Thai nhi bị ảnh hưởng gì khi mẹ đi làm răng?

Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ rất quan trọng cho bạn và thai nhi.

banner ads

Rất nhiều bà bầu coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ. Trên thực tế, những tác hại của một chiếc răng sâu trong thai kỳ rất to lớn.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ

48239-lam-sach-rang-mieng-trong-thai-ky-2.jpg

Nếu có vấn đề về răng miệng, bà bầu cần thiết phải được điều trị

Khi mang thai, bạn càng phải chú ý nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng và đặc biệt là việc vệ sinh răng miệng.

Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm nướu răng hoặc sâu răng do sự thay đổi hoóc-môn Estrogen và Progestorome làm sưng lợi hoặc tích tụ chất vôi và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, khi thai nhi đã được 25 tuần tuổi, nhu cầu canxi tăng khiến lượng caxin trong cơ thể mẹ thiếu hụt cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về răng.

Nếu không được điều trị, các vấn đề về răng và lợi có thể dẫn đến các bệnh nha chu nghiêm trọng hơn và thậm chí mất răng. Nguy hiểm nhất là vi khuẩn từ vị trí nhiễm trùng răng có thể lan rộng khắp máu của cơ thể mẹ và gây tổn thương trực tiếp đến thai nhi. Do đó, nếu có vấn đề về răng miệng, cần thiết phải được điều trị. Nếu trì hoãn việc điều trị khi vấn đề răng miệng đã ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác như sinh non hoặc viêm vòm họng ở thai nhi, khiến thai nhi có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả, suy giảm hệ miễn dịch và nhiều ảnh hưởng khác có liên quan đến các bệnh lý từ nhẹ đến nặng.

Khi kiểm tra sức khỏe răng miệng cho bà bầu, các biện pháp chăm sóc răng như làm sạch răng, chụp X-quang, dùng thuốc giảm đau và gây tê tại chỗ… nếu thấy cần thiết, các nha sĩ sẽ áp dụng vì phần lớn chúng đều an toàn cho thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu đã bước qua tuần 30 tuần, bào thai đã lớn, việc điều trị răng miệng có thể khiến mẹ bầu chóng mặt hoặc buồn nôn do hạ huyết áp. Do đó, cần hạn chế khám răng từ mốc thời gian này.

Cách biện pháp chăm sóc răng trong thai kỳ

Làm sạch răng là một phần của việc vệ sinh răng miệng. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ các mảng bám quanh và trong răng để ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu và các bệnh về lợi.

Trong thời gian mang thai, bạn nên đánh răng với kem có chất fluoride 2 lần/ ngày (sáng và tối) và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày. Bạn cũng nên đến phòng nha khoa để loại bỏ cao răng.

Khi đi khám, hãy nói cho bác sĩ biết bạn đang mang thai và thông báo cả ngày dự sinh. Thông tin này sẽ giúp các nha sĩ theo dõi sức khỏe răng miệng của bạn biết cách chăm sóc tốt nhất. Chẳng hạn:

48238-lam-sach-rang-mieng-trong-thai-ky-1.jpg

Làm sạch răng là một phần của việc vệ sinh răng miệng

- Sắp đặt sẵn bàn nha khoa phù hợp cho bà bầu để bạn không thấy mỏi hoặc chóng mặt trong lúc điều trị

- Giữ cho đầu của bạn cao hơn so với bàn chân

- Đặt bạn ở một vị trí cho phép thay đổi tư thế thường xuyên

- Lót sẵn một chiếc gối nhỏ dưới hông của bạn để tránh chóng mặt hoặc buồn nôn do hạ huyết áp.

Nếu đợt khám răng cuối cùng của bạn cách nay khoảng 6 tháng hoặc khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe răng miệng, hãy gọi cho nha sĩ và lên lịch hẹn khám nha khoa càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số lời khuyên cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ từ Trung tâm nguồn lực Chăm sóc Sức khỏe Răng Miệng Mẹ và Bé, Đại học Georgetown.

Yeutre.vn

Nguồn: BC

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI