Chăm sóc sức khỏe sinh sản - bạn hãy thực hiện vì sức khỏe bản thân và hạnh phúc gia đình

Chăm sóc sức khỏe sinh sản là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt đối với những ai đang có dự định có con trong thời gian sắp tới. Vậy làm sao để chăm sóc sức khỏe sinh sản đúng cách và khoa học? Bạn hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu những thông tin thật hữu ích, về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong bài viết dưới đây nhé.

banner ads
chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chăm sóc sức khỏe sinh sản là việc quan trọng mà mọi người đều phải làm, đặc biệt là chị em phụ nữ. Ảnh Internet

1. Chăm sóc sức khỏe sinh sản là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

  • Sức khỏe sinh sản (SKSS) là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời.
  • Chăm sóc SKSS là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến SKSS. Điều này cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con người, mà không chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế, tư vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản và những nhiễm trùng qua đường tình dục.
chăm sóc sinh sản
Chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ giúp chị em phụ nữ tránh được những bệnh về sinh sản và tình dục. Ảnh Internet

2. Những cách chăm sóc sức khỏe sinh sản bạn nên biết rõ

2.1 Chế độ ăn uống

2.1.1 Nên có chế độ ăn uống như thế nào?
  • Nên ăn cá ở những vùng biển sâu ít ô nhiễm, nên dùng cá tự nhiên hơn là cá nuôi, tránh ăn cá sống. Cẩn thận các loại cá có nhiều thủy ngân.
  • Các loại thức ăn tốt cho phụ nữ có nhiều oestrogen như đậu nành lên men, rau mùi tây, dưa leo, đại mạch, hạt, cỏ linh lăng, thì là,...
  • Uống nhiều nước, dùng nước lọc nếu chất lượng nước ở vùng bạn không tốt.

Cần bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết như :

  • Vitamin D : Giúp cơ thể tạo ra hormone sinh dục, ảnh hưởng đến sự rụng trứng và nội tiết tố. Các thụ thể vitamin D có ở buồng trứng, nội mạc tử cung và nhau thai. Thiếu vitamin D gây ngừng phát triển nang noãn ở những bệnh nhân buồng trứng đa nang, gây rối loạn kinh nguyệt và rối loạn chức năng sinh sản. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Trứng, các loại cá giàu chất béo, sữa, dầu gan cá,...
  • Acid Folic/Folate : Là một vi chất cần rất ít của cơ thể, nhưng lại đóng vai trò quan trọng giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Thiếu hụt acid folic làm tăng nguy cơ sinh non, chậm phát triển thai nhi, trẻ sơ sinh bị thiếu cân, sảy thai hoặc các biến chứng của thai kì,... Các loại thực phẩm như rau xanh đậm (rau bina), trái cây họ cam, đậu phộng, đậu, ngũ cốc và các loại thực phẩm có bổ sung thêm folate.
  • Omega-3 : Điều hòa các hormone trong cơ thể, tăng chất nhầy cổ tử cung, kích thích sự rụng trứng và cải thiện chất lượng tử cung. Ngoài ra Omega 3 còn rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi 3 tháng cuối cũng như thời kỳ ấu nhi. Nguồn thực phẩm dồi dào omega 3 là: cá hồi đóng hộp, cá hồi chín, cá mòi, quả óc chó, đậu nành, trứng,..
  • Sắt : Chất sắt ảnh hưởng đến việc rụng trứng và số lượng trứng của chị em phụ nữ. Rau bina nấu chín, ngũ cốc, đậu, thịt đỏ, bột yến mạch, mơ khô, nước ép mận, mật mía,... chứa nhiếu  chất sắt .
  • Kẽm : Có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh dịch và testosterone ở nam giới, cũng như sự rụng trứng và khả năng sinh sản ở nữ giới. Việc thiếu hụt kẽm sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai ở cả nam và nữ và làm tăng nguy cơ sảy thai. Kẽm có trong các loại thức ăn như: gan bê, thịt bò, thịt nai, hàu, tôm, sữa chua, hạt bí,...
  • Các vitamin A, B, C,... : Trong trái cây và rau củ có chứa một lượng lớn các vitamin như vitamin A, B, C,... và khoáng chất cần thiết để duy trì hoạt động khỏe mạnh của cơ thể phụ nữ cũng như bổ sung các dưỡng chất sau này cho bé.
dinh dưỡng cho sức khỏe sinh sản
Muốn có một sức khỏe sinh sản tốt thì mọi người phải có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Ảnh Internet
2.1.2 Những thực phẩm bạn nên hạn chế
  • Đồ ăn chế biến sẵn có nhiều đường, đồ ăn có nhiều glixeric, vốn có thể cưỡng chế hoóc môn.
  • Sữa đậu nành và sản phẩm từ đậu nành (trừ khi được chứng nhận là tự nhiên, không biến đổi gen).
  • Trái cây khô– nhiều đường, đôi khi có chất bảo quản và mốc.
  • Cà phê, uống nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Cồn làm giảm xác suất thụ tinh thành công ở cả nam và nữ.
  • Thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản.
  • Nấu và giữ đồ ăn trong hộp nhựa.
  • Đồ ăn nhanh.
  • Đồ chiên thường có nhiều chất béo chuyển hóa.
  • Sản phẩm từ sữa dê chưa tiệt trùng.
  • Phô mai mềm và phô mai không có bao bì được giữ trong nước (có thể có vi khuẩn).
  • Thịt ăn liền (thường có nhiều chất béo và chất bảo quản gây ức chế hoóc môn).
thực phẩm cần hạn chế
Nên hạn chế những thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Ảnh Internet

2.2 Lối sống lành mạnh

  • Hãy lên kế hoạch tập thể dục mỗi ngày ngay từ bây giờ, chúng ta cần chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai nói chung, điều này không chỉ tốt về thể chất mà còn giúp nâng cao tinh thần, giải tỏa stress. Tùy vào sở thích và đặc điểm thể chất, bạn có thể tập thể thao như chạy bộ, bơi lội, các môn bóng,… hoặc những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền,…
  • Phụ nữ được khuyến khích tập thể dục thường xuyên. 30 phút tập luyện thể lực mỗi ngày sẽ giúp duy trì sức khỏe sinh sản tốt.
  • Chúng ta nên giữ việc tập luyện ở mức cân bằng. Sức khỏe sinh sản có thể sụt giảm do bạn tập luyện quá nhiều (như là tập luyện vài giờ liên tục) hoặc quá ít tập luyện (một thời gian dài không vận động gì).
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Tạo cảm giác thoải mái cho cá nhân, không được để bị stress.
  • Tích cực hoàn thiện lối sống lành mạnh, không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
  • Quan hệ tình dục an tòan, lành mạnh, chung thủy…
lối sống lành mạnh
Muốn chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt bạn cần có lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Ảnh Internet

2.3 Sức khỏe - tiêm phòng

2.3.1 Kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra hệ thống sinh sản và khám phụ khoa

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp đôi phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Xác định và loại bỏ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của mình như dinh dưỡng, cân nặng, bệnh tật,...
  • Chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV để kiểm tra có bị ung thư cổ tử cung và những bệnh lý khác gây ảnh hưởng đến việc mang thai.

Xét nghiệm máu

  • Điều này giúp vợ chồng bạn xác định được nhóm máu, và tình trạng máu của bạn như thế nào.
  • Người mẹ cũng nên xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem có bị mắc bệnh tiểu đường hay trục trặc về chức năng thận hay không.
  • Xác định yếu tố Rh nhằm phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ và con.

Xét nghiệm nước tiểu

Việc xét nghiệm này giúp phát hiện có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn,...

Kiểm tra di truyền

Kiểm tra di truyền có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý như: bệnh mạn tính, bệnh di truyền,...

2.3.1 Tiêm phòng

Vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella

  • Các căn bệnh này gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới cả mẹ và thai nhi, nó có thể gây di chứng có trẻ khi chào đời, hoặc gây tử vong.
  • Thời gian chích ngừa trước khi mang thai  muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Vì khi mang thai, nếu tiêm loại vắc xin này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…

Vắc xin ngừa thủy đậu

  • Nếu mắc thủy đậu khi mang thai có thể khiến nguy cơ sinh con bị khuyết tật tăng cao. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân.
  • Thời gian chích ngừa là trước 2 tháng khi quyết định có con.

Vắc xin cúm

  • Cúm rất dễ xảy ra cho các bà bầu, nếu các cơn cảm cúm kéo dài trong giai đoạn thai kỳ thì nó có thể gây dị tật cho thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch,...
  • Bạn có thể chích ngừa cúm trước khi mang thai hoặc ngay khi mang thai đều được vì vắc xin ngừa cúm rất an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B

  • Khi mang thai, bạn cần hết sức chú ý vì virus viêm gan B sẽ rất dễ lây từ mẹ sang con, loại virut này có thể lây truyền qua máu và dịch cơ thể nên nguy cơ di truyền và lây truyền là rất cao.
  • Vắc xin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng, có thể tiếp tục chích ngừa vắc xin khi đang mang thai.
khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là khám phụ khoa và tiêm phòng đầy đủ để bạn có sức khỏe sinh sản tốt. Ảnh Internet

3. Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản

3.1 Chọn biện pháp tránh thai phù hợp

  • Nếu bạn chưa muốn có con hoặc chưa sẵn sàng có con trong thời điểm này thì bạn có thể sử dụng các biên pháp tránh thai an toàn . Bạn không nên sử dụng nhiều thuốc tránh thai vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ như làm giảm ham muốn tình dục, thay đổi tâm trạng và tăng cân.
  • Bạn có thể tìm hiểu các biện pháp khác như vòng tránh thai và màng silicone, sử dụng miếng dán tránh thai, cấy que tránh thai,…

3.2 Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng

  • Để chăm sóc sức khỏe sinh sản các chị em phụ nữ cần quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Thông qua chu kì kinh nguyện bạn có thể tính ngày rụng trứng, xác đinh được thời điểm thụ thai thành công nhất. Ngoài ra khi ngày rụng trứng xuất hiện, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện một số biểu hiện rụng trứng , nhờ đó bạn có thể biết ngày rụng trứng của mình sắp đến rồi.
  • Phần lớn, các bạn gái đều trải qua kì kinh nguyệt rất vất vả do sự vận động co giãn của tử cung, cơ thể không đủ máu cho kì kinh nguyệt, hormone giảm dẫn đến stress khiến cho bạn mệt mỏi hơn rất nhiều. Trường hợp chu kì kinh nguyệt bị đến trễ còn báo hiệu thể trạng cơ thể không khỏe mạnh.
  • Đây là một cách tuyệt vời để hiểu cơ thể của bạn có tác động như thế nào đến tâm trạng, tình trạng da, năng suất làm việc,...

3.3 Uống nhiều nước

  • Nước rất cần thiết cho cơ thể mỗi người, đặc biệt nước còn để duy trì một hệ thống sinh sản khỏe mạnh. Nếu cơ thể bạn bị thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng âm đạo khô rát, sẽ gây cảm giác khó chịu trong thời gian quan hệ tình dục, hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Mỗi ngày lượng nước đưa vào cơ thể phải đảm bảo từ 2 lít trở lên (nữ – 2 lít, nam – 3 lít) để quá trình hoạt động của thận, giúp thanh lọc cơ thể và tiêu trừ độc tố cũng như giúp duy trì chức năng hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất.

3.4 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Để phát hiện những căn bệnh kịp thời, các bạn gái nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tối thiểu mỗi năm một lần.
  • Bạn nên tự kiểm tra ngực mỗi tháng, ngay sau chu kỳ kinh nguyệt, khi mức nội tiết tố trong cơ thể là thấp nhất.
  • Đối với những phụ nữ đã sinh đẻ, phụ nữ trên 35 tuổi và đang thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.

3.5 Cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Vào chu kỳ kinh nguyệt nhiều chị em phụ nữ sẽ bị đau nhức, khó chịu và cảm thấy mệt mỏi. Để giảm những tình trạng đó mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt thì bạn nên cải thiện chế độ ăn uống của mình. Đặc biệt hạn chế sử dụng chất kích thích, cafeine, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ,… để cơ thể không bị khó chịu bạn nhé, tăng khẩu phần trái cây tươi và rau quả trong mỗi bữa ăn, đưa ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày, tăng tiêu thụ các thực phẩm từ sữa (nên uống loại ít béo hoặc không béo), uống vitamin bổ sung,...

kiến thức sức khỏe sinh sản
Bạn cần nắm vững các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh Internet

4. Lời khuyên chăm sóc sức khỏe sinh sản từ bác sĩ

4.1 Chú ý đến dịch âm đạo

  • Chị em cần luôn chú ý đến số lượng và biến đổi về màu sắc, tính chất của dịch âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nếu có các triệu chứng như có màu trắng như bột và ngứa thì có thể bạn đã bị viêm âm đạo do nấm hay phối hợp với trùng roi, có màu xanh hơi vàng và mùi hôi kèm đau bụng dưới nữa thì cần đi khám ngay vì có thể do nhiễm khuẩn cấp ở tử cung, hôi kèm ngứa, rát thì rất có thể bị viêm âm đạo do trùng roi trichomonas. Đặc biệt là nếu dịch tiết màu đỏ hay nâu và đôi khi có ra máu giữa kỳ thì chị em cần đi khám để loại trừ ung thư cổ tử cung.

4.2 Đừng bỏ qua các triệu chứng tái phát

Đó là hiện tượng bị nhiễm nấm candida hay tưa miệng mà 75% phụ nữ có thể gặp, ít nhất 1 lần. Nếu bạn có thể xác định chắc chắn triệu chứng bệnh tái phát (vì đã từng mắc nó) thì bạn có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc đặt âm đạo đặc biệt để tự điều trị. Tuy nhiên bạn nên liên hệ với bác sỹ phụ khoa để làm phân tích loại trừ các bệnh khác và nhiễm nấm. Cần phải xử lý triệt để bệnh nếu mắc phải để tránh tái phát, điều này không chỉ là điều quan trọng cho sức khỏe của bạn, mà còn rất quan trọng cho kế hoạch có con , nếu vợ chồng bạn mong và chuẩn bị có con.

4.3 Quan hệ tình dục an toàn

  • Tỉ lệ số lượng người mắc phải các loại bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,… ngày càng cao, gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe toàn diện của người đã mắc bệnh.
  • Luôn sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ, đây là cách bảo vệ tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên, bạn gái cũng nên nhớ rằng bao cao su không bảo vệ bạn khỏi virus HPV. Do đó, bạn nên tiêm ngừa HPV để chống lại các bệnh như mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.
  • Viêm gan B - một căn bệnh chỉ lây truyền qua đường tình dục nhưng có thể ngăn chặn thông qua vắc-xin chủng ngừa. Tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B được thực hiện trong ba giai đoạn và được lặp lại sau khoảng 10-12 năm sau khi tiêm.

4.4 Khám phụ khoa định kỳ

  • Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm, tuy nhiên với những người có tiền sử mắc bệnh phụ khoa thì nên kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần.
  • Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như: soi tươi, nhuộm và cấy huyết trắng, siêu âm, soi cổ tử cung và nhất là phết tế bào âm đạo Pap smear để chẩn đoán sớm bệnh lý ung thư cổ tử cung.
  • Bạn nên đề phòng ung thư tử cung , buồng trứng vì nó là căn bệnh không hề có triệu chứng làm cho bạn chủ quan không biết mà kịp thời chữa trị.
  • Những phụ nữ đã có quan hệ tình dục và sinh đẻ nhiều lần nên soi cổ tử cung hàng năm để giúp phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung.
  • Nếu bạn có ít nhất một nhiễm trùng phụ khoa, các chức năng bảo vệ của cơ thể giảm và bạn dễ bị tổn thương với HIV.
  • Bạn nên khám phụ khoa để đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra như vô sinh, thai ngoài tử cung, hoặc sinh non.
bac si khuyen cham soc sinh san
Nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện ra những điểm bất thường, đặc biệt là các vấn đề về sinh sản. Ảnh Internet

5. Những địa điểm chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất hiện nay bạn có thể tham khảo

5.1 Ở Hồ Chí Minh

5.1.1 Bệnh viện Từ Dũ - bệnh viện phụ sản hàng đầu Việt Nam

Địa chỉ: Bệnh viện hiện có 3 cơ sở:

  • Cơ sở 1: 284 Cống Quỳnh - Phường Phạm Ngũ Lão - Quận 1 - TP. HCM.
  • Cơ sở 2: 227 Cống Quỳnh - Phường Nguyễn Cư Trinh - Quận 1 - TP. HCM.
  • Cơ sở 3: 191 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1 - TP. HCM.
5.1.2 Bệnh viện Hùng Vương

Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh.

5.1.3 Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 957 February 3rd, phường 7, Quận 11 (08 3955 9752).

5.1.4 Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc

Địa chỉ: 97, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

5.1.5 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh

Địa chỉ: B1- B3 - B5, Hẻm 781 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10 (08 3863 2553).

5.2 Ở Hà Nội

5.2.1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ liên hệ: Số 43 Tràng Thi – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội (024. 38252161).

5.2.2 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Số 929 La Thành – Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội (0243 8343181).

5.2.3 Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Số 152 Xã Đàn – Phương Liên – Đống Đa – TP. Hà Nội (024 37 152 152 – 0969 668 152).

5.2.4 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội (0435743456).

5.2.5 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Địa chỉ liên hệ: Số 55 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội (024 3927 5568).

5.3 Ở Đà Nẵng

5.3.1 Phòng khám Đa khoa Hữu Thọ

Địa chỉ: 280-282 Nguyễn Hữu Thọ, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng (0236 7307 888).

5.3.2 Bệnh viện Phụ sản – nhi Đà Nẵng

Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (84.511) 3.957.777.

5.3.3 Bệnh Viện Phụ Nữ TP. Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 26C đường Chu Văn An, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng (0511.2222055).

5.3.4 Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Đà Nẵng

Địa chỉ: 06 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, Đà Nẵng (02363 826 880 - 0906 474 8880).

5.3.5 Khoa Sản Bệnh Viện Đa Khoa Gia Đình Đà Nẵng

Địa chỉ: 73 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng (0511 3 632111).

địa điểm khám sức khỏe sinh sản
Bạn nên lựa chọn những nơi uy tín để chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh Internet

Chăm sóc sức khỏe sinh sản là việc mà ai cũng cần phải làm, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Nhờ chăm sóc sức khỏe tốt mà chúng ta có sức khỏe để chuẩn bị mang thai , không bị nhiễm các bệnh ảnh hưởng đến việc sinh sản, quá trình mang thai và cả sức khỏe tình dục bình thường. Điều này đương nhiên sẽ giúp cho mọi người vui vẻ, việc có con cũng diễn ra suôn sẻ và hạnh phúc gia đình cũng được bảo đảm.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI