Bà bầu bị chuột rút khi nào thì cần phải lo lắng?

Bà bầu bị chuột rút có lẽ là tình trạng khá quen thuộc mà mọi phụ nữ mang thai đều gặp phải trong thai kỳ. Những chị em may mắn sẽ chỉ trải qua những cơn chuột rút nhẹ. Nhưng những người khác có thể phải chịu đựng cảm giác khó chịu một cách thường xuyên vì chuột rút. Vậy khi nào thì đây trở thành vấn đề cần mẹ bầu lo lắng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

banner ads
Bà bầu bóp chân bị chuột rút
Bị chuột rút trong thai kỳ là tình trạng khá phổ biến. Ảnh Internet

1. Vì sao bà bầu bị chuột rút

Hầu hết các bà mẹ tương lai đều từng trải qua cảm giác khó chịu, thậm chí đau đớn trong thời gian mang thai. Đây là giai đoạn mà cơ thể bạn thay đổi từng ngày.

Đối với tình trạng chuột rút, đây là cảm giác quen thuộc và rất thường gặp đối với mẹ bầu. Hầu hết những cơn chuột rút đều không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng “hiền lành” như vậy. Mà đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn về một vấn đề nghiêm trọng nào đó.

Trở lại vấn đề chính đó là vì sao bà bầu bị chuột rút?

Trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, cơ thể bạn sẽ làm việc hết công suất để chuẩn bị cho sự chào đời của em bé trong bụng. Lúc này:

  • Các cơ tử cung cũng như cơ bụng của bạn phải giãn dần theo sự phát triển của em bé
  • Trọng lượng của bạn tăng lên gây áp lực lên hệ cơ
  • Tử cung tăng kích thước tạo áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh. Đặc biệt là mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim. Bên cạnh đó là các dây thần kinh từ tủy sống đến chân. Và các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung
  • Bạn dễ bị mất nước
  • Bạn dễ bị thiếu canxi do nhu cầu lớn từ em bé trong bụng 
Bụng lớn gây áp lực
Chiếc bụng lớn gây áp lực lên cơ thể khiến bạn dễ bị chuột rút. Ảnh nguồn: Mama Natural

Tất cả những điều trên đều có thể là nguyên nhân khiến bạn bị chuột rút. Những khu vực dễ bị tình trạng này đó là vùng bụng, hông, bắp chân, đùi, bàn chân, thậm chí cả bàn tay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị chuột rút do ảnh hưởng của:

  • Tình trạng táo bón
  • Hoạt động thể thao. Trong quá trình tập thể dục nếu bạn bị chuột rút thì nên giảm hoặc ngừng việc tập luyện lại. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang hoạt động quá mức. Và hệ cơ của bạn đang phải chịu áp lực
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Hoạt động tình dục

2. Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không, khi nào cần lo lắng

Hầu hết các bà bầu bị chuột rút đều không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên nó sẽ trở nên đáng lo ngại nếu kèm theo một số triệu chứng. Chúng bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo bất thường, dù chỉ là vài đốm máu nhỏ. Đây có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc thai ngoài tử cung
  • Đau ở khu vực phía trên bên phải dạ dày, kèm theo tìm thấy protein trong nước tiểu. Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Một tình trạng cực kỳ nguy hiểm có thể xảy ra từ sau tuần thai thứ 20. Tiền sản giật khá nguy hiểm vì nó có thể làm tăng nguy cơ vỡ tử cung trước khi sinh
  • Đau dữ dội ở khu vực bị chuột rút
  • Tình trạng chuột rút tăng cả về cường độ và tần suất ở tam cá nguyệt thứ ba. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có khả năng sanh non. Các triệu chứng sanh non ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Tuy nhiên bạn cần báo cho bác sĩ về bất kì cảm giác co thắt nào ở vùng bụng. Các cơn đau lưng khác thường cũng là một triệu chứng nguy hiểm mà bạn cần báo cáo.
Chân bà bầu bị chuột rút
Nếu bị chuột rút tăng mức độ không giảm, bạn cần trao đổi với bác sỹ. Anh Internet

3. Bà bầu bị chuột rút có thể làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn

Bạn đừng quá bi quan khi nghĩ đến tình trạng chuột rút. Trên thực tế, có một số việc đơn giản bạn có thể làm hàng ngày để phòng ngừa bị chuột rút. Hoặc nếu bạn đang bị chuột rút hành hạ thì ít nhất nếu làm bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Chúng bao gồm:

  • Điều chỉnh lại các hoạt động thể chất, tránh gây áp lực hoặc tránh các động tác sử dụng lực lên khu vực hay bị chuột rút. Nên ưu tiên những loại hình thể thao nhẹ nhàng lành mạnh như đo bộ, bơi lội, yoga
  • Tắm nước ấm trước khi ngủ để giúp cơ thể, đặc biệt là hệ cơ được thư giãn
  • Dành những khoảng thời gian nhất định trong ngày để nghỉ ngơi một cách đúng nghĩa. Đó là nghỉ ngơi hoàn toàn, trong yên tĩnh và ở không gian thật thoải mái
  • Đeo băng đỡ bụng chuyên dụng dành cho mẹ bầu
  • Xoa bóp, mát xa nhẹ nhàng vùng đùi, bắp chân, bàn chân và các ngón chân
  • Gác chân cao và nằm nghiêng bên trái khi ngủ
  • Bổ sung canxi (qua sự tham khảo ý kiến bác sĩ)
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu kali, magie và canxi như thịt, cá, trứng, rau củ, trái cây,…
  • Uống nhiều nước, ít nhất từ 2-2.5 lít một ngày
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế khi thấy các cơn chuột rút kèm đau, phù chân,…Đặc biệt lưu ý đến tình trạng chuột rút ở bụng
Bà bầu tập thể dục nhẹ nhàng
Các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp mẹ thấy dễ chịu hơn. Ảnh nguồn: Today’s Parents

4. Bàu bầu có thể làm gì để phòng ngừa bị chuột rút trong thai kỳ

Để phòng ngừa và hạn chế tối đa việc bị các cơn chuột rút tấn công, mẹ có thể thực hiện những việc sau:

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Nếu mẹ là nhân viên văn phòng, hãy tranh thủ đứng dậy đi lại, vận động nhiều nhất có thể.
  • Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột. Việc này có thể gây ra cơn chuột rút nghiêm trọng, khiến bạn đau đớn.
  • Tránh làm việc hay tập luyện quá sức.
  • Tránh tâm lý lo lắng, căng thẳng.

5. Mẹ bầu cần lưu ý tránh nhầm lẫn giữa những cơn đau ở vùng bụng và chuột rút

Đôi khi mẹ có thể nhầm lẫn giữa chuột rút và những cơn đau và bỏ qua những cảnh báo quan trọng mà cơ thể muốn bạn chú ý. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý như sau:

  • Nếu vùng cơ bụng của mẹ bị đau và cường độ cơn đau không giảm theo thời gian
  • Các cơn chuột rút (thực tế là co thắt, do mẹ nhầm lẫn) xảy ra hơn 6 lần trong 1 giờ
  • Mẹ bị choáng váng hoặc chảy máu cùng với các cơn chuột rút
  • Bạn bị các cơn co thắt đi kèm với đau bụng dữ dội, buồn nôn hoặc sốt. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng ở khu vực nào đó. Chẳng hạn như viêm ruột thừa, sỏi mật,…

Khi có những triệu chứng này, bạn hãy báo cho bác sĩ đồng thời đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và giúp đỡ. 

Chuột rút vùng bụng
Mẹ nên thận trọng với những cơn chuột rút ở vùng bụng. Ảnh nguồn: Parents

Bà bầu bị chuột rút trong thai kỳ không phải hiếm gặp. Thậm chí tình trạng này khá phổ biến. Qua những chia sẻ trên, hy vọng mẹ đã hiểu đúng về chuột rút. Đồng thời nắm được khi nào cần lo lắng về tình trạng này. Nếu bạn bị chuột rút mà không kèm theo các triệu chứng bất thường khác, hãy nghỉ ngơi và tự giúp mình thư giãn thoải mái hơn. Chuột rút chính là một trong những kẻ thù mà mẹ bầu phải đối mặt trong suốt thai kỳ. Bạn hãy cố gắng “sống chung với lũ” một cách hòa bình nhất nhé. Bởi vì bạn đang thực hiện một việc phi thường đó là nuôi dưỡng một sinh linh bé bỏng trong bụng. Và đây là việc không hề dễ dàng chút nào phải không mẹ.

Theo Healthline

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI