Kiểm tra răng miệng trước thai kỳ giúp tránh nguy cơ sinh non

Rất nhiều người coi nhẹ tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng trước và trong thai kỳ. Họ không biết rằng những bệnh liên quan đến răng và nướu ở thai phụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai nhi.

banner ads

6053-kiem-tra-rang-mieng.jpg

Cần thiết phải khám răng trước khi mang thai.

Bệnh nướu răng và sâu răng hình thành như thế nào?

Sau các hoạt động nhai nuốt, chúng ta dễ dàng nhận thấy những mảng không màu, bám dính lại trên kẽ răng. Chúng thực chất là mảng vi khuẩn được hình thành liên tục trong khoang miệng của chúng ta. Chính thức ăn chúng ta đưa vào miệng và nước bọt tiết ra đã tạo môi trường cho những vi khuẩn này sinh sôi và tấn công vào răng. Khi đã bám vào răng, chúng tiết ra các acid làm phá hủy lớp men bảo vệ răng và khiến răng bị sâu. Không chỉ vậy, mảng bám này còn tồn tại ở các kẽ dưới nướu, tích tụ lâu ngày và sinh ra viêm nướu trước khi khiến chúng ta phải đối mặt với bệnh viêm nha chu và sau cùng có thể phải mất răng vĩnh viễn.

Thai kỳ ảnh hưởng ra sao đến răng nướu?

banner ads

Từ những thay đổi hormone hay còn gọi là nội tiết tố thai kỳ, các thai phụ trở nên nhạy cảm hơn với các vấn đề về răng miệng, nhất là nướu. Hiện tượng thèm ngọt và triệu chứng nôn mửa thường xuyên là một trong những nguyên nhân làm phát triển những sang thương sâu răng khiến tình trạng răng miệng xấu đi. Đó là lý do vì sao có đến 70% phụ nữ mang thai mắc phải các bệnh về nướu và răng.

Bệnh răng nướu ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

6051-kiem-tra-rang-mieng-2.jpg

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

Các nha sĩ thường khuyên bạn đánh răng ít nhất một ngày hai lần, trước lúc đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Đồng thời, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Đó là vì trong khoảng 24h, vi khuẩn sẽ liên tục tấn công vào mọi ngõ ngách của răng, khiến nướu bị sưng đỏ và có thể bị chảy máu. Nếu để tình trạng này kéo dài hơn nữa, bạn sẽ bị viêm nha chu dẫn theo các tác động xấu đến hệ xương. Và cứ tiếp tục như vậy nó có thể phát triển thành khối u trên nướu khiến việc nhai nuốt trở gây đau đớn cho thai phụ, ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Trong khi đó, việc chỉ định các biện pháp chụp X-quang răng miệng cũng như kê đơn thuốc điều trị dành cho người mang thai lại vô cùng hạn chế.

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa các bệnh về nướu và nguy cơ sinh non ở thai phụ. Qua đó, các nhà khoa học đã cho thấy những bà mẹ mắc các bệnh về nướu có nguy cơ sinh non cao gấp 4 -7 lần so với những bà mẹ khác. Điều này được lý giải là do các vi khuẩn trong khoang miệng vào máu gây nên nhiễm trùng. Từ đây đã làm các hormone prostaglandin (PGE2) cùng chất lỏng sinh học trong người mẹ mang thai tăng cao. Chính lượng hormone này đã tạo nên những kích thích sinh ra các co thắt và dẫn đến sinh non. Tuy nhiên, nguy cơ này có thể giảm thiểu đến 34% nếu mẹ được điều trị nha theo các cách đơn giản nhất, chẳng hạn lấy cao răng hoặc xử lý mặt chân răng. Tất nhiên, chúng phải được thực hiện bởi các nha sĩ chuyên nghiệp. Tốt nhất, bạn vẫn nên được khám và điều trị các bệnh về răng và nướu trước khi có ý định mang thai nhằm hạn chế những vấn đề này.

Việc cần thiết phải khám và điều trị bệnh răng miệng trước thai kỳ

Bạn đừng đắn đo khi bỏ ra chút thời gian cho việc chăm sóc răng miệng trước khi có ý định mang thai. Những biến đổi trong thai kỳ cộng thêm những vấn đề răng miệng tiềm ẩn nguy cơ gây hại có thể khiến bạn phải đối diện với nhiều rắc rối hơn cho chính mình và cho sức khỏe thai nhi. Một nụ cười rạng ngời tự tin chắc chắn cũng là cách để bạn vượt qua một thai kỳ thành công như mong đợi.

Phát hiện bệnh răng nướu

Những cảnh báo sau có thể cho bạn biết các bệnh về răng nướu:

- Nướu sưng đỏ, bề mặt trơn bóng và mềm.

- Chỉ cần tác động nhẹ như đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu cũng rất dễ bị chảy máu.

- Hơi thở có mùi hôi hoặc giảm vị giác.

Việc điều trị sớm có ý nghĩa với khả năng phục hồi và kiểm soát bệnh.

Giữ gìn răng miệng đúng cách trước khi bước vào thai kỳ

6052-kiem-tra-rang-mieng-3.jpg

Ăn uống phù hợp giúp ích nhiều cho việc bảo vệ răng.

- Thực hiện chế độ ăn giàu canxi, ít đường và giảm thức ăn có nhiều axit có hại cho men răng.

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.

- Thực hiện chải răng ít nhất hai lần một ngày với kem có chứa flour vào buổi tối trước lúc ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.

- Không tiết kiệm trong khoản chi cho bàn chải lông mềm để bảo vệ nướu.

- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor: Fluor giúp cho phòng ngừa bệnh sâu răng.

- Dùng chỉ nha khoa hoặc các dụng cụ khác để làm sạch mọi ngóc ngách mà bàn chải không chạm đến được.

- Khám nha khoa định kỳ từ 4 - 6 tháng để bảo vệ răng miệng.

Lưu ý: Khi thấy răng bị chảy máu, đau nhức hoặc viêm… mẹ nên đến khám ngay tại các cơ sở nha khoa uy tín. Việc bảo vệ răng miệng là việc làm rất cần thiết trước lúc bạn mang thai.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI