Dinh dưỡng cho bà bầu và 17 câu hỏi liên quan mọi mẹ bầu cần biết

Dinh dưỡng cho bà bầu quan trọng thế nào chắc chắn chúng ta đã biết. Tuy nhiên, biết như thế nào, biết ra sao, đủ hay chưa hoặc cần phải chú ý những điểm quan trọng nào nhất - lại là một câu chuyện dài để bàn. Vậy, liệu câu chuyện thú vị rất cần và rất đáng quan tâm này - chúng ta có thể tóm lược hoặc biết qua chỉ cốt truyện hay không? Câu trả lời hoàn toàn là có thể, với 17 câu hỏi được ví như phần tóm tắt của mỗi "chapter" như dưới đây. 

banner ads

Dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ
Dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng trong suốt thai kỳ. Ảnh Internet

1. Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu - điều gì là quan trọng nhất?

Câu trả lời chính xác đó là việc xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh, khoa học và phù hợp. Thực tế đôi khi, việc ăn uống trong thai kỳ với nhiều người chỉ đơn giản là bồi bổ và kim chỉ nan là "ăn cho 2 người".

Có những bà bầu rất mệt mỏi vì phải ăn khẩu phần gấp đôi trong mỗi bữa ăn hàng ngày, còn thực đơn thì chi chít những thực phẩm đại bổ được ví như đầy đủ bào ngư vi cá, và đầy rẫy các món ăn bài thuốc, mà chỉ nghe hay nhìn qua cũng đủ muốn ốm.

Một kế hoạch ăn uống lành mạnh cho thai kỳ không phải là như thế. Kế hoạch ấy sẽ bao gồm những điểm như: bạn có cách ăn uống như thế nào, chọn loại thực phẩm ra sao, lượng thức ăn bạn nạp vào có phù hợp với chỉ số cân nặng được theo dõi sát sao trong thai kỳ hay không,...Ăn uống lành mạnh trong thai kỳ cần được xem xét, xây dựng một cách có chiến lược, và thực hiện dựa trên việc xây dựng một cách chi tiết, bài bản, có ý kiến chuyên môn từ dinh dưỡng đến liên quan vấn đề sản khoa, nhằm bảo đảm sức khỏe cho bạn lẫn thai nhi ở mức an toàn, cũng như luôn được đầy đủ trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh
Xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh trong thai kỳ là rất cần thiết. Ảnh Internet

2. Vậy làm thế nào để tôi có thể lên kế hoạch ăn uống lành mạnh trong thai kỳ?

Hiện thay thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyện ăn uống lành mạnh là vô cùng phong phú. Thậm chi, bạn còn tìm thấy được cả những nguồn trợ giúp rất cụ thể cho việc bạn cần những gì để thiết lập được một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Vì vậy, đừng lo lắng hay nao núng, mà hãy thực hiện các bước sau:

banner ads
  • Bước 1 : Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa mà bạn đang theo khám thai định kỳ, tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng mà bạn tin tưởng, để họ giúp cho bạn có một kế hoạch ăn uống khoa học nhất.
  • Bước 2 : Tham khảo những hướng dẫn đủ tin cậy qua các trang thông tin chính thức của chính phủ, viện dinh dưỡng, các bệnh viện chuyên khoa sản,...Ở đó, chắc chắn họ sẽ có đủ các thông tin cơ bản cần thiết về dinh dưỡng cho thai kỳ, cách thức chọn lựa thực phẩm, cách xây dựng thực đơn cho thai kỳ khỏe mạnh và lưu ý cần tránh hoặc cần thực hiện về dinh dưỡng cũng như cách xây dựng chế độ ăn uống.
  • Bước 3 : Tận dụng nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy từ các đầu sách đã được in ấn và phát hành, do các bác sỹ chuyên khoa là tác giả.
  • Bước 4 : Hiểu bản thân, điều kiện tài chính cũng như sức khỏe của chính mình, để luôn có cách áp dụng, ứng dụng phù hợp, khoa học và cân bằng.
Nói chuyện với chuyên gia
Tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cho chế độ dinh dưỡng và kế hoạch ăn uống lành mạnh của bạn. Ảnh Internet

3. Khái niệm MyPlate là gì - tôi có cần hiểu biết và thực hiện theo khái niệm này trong thai kỳ hay không?

Khái niệm MyPlate được đề cập nhiều và ngày càng trở nên phổ biến chắc chắn khiến nhiều bà bầu không khỏi thắc mắc.

MyPlate - Đĩa ăn của tôi - hoàn toàn là một khái niệm không phải mới. Khái niệm này đã được đề cập rất nhiều trong chế độ dinh dưỡng, kế hoạch xây dựng thực đơn, hay ăn uống lành mạnh nói chung ở nhiều nơi và với các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó có cả nhóm cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt như phụ nữ mang thai.

Vậy, MyPlate là một khái niệm mà phụ nữ mang thai đều có thể xem xét, chọn lựa, tham khảo và áp dụng cho mình. Cụ thể, Đĩa ăn của bà bầu sẽ dựa trên 5 nhóm thực phẩm cụ thể, cùng số lượng ước lượng mà bà bầu cần ăn mỗi ngày trong mỗi 3 tháng của thai kỳ. Tức là, ở mỗi tam cá nguyệt, bạn sẽ ăn như thế nào, ăn bao nhiêu, có sự thay đổi ra sao.

Và, lượng thức ăn hay mức độ tăng nhóm thực phẩm sẽ tính dựa trên cân nặng của bạn và thai nhi. Kèm theo đó, không chỉ là dinh dưỡng mà còn có thời lượng hoạt động thể chất cần thiết mà bạn cần thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo hơn cho việc tiêu thụ năng lượng, giúp hấp thu, cân bằng và kiểm soát dinh dưỡng được tốt hơn.

MyPlate   Đĩa ăn của tôi
Bạn nên biết về khái niệm MyPlate - Đĩa ăn của tôi. Ảnh Internet

4. 5 nhóm thực phẩm được nhắc đến trong MyPlate là những nhóm nào?

  • Nhóm ngũ cốc : trong nhóm này gồm ngũ cốc các loại, bánh mì từ bột ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, mì từ ngũ cốc.
  • Trái cây : gồm trái cây tươi, trái cây đóng hộp hoặc nước ép nguyên chất không đường đóng hộp, trái cây sấy khô.
  • Rau, củ : gồm rau củ tươi các loại, ở dạng đóng hộp hay sấy khô hay nước ép từ rau củ 100% nguyên chất và tươi. Ưu tiên các loại rau có lá xanh thẫm.
  • Thực phẩm giàu protein : gồm thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu gồm cả đậu Hà Lan, trứng, các sản phẩm chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành hoặc đậu hũ, các loại hạt.
  • Sữa và chế phẩm sữa : gồm sữa tách béo, phô mai ít béo hoặc không béo, sữa chua.
5 nhóm thực phẩm
5 nhóm thực phẩm trong MyPlate. Ảnh Internet

5. Dầu ăn và chất béo có phải là một phần của việc ăn uống lành mạnh hay không?

Khi mang thai, chất béo là một phần quan trọng để góp phần xây dựng nhiều cơ quan cũng của thai nhi cũng như nhau thai. Bạn nên tận dụng chất béo tốt từ dầu ăn thực vật, hạn chế chất béo rắn không tốt cho sức khỏe và thai kỳ. Chất béo rắn thường từ thịt động vật và thực phẩm chế biến sẵn.

6. Tại sao trong chế độ ăn uống của tôi nhất định phải bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất?

Vitamin và khoáng chất giữ một vai trò quan trọng trong mọi chức năng của cơ thể. Khi mang thai, điều này càng quan trọng hơn vì có nhiều vitamin và khoáng chất rất cần cho sự phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh của em bé. Trong đó, phụ nữ mang thai cần nhiều axit folic và sắt hơn phụ nữ không mang thai.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong thai kỳ. Ảnh Internet

7. Làm thế nào để bảo đảm tôi bổ sung đủ vitamin và khoáng chất trong suốt thai kỳ?

Dù chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống đầy đủ sẽ cung cấp cho bạn một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể khi mang thai, song thực chất, điều này đôi khi cũng không bảo đảm hoàn toàn về chuyện bạn sẽ không bị thiếu hụt. Do đó, uống bổ sung vitamin cũng là một điều cần thiết không nên xem thường. Hãy tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn dùng vitamin bổ sung của bác sỹ nhé.

8. Axit folic là gì và tôi cần bao nhiêu axit folic mỗi ngày?

Chúng ta luôn nghe nhắc đến vai trò của axit folic trước và trong thai kỳ. Axit folic hay vitamin B, hoặc còn gọi là folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Phụ nữ mang thai cần 400mg axit folic hàng ngày. Ngoài việc sử dụng thực phẩm giàu axit folic, bà bầu luôn được bác sỹ chỉ định uống bổ sung, vì chúng ta khó có thể cung cấp đủ lượng axit folic cần thiết chỉ qua thực phẩm.

Axit Folic
Phụ nữ mang thai cần khoảng 400mg axit folic mỗi ngày. Ảnh Internet

9. Tại sao sắt lại quan trọng cho thai kỳ đến như vậy và tôi cần bổ sung bao nhiêu sắt một ngày?

Sắt góp phần giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô, các cơ quan trong cơ thể. Ở phụ nữ mang thai, lượng sắt sẽ cần gấp đôi vì giúp cơ thể tạo ra nhiều máu hơn, cung cấp đủ oxy cho thai nhi nữa. Mỗi ngày, bà bầu cần khoảng 27mg sắt.

Có rất nhiều thực phẩm giàu chất sắt được khuyên nên có trong thực đơn của bà bầu thường xuyên như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các loại đậu và ngũ cốc. Để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, bạn cần dùng thêm nguồn thực phẩm giàu vitamin C có các loại như cà chua, trái cây họ cam quýt,...Và, để đảm bảo không thiếu hụt sắt, đa phần các bà bầu cũng được bác sỹ chỉ định uống bổ sung sắt trong thai kỳ.

Vitamin C
Bà bầu cần dùng nhóm thực phẩm giàu vitamin C để hấp thụ sắt tốt hơn. Ảnh Internet

10. Về canxi thì sao và tôi cần bao nhiêu canxi mỗi ngày?

Đóng góp cho cấu trúc xương và răng của thai nhi, canxi cũng rất quan trọng và cần đảm bảo được cung cấp đủ trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai cần khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày. Bổ sung canxi chủ yếu là tự thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu lành mạnh và giàu canxi. Bạn có thể dùng các thực phẩm giàu caxi trong thực đơn của mình thường xuyên như sữa tách béo và chế phẩm sữa như sữa chua, phô mai ít kem. Canxi cũng có trong các thực phẩm khác mà bạn có thể tận dung như rau có lá xanh đậm, cá mòi, hay bông cải xanh.

Uống bổ xung canxi cũng được bác sỹ chỉ định cho bạn theo toa, nếu như bạn thiếu canxi trầm trọng hoặc chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đủ canxi cần thiết cho cơ thể.

Bà bầu uống sữa
Phụ nữ mang thai nên uống sữa bầu để tăng canxi. Ảnh Internet

11. Vitamin D rất quan trọng cho thai kỳ phải không và tôi cần bổ sung bao nhie6i vitamin D mỗi ngày?

Đi kèm với canxi chắc chắn không thể thiếu hụt vitamin D vì vitamin này giúp cơ thể hấp thu canxi. Bên cạnh đó, vitamin D còn góp phần làm làn da và thị lực được khỏe mạnh. Phụ nữ mang thai cần khoảng 600 đơn vị vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể tận dụng nguồn vitamin này có trong sữa và cá hồi hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buồi sáng.

12. Khi mang thai tôi cân nặng bao nhiêu kg là được?

Khi mang thai, bạn sẽ tăng cân đều theo sự phát triển của em bé. Trung bình tổng cộng bạn sẽ tăng khoảng 10-12 kg tính đến cuối thai kỳ, trong đó:

  • Bạn tăng khoảng 1kg ở tam cá nguyệt đầu tiên
  • Bạn tăng khoảng 4-5kg ở tam cá nguyệt thứ 2 và,
  • Bạn tăng khoảng 5-6kg ở tam cá nguyệt thứ 3.

Tăng cân dẫn đến béo phì lên khi mang thai hoặc ít hay không tăng cân trong thai kỳ đề không tốt. Vì tăng cân hay dễ khiến các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp; còn ít cân thì lại khiến bà bầu dễ bị sinh non thậm chí sẩy thai.

Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Kiểm soát cân nặng khi mang thai là việc các bà bầu phải thực hiện. Ảnh Internet

13. Tôi uống cà phê hay trà trong thai kỳ có ảnh hưởng gì không?

Người ta chưa chắc chắn 100% về việc caffein có tác động tiêu cực đến thai kỳ chẳng hạn dễ dẫn đến nguy cơ sẩy thai chẳng hạn. Tuy nhiên, người ta chắc chắn rằng tiêu thụ lượng lớn caffein là không tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai tiêu thụ khoảng 200mg caffein mỗi ngày - thì đây là mức an toàn cho họ.

14. Tại sao hải sản lại được khuyên nên dùng nhiều trong thai kỳ, nhất là hải sản có vỏ cứng như nghêu, sò, cua?

Phụ nữ mang thai rất cần axit béo omega-3 cho sức khỏe thai kỳ, trong khi đó, hải sản rất giàu axit này. Nhóm thực phẩm này cung cấp lượng axit béo omega-3 tự nhiên vô cùng phong phú cho mẹ bầu. Nên, các bầu nên dùng hải sản ít nhất 2 lần mỗi tuần trong thai kỳ.

Bà bầu ăn cá hồi
Bà bầu nên dùng nhiều hải sản. Ảnh Internet

15. Tôi có cần lưu ý gì không khi dùng hải sản trong thai kỳ?

Chắc chắn là có. Bà bầu cần tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu,...Vì thủy ngân liên quan đến nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh. Vì vậy, lưu ý khi dùng hải sản, ưu tiên dùng hải sản lành như cá da trơn, cá hồi, tôm, cá minh thái,...Bên cạnh đó, cũng nên chú ý đến việc cần phải xác minh hay kiểm tra hải sản ở vùng nào để chắc chắn rằng đây là nguồn hải sản sạch và an toàn cho sức khỏe.

16. Ngộ độc thực phẩm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Chắc chắn là có ảnh hưởng. Ngộ độc thực phẩm nặng khiến bạn nôn và tiêu chảy sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng, làm suy kiệt sức khỏe, phá vỡ cân bằng hóa học của cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến chính bạn và thai nhi. Vì vậy, hãy luôn thận trọng, chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc bằng cách:

  • Chọn thực phẩm sạch an toàn
Thực phẩm sạch an toàn
Bà bầu cần lưu ý chọn thực phẩm sạch an toàn. Ảnh Internet
  • Rửa sạch thực phẩm thật kỹ dưới vòi nước
  • Bảo đảm nhà bếp - nơi chế biến thức ăn luôn sạch sẽ
  • Ăn chín uống sôi.
  • Không dùng hải sản chưa qua nấu chín, sushi với các loại thịt cá sống hoặc tái, hay các món ăn khác có thịt tái chưa nấu chín kỹ. Kể cả trứng, bạn cũng cần đảm bảo mình dùng trứng đã được nấu chín chứ không phải còn lòng đào.
  • Rửa tay, các dụng cụ khi sơ chế thực phẩm và nấu nướng thật sạch sau khi làm xong.

17. Listeriosis là gì và ảnh hưởng đến thai kỳ của tôi ra sao?

Listoriosis hay nhiễm khuẩn Listeria là một loại bệnh xuất hiện do vi khuẩn trong thực phẩm gây ra. Triệu chứng của bệnh có thể là sốt, đau cơ và tiêu chảy. Tuy nhiên, đôi khi bệnh diễn ra mà chẳng có triệu chứng nào. Nhiễm khuẩn Listeria có thể làm cho bà bầu đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non hay thai chết lưu. Khi nhiễm bệnh, bà bầu thường được điều trị bằng kháng sinh để bảo vệ thai nhi.

Nhiễm khuẩn Listeria
Bà bầu có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria cao gấp 13 lần so với người bình thường. Ảnh Internet

Vì nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria ở phụ nữ mang thai cao gấp 13 lần so với người bình thường, nên bạn phải cẩn thận phòng tránh bằng cách:

  • Không dùng hải sản tươi sống chưa được nấu chín kỹ, trứng sống/ lòng đào hay thịt tái.
  • Không dùng hải sản hun khói
  • Không dùng pate hay thịt nguội
  • Không dùng sữa chưa tiệt trùng hay các thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng.

Qua 17 câu hỏi trên kèm đáp án ngắn gọn súc tích như trên, chúng ta đều thấy rõ vai trò của dinh dưỡng cho bà bầu quả thực không đơn giản ở việc chúng ta "ăn cho hai người". Và qua đó, chúng ta cũng thấy rõ ràng hơn, về việc dinh dưỡng cho bà bầu tại sao được xem là chế độ đặc biệt. Bất cứ thực phẩm nào bà bầu tiếp nhận hay dùng trong thực đơn, đều cần giải đáp cho một câu hỏi là có tốt cho sức khỏe bà bầu không, có tốt cho thai nhi và an toàn cho cả hai hay không. Cũng qua 17 câu hỏi như 17 "chapter" khá hay và ý nghĩa này, Yeutre.vn mong các bầu đều đề cao, chú trọng, sát sao hơn về dinh dưỡng trong thai kỳ, để chúng ta có thể tận dụng được tối đa những lợi ích mà dinh dưỡng có thể mang lại cho cả hai mẹ con, trong suốt 9 tháng đồng hành với nhau.

Nguồn tham khảo: WHO & USDA

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI