Có thai đi làm răng được không - Lời giải đáp cho bà bầu

Có thai đi làm răng được không là vấn đề băn khoăn lo lắng của rất nhiều bà bầu. Liệu khi mang thai việc làm răng, trám răng hay các vấn đề răng miệng khác có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng hay không? Yeutre.vn sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi này ở bài viết dưới đây. Các bầu cùng theo dõi nhé.

banner ads
làm răng cho bầu
Làm răng khi đang mang thai có ảnh hưởng cho thai nhi hay không? Ảnh Internet

1. Sức khỏe răng miệng của phụ nữ khi mang thai

Phụ nữ trong thời kì mang thai rất dễ mắc các bệnh về răng miệng. Vì khi mang thai cơ thể bà bầu sẽ gia tăng nồng độ hoocmon Estrogen và Progestorome khiến lợi sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn khiến cho nướu răng sưng lên, chảy máu, và mảng bám thức ăn gây tăng kích ứng nướu răng của bạn. Ngoài ra khi mang thai, chế độ ăn uống cũng thay đổi, thèm đồ chua hoặc đồ ngọt, nước ngọt làm tăng khả năng bị sâu răng. Điều này xảy ra càng nhiều với bà bầu bị ốm nghén vì khi nôn ói sẽ làm thay đổi môi trường PH trong khoang miệng, làm xáo trộn khả năng tự bảo vệ dễ phát sinh các bệnh lý về răng miệng.

Việc cần thiết phải khám và điều trị bệnh răng miệng trước thai kỳ :

  • Những biến đổi trong thai kỳ cộng thêm những vấn đề răng miệng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho chính mình và cho sức khỏe thai nhi.
  • Phát hiện bệnh răng nướu: Nướu sưng đỏ, bề mặt trơn bóng và mềm, chỉ cần tác động nhẹ như đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu cũng rất dễ bị chảy máu, hơi thở có mùi hôi hoặc giảm vị giác,... Khi phát hiện được cần được điều trị triệt để.
  • Vì vậy mẹ phải đảm bảo răng miệng mình chắc khỏe từ khi  chuẩn bị mang thai để tránh ảnh hưởng cho bé sau này.
tình trạng răng miệng của bà bầu
Trong giai đoạn thai kì, bà bầu thay đổi các hoocmon nên dễ mắc các bệnh về răng miệng. Ảnh Internet

2. Có thai đi làm răng được không?

  • Bạn nên kiểm tra răng miệng khi đang mang thai để giảm nguy cơ nhiễm trùng máu trong thai kỳ, khi sức đề kháng của mẹ trong giai đoạn này không còn như trước. Tùy vào tình trạng cụ thể của bạn và mang thai kỳ thứ mấy mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể bà bầu có được làm răng hay không.
  • Việc khám và làm răng nên được thực hiện khi mang thai ở chu kì thứ 2 ( từ 3 đến 6 tháng) là lý tưởng nhất, nhưng để đảm bảo an toàn nhất, mẹ nên trì hoãn tất cả các công việc điều trị nha khoa không cần thiết cho đến sau khi sinh.
  • Tuy nhiên, đôi khi bà bầu bị các vấn đề nha khoa khẩn cấp, chẳng hạn như răng lỏng lẻo hoặc mất răng,... Lúc này, nên điều trị bằng các phương pháp nha khoa tạm thời để giảm bớt những cơn đau, và để ổn định việc ăn uống khi mang thai.
  • Khi làm răng bà bầu sẽ được chụp X-quang, điều này sẽ không gây tác dụng phụ cho thai nhi đang phát triển.
  • Thời kì 3 tháng đầu : Đây là giai đoạn thai nhi còn quá nhỏ, tâm lý của mẹ chưa ổn định, dễ bị xáo trộn cùng đặc biệt là với những mẹ mới mang thai lần đầu và những người bị ốm nghén . Vì vậy việc làm răng ở giai đoạn này sẽ không được thuận lợi, dễ gây xảy thai vì bất cứ một viêm nhiễm nhỏ nào trên cơ thể mẹ cũng khiến con bị ảnh hưởng.
  • Thời kì 3 tháng giữa : Tuần 14-27 của thai kì, cơ thể mẹ và bé ở giai đoạn này đã ổn định và phát triển đầy đủ nên mẹ có thể thực hiện các phương pháp làm răng ở giai đoạn này và khi thực hiện sẽ được dễ dàng hơn khi cả mẹ và bé đều có sức khỏe tốt hơn 3 tháng đầu .
  • Thời kì ba tháng cuối : Không nên làm răng vào giai đoạn này vì lúc này cơ thể bé đã hoàn chỉnh, chèn ép mẹ đặc biệt là khi đi lại hoặc nằm nhiều. Đặc biệt khi đi làm răng, bà bầu sẽ không thể nằm trên ghế làm răng có thể gây chóng mặt, bị ngất xiủ.
khám răng cho bầu
Bà bầu nên lựa chọn thời điểm làm răng thích hợp để không làm ảnh hưởng cho thai nhi. Ảnh Internet

3. Cách giữ sức khỏe răng miệng để tránh, giảm những bệnh về răng miệng trong thai kì

  • Chữa đau nhức răng cho bà bầu từ muối ấm: Hãy pha muối trong 1 ly nước ấm sau đó súc miệng nhiều lần trong ngày, sau khi ăn xong để giúp bạn làm sạch khu vực quanh răng và loại bỏ bớt chất lỏng gây sưng lợi nữa.
  • Bằng tinh dầu bạc hà nhanh chóng: Là một loại thảo dược chữa được nhiều bệnh như ngạt mũi, nhức đầu, sốt, đau răng, sâu răng,...
  • Bằng đá lạnh: Lấy vài cục đá nhỏ bỏ vào miếng vải, rồi dùng nó chườm bên ngoài má, quanh khu vực bị đau răng.
  • Giữ gìn răng miệng đúng cách trước thai kì:
  • Thực hiện chế độ ăn giàu canxi , ít đường và giảm thức ăn có nhiều axit có hại cho men răng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
  • Thực hiện chải răng ít nhất hai lần một ngày với kem có chứa flour (giúp cho phòng ngừa bệnh sâu răng). vào buổi tối trước lúc ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Không tiết kiệm trong khoản chi cho bàn chải lông mềm để bảo vệ nướu.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc các dụng cụ khác để làm sạch mọi ngóc ngách mà bàn chải không chạm đến được.
  • Khám nha khoa định kỳ từ 4 - 6 tháng để bảo vệ răng miệng .
cách chăm sóc răng miệng mẹ bầu
Vệ sinh răng miệng đúng cách trước, trong và sau thai kì để mẹ và bé đều khỏe. Ảnh Internet

4. Những lưu ý khi mẹ bầu đi làm răng

  • Trong thời kỳ thai nhi này, bạn nên có chế độ chăm sóc răng miệng tốt, hạn chế các loại nước uống có ga , đánh răng kỹ bằng kem đánh răng có chất florua được ADA chấp thuận, thực hiện hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
  • Tích cực ăn rau xanh và uống các loại vitamin C, B1, B12 để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể với các bệnh răng miệng.
  • Có các bài kiểm tra và làm sạch răng và phòng ngừa trong khi mang thai.
  • Hãy cho nha sĩ của bạn biết bạn đang mang thai.
  • Hoãn công việc nha khoa không khẩn cấp cho đến khi thai kì ở chu kì thứ 2 hoặc sau khi sinh nếu có thể.
  • Địa chỉ làm răng uy tín và phải được bác sỹ kiểm tra kỹ và chắc chắn để không gây ra bất cứ những viêm nhiễm nào hoặc tạo ra những kích thích có thể không tốt liên quan đến đường máu.
  • Nha sỹ thực hiện việc làm răng chi bầu cách cẩn trọng, thao tác nhẹ nhàng.
  • Duy trì sự lưu thông lành mạnh bằng cách giữ cho đôi chân của bạn không cong trong khi bạn ngồi trên ghế điều trị nha khoa.
  • Hãy gối đầu cao khi điều trị nha khoa để giữ cho bạn và em bé thoải mái hơn.
  • Mang theo tai nghe và một số bản nhạc yêu thích khi làm răng.
  • Khi làm răng thì lượng thuốc gây mê nên càng ít càng tốt, nhưng vẫn đủ để bạn cảm thấy thoải mái.
bà bầu nên cẩn thận khi làm răng
Mẹ phải cẩn thận trong việc làm răng và có chế độ ăn uống trong thai kì để không làm tình trạng răng miệng mẹ xấu đi. Ảnh Internet

Có thai đi làm răng được không - hy vọng rằng những chia sẻ ở trên của Yeutre.vn đã giải đáp tương đối cho các bà bầu rồi. Tốt nhất, các bầu nên giữ gìn sức khỏe răng miệng trước khi mang thai để khi bước vào thai kì, các bầu sẽ hạn chế được cao nhất tình trạng xấu của sức khỏe răng miệng. Và nếu muốn theo dõi, chăm sóc trong khi mang thai, các bầu phải thật cẩn thận và lựa chọn thời điểm làm răng thích hợp, để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ các bầu nhé.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI