này, bà bầu chỉ cần bổ sung 10 -1 8g đạm/ngày là đủ. Các thực phẩm bổ sung đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ... Mỗi ngày, bà bầu nên uống 1- 2 ly sữa hoặc sử dụng sữa tươi thay thế sữa bầu.

- Sắt: Bổ sung 15gr sắt/ ngày. Các thực phẩm giàu sắt như: thị đỏ, tim, gan, cật, rau xanh các loại. Nếu thai phụ thiếu sắt sẽ khiến giảm lượng sắt của bé trong 6 tháng đầu đời, chậm phát triển não bộ, giảm áp lực co bóp tử cung khi chuyển dạ.

- Canxi: Ở giai đoạn này mẹ cần phải tăng cường các thực phẩm giàu canxi giúp thai nhi phát triển hệ xương hoàn chỉnh. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, tôm, cua, cá...

- Axit folic: vitamin này giúp giảm nguy cơ dị tất ống thần kinh cho trẻ. Axti folic có nhiều trong rau muống, cải xanh, cải bó xôi, ngũ cốc, vừng, lạc...

- Vitamin D, C: Ở giai đoạn này, bà bầu cũng đừng quên phơi nắng để hấp thụ vitamin D và ăn các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam quýt. Ngoài ra, vitamin D còn có trong trứng, sữa... bà bầu có thể ăn hàng ngày để bổ sung qua thực phẩm.

2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

43038-ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-dau-thai-ky.jpg

Nhu cầu thực phẩm trong 3 tháng giữa tăng cao

Sang giai đoạn thứ 2, cân nặng bà bầu đã tăng khoảng 2 - 3 kg. Lúc này, cơ thể mẹ bầu cũng thèm ăn và ăn ngon hơn so với giai đoạn thứ nhất. Nguyên nhân do cơn ốm nghén đã qua đi, bà bầu cần nạp thêm nhiều năng lượng để thai nhi phát triển.

Ở giai đoạn này mẹ sẽ ăn cho cả 2 người, tuy nhiên, không vì thế mà mẹ bầu ăn nhiều và không khoa học. Lúc này, bà bầu cần ăn gấp đôi so với giai đoạn 1, mỗi ngày cần nạp khoảng 300 lượng calo cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ăn uống như nhu cầu giai đoạn 1, ở giai đoạn này, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

- Tăng lượng canxi so với giai đoạn 3 tháng đầu, do thời điểm này thai nhi đang phát triển hệ xương và cần lượng canxi lớn. Ngoài những thực phẩm bổ sung như thịt đỏ, trứng sữa, bà bầu có thể uống thêm canxi (có sự chỉ định của bác sĩ).

- Bổ sung sắt cho cơ thể bằng các thực phẩm hàng ngày và uống thêm viên sắt. Nguyên nhân, giai đoạn này mẹ bầu cần nhiều năng lượng để thai nhi phát triển đồng thời phòng sinh non, chảy máu nhiều sau sinh, thai chết lưu.

- Bà bầu cũng cần bổ sung đủ nước theo nhu cầu để tránh táo bón. Rau xanh, trái cây cũng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn để bổ sung nước, vitamin, khoáng chất, giải nhiệt.

- Ngoài ra, bà bầu cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn.Khoảng cách 4 giờ/lần. Luôn mang theo mình đồ ăn vặt như các loại hạt khô, trái cây, bánh để ăn khi cảm thấy đói.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

43040-mang-thai-nen-an-gi-1-110756633.jpg

3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây

Đây là thời điểm nhiều bà bầu hồi hộp, lo lắng nhất và cũng là giai đoạn mẹ bầu khá mệt mỏi vì thai đã lớn. Lúc này, ở một số bà bầu cảm giác thèm ăn vẫn còn, một số khác thì nhu cầu ăn bình thường trở lại. Tuy nhiên, càng đến tháng cuối, cơ thể bà bầu càng mệt mỏi và việc ăn uống chểnh mảng hơn. Do đó, các mẹ bầu hãy cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý ở 3 tháng cuối giúp các mẹ có thể vượt cạn dễ dàng và luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ.

- Lưu ý lượng đường bổ sung hàng ngày, do ở cuối thai kỳ nhiều bà bầu sẽ tăng lượng đường trong máu do những tháng trước ăn quá nhiều đường, đồ ngọt, tinh bột... Cần nhờ bác sĩ kiểm tra lượng đường thường xuyên để cân đối thực phẩm hàng ngày.

- Tăng cường đạm vì nó là nguồn sản xuất sữa của mẹ để chuẩn bị cho con bú khi chào đời. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm đạm cần được cân nhắc nếu bà bầu tăng cân nhiều hoặc có chỉ định hạn chế đạm ở cuối thai kỳ.

- Cần ít nhất 70- 80g chất béo nạp mỗi ngày để bà bầu có đủ năng lượng hoạt động và giúp thai nhi phát triển hoàn thiện. Chất béo có trong dầu oliu, các loại hạt, bơ...

- Bổ sung ít nhất 1.500 mg canxi/ngày do thời điểm này thai nhi đang cần canxi để phát triển xương.

- Bổ sung sắt và uống thêm viên sắt nếu bác sĩ chỉ định. Do càng cuối thai kỳ mẹ càng cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, vì vậy không thể không bổ sung thêm sắt cho mẹ bầu.

- Các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau củ cần được tăng cường nhiều hơn và đừng quên bổ sung khoảng 2 - 2.5l nước/ngày để phòng chống táo bón cuối thai kỳ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI