Để hạn chế nguy cơ sảy thai, phụ nữ hãy làm 6 điều này trước khi mang thai nhé!

Một thai kỳ khỏe mạnh, con sinh đủ ngày đủ tháng là điều rất nhiều bà mẹ mong muốn. Nhưng nguy cơ sảy thai trong thai kỳ cũng khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy làm sao để hạn chế được tình trạng này?

banner ads

Theo ước tính cứ khoảng 5 thai phụ thì có 1 thai phụ sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Không chỉ những mẹ có tiền sử sảy thai mới gặp phải tình trạng này mà ngay những thai phụ lần đầu mang thai cũng không tránh khỏi. Để giải quyết tình trạng này, trước tiên bạn phải hiểu đúng nguyên nhân.

1. Tiền sử sảy thai

tien su say thai 1
Mẹ có tiền sử sảy thai nguy cơ sảy thai sẽ rất cao

Trường hợp thai phụ có tiền sử sảy thai trước đó thì có nguy cơ sảy thai cao hơn những phụ nữ bình thường. Với những trường hợp này, để đảm bảo không sảy thai ở lần mang thai kế tiếp, phụ nữ cần:

- Hạn chế lao động nặng, tranh thủ tối đa thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn phải đảm bảo một sự vận động để cơ thể được thoải mái.

- Bổ sung vi khoáng đầy đủ dinh dưỡng qua thức ăn hàng ngày, cần nhất là sắt, canxi, magie, B6...

- Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng là một việc rất cần thiết

- Sau mỗi lần sảy thai, nên dành thời gian nghỉ ngơi (từ 6 tháng đến 1 năm) để cơ quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại.

2. Nhiễm sắc thể bất thường

Đây là nguyên nhân phổ biến dễ dẫn đến sảy thai. Khi trứng gặp tinh trùng, có thể trứng hoặc tinh trùng bị lỗi khiến nhiễm sắc thể không khớp với nhau. Điều này dẫ đến phôi thai được thụ tinh sẽ có bất thường về nhiễm sắc thể và dẫn đến sảy thai.

Với những trường hợp này, bạn nên xét nghiệm nhiễm sắc thể để xác định nguyên nhân sảy thai có đúng là do bất thường nhiễm sắc thể hay không. Nếu xác định đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn để bạn có thể mang thai an toàn những lần sau đó.

3. Vấn đề liên quan tới tử cung, cổ tử cung

Nhiều trường hợp sảy thai là do cổ tử cung yếu hoặc ngắn, một số phụ nữ gặp phải tình trạng dị tật bẩm sinh ở tử cung. Đối với những người tử cung có vách ngăn hay dính tử cung, phôi thai sẽ không thể làm tổ trên thành tử cung hoặc nếu đã làm tổ thì phôi thai không nhận được dinh dưỡng để tồn tại.

Những trường hợp này bạn nên làm gì? Điều cần thiết lúc này là bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng tử cung và cổ tử cung. Trường hợp bị vách ngăn tử cung có thể điều trị bằng phẫu thuật, cổ tử cung yếu có thể được gia cố bằng cách khâu cố định cổ tử cung tạm thời.

4. Tuổi tác mang thai

tuoi tac khi mang thai
Lưu ý tuổi tác khi mang thai

Nguy cơ sảy thai có xu hướng tăng cao theo độ tuổi. Theo đó, nguy cơ sảy thai sảy thai ở phụ nữ trên 35 tuổi là 15%, trong khi phụ nữ 35 – 45 tuổi nguy cơ này là 20 – 35%. Đối với người mang thai trên 45 tuổi thì nguy cơ sảy thai cao nhất. Bên cạnh nguy cơ sảy thai, thai nhi của những thai phụ trên 35 tuổi còn dễ mắc phải những dị tật bẩm sinh, bệnh down và nhiều khuyết tật khác.

Với những trường hợp có thai ở độ tuổi trên 35, thai phụ nên thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng việc khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp.

Các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm tốt nhất để mang thai là từ 22 – 29. Bởi lúc này cơ thể phụ nữ đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng đang tốt nhất và hạn chế được tình trạng sảy thai sớm.

5. Mắc các bệnh lây nhiễm

Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ bị nhiễm một số bệnh lây nhiễm như listeria, bệnh quai bị, rubella, bệnh sởi, nhiễm cytomegalovirus, nhiễm parvovirus, bệnh lậu, bệnh AIDS,… sẽ gặp nguy cơ sảy thai cao hơn những phụ nữ không mắc các bệnh này.

Để tránh tình trạng này, trước khi có thai, phụ nữ cần phải khám sức khỏe tổng quát để hiểu rõ tình trạng cơ thể và chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thời kỳ mang thai. Chuyên gia khuyên phụ nữ nên chích ngừa cúm, sởi, quai bị, rubella,… trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

6. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Việc thiếu máu và acid folic là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và sẩy thai. Ăn nhiều thực phẩm như: đu đủ xanh, gan động vật, ngải cứu, dứa,… cũng làm tăng nguy cơ sảy thai.

Bởi vậy, ngay từ trước khi mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiếu yếu, bồi bổ cho cơ thể khỏe mạnh để có một thai kỳ phát triển toàn diện.

Mang thai là một quá trình rất dài và cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Để đảm bảo cho quá trình này diễn ra thuận lợi, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức về mang thai và sinh nở. Trước tiên nên chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mẹ thì mới đảm bảo em bé được phát triển khỏe mạnh.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI