Tiêm viêm gan B trước khi mang thai - hiểu rõ 3 vấn đề cơ bản trước khi tiến hành

Tiêm viêm gan B trước khi mang thai là việc làm cần thiết chị em không thể bỏ qua, nhất là những chị em đã xác định về kế hoạch có con sắp tới. Tiêm ngừa viêm gan B là một trong những mũi tiêm quan trọng cần được thực hiện trước khi có thai. Vậy thực sự chị em đã nắm được những điều cơ bản liên quan? Nếu chưa, chị em hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu cụ thể, qua nội dung như dưới đây nhé. 

banner ads
bác sĩ tiêm cho cô gái
Tiêm viêm gan B trước khi mang thai, chị em không thể bỏ qua để đảm bảo sức khỏe trong quá trình mang thai

1. Nên hiểu rõ tại sao việc tiêm viêm gan B trước khi mang thai lại quan trọng 

Viêm gan B là một bệnh do siêu vi viêm gan B gây ra. Đây là căn bệnh lây nhiễm do máu, virus xâm nhập vào trong máu và chất dịch của người, virus này sẽ tấn công gây tổn thương cho lá gan. Viêm gan B là một bệnh lây lan, nó có thể lây từ người này sang người khác qua một số con đường như:

  • Đường máu: Viêm gan B có thể lây qua đường truyền máu, phẫu thuật, tiêm chích ma túy. Nó cũng có thể lây qua việc dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu vì khi dùng chung khả năng lây lan có thể xảy ra thông qua những vết trầy xước.
  • Đường tình dục: Virus viêm gan B cũng tồn tại trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo, chính vì vậy nó có thể lây lan qua đường tình dục
  • Từ mẹ sang con: Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B trong quá trình mang thai thì tỉ lệ lây sang con là khá cao.

Viêm gan B hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, nên phòng tránh bệnh viêm gan B là điều nên làm, nhất là đối với chị em đang chuẩn bị mang thai. Khi mang thai hệ miễn dịch của chị em hoạt động kém hơn bình thường nên rất dễ mắc bệnh, để phòng tránh, việc chích ngừa chắc chắn là việc cần làm. 

virut viêm gan b
Tiêm viêm gan B trước khi mang thai để tránh lây nhiễm sang con. Ảnh Internet

2. Nên nắm rõ việc cần tiêm viêm gan B khi nào 

2.1 Tiêm viêm gan B khi nào

Tiêm viêm gan B trước khi mang thai được chia làm 3 mũi 0-1-6 có nghĩa là hai mũi đầu tiên tiêm cách nhau 1 tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, mũi thứ 3 tiêm cách mũi đầu 6 tháng.

Đối với một số mũi tiêm ngừa thông thường các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm ngừa trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, còn đối với viêm gan B bạn có thể tiêm ngừa trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai bạn vẫn có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại nếu chưa tiêm hết.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối bạn nên hoàn thành các mũi tiêm trước khi mang thai, để phòng tránh virus có thể tấn côn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi tiêm phòng, phải 3 tháng sau cơ thể mới tạo ra kháng thể, vì vậy bạn nên nắm rõ điều này để bảo đảm việc tiêm phòng manh lại tác dụng và hiệu quả thực sự. 

Cũng nhằm bảo đảm tác dụng và lợi ích của việc tiêm phòng, bạn cũng nên khuyên chồng mình cùng đi tiêm phòng viêm gan B, để tránh khả năng lây qua cho vợ và thai nhi.

tiêm vào tay đàn ông
Người chồng cũng nên tiêm viêm gan B trước khi vợ mang thai để tránh lây sang vợ và con. Ảnh Internet

2.2 Có nên tiêm vắc xin viêm gan B trong giai đoạn mang thai?

Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi “rơi” vào trường hợp: Đang trong quá trình tiêm thì có thai hoặc đã mang thai khi chưa kịp tiêm vắc xin viêm gan B trước đó.

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, nếu như mẹ bầu không nằm trong diện “nguy cơ cao” thì thường được khuyên nên để tới sau sinh mới tiêm. Tuy rằng loại vắc xin này không có hại với phụ nữ mang thai nhưng vì hệ thống miễn dịch của mẹ bầu thấp, nên rất khó đánh giá được tác dụng bảo vệ của vắc xin.

Tuy nhiên với một số trường hợp, dù đang trong thời kì mang thai, mẹ bầu vẫn nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B:

  • Chồng nhiễm virus viêm gan B.
  • Gia đình có người nhiễm virus viêm gan B.
chích ngừa khi đã mang thai
Tuy không được khuyến cáo là tiêm vắc xin viêm gan B trong thời kì mang thai, những vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Ảnh Internet

3. Trước khi tiêm viêm gan B, bạn cần làm xét nghiệm  

Bạn cần nắm rõ rằng, trước khi tiêm viêm gan B, chắc chắn bạn nên làm xét nghiệm huyết thanh học, để xem mình có kháng thể chống lại bệnh này hay chưa. Có hai loại xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan B là HBsAg và Anti-HBs

  • Nếu HBsAg - và Anti-HBs + nghĩa là cơ thể bạn đã bị bệnh và đã tạo ra kháng thể chống lại bệnh này thì bạn không câng chích ngừa nữa.
  • Nếu HBsAG - và Anti-HBs + nghĩa là cơ thể chưa bị nhiễm và bạn có thể tiêm ngừa.
  • Nếu HBsAG + và Anti-HBs - nghĩa là cơ thể bạn đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ và không cần chích ngừa.
Các ống xét nghiệm máu
Xét nghiệm trước khi tiêm viêm gan B để xác định bạn có kháng thể chống lại virus này hay chưa. Ảnh Internet

Đến đây, hẳn bạn đã nắm khá rõ 3 điều cơ bản nhất liên quan đến việc tiêm viêm gan B trước khi mang thai. Qua đó, Yeutre.vn tin rằng, bạn sẽ không còn băn khoăn hay còn chần chừ việc tiêm viêm gan B trước khi mang thai nữa. Và không chỉ viêm gan B, có một số bệnh khác bạn cũng có thể tiêm ngừa, để phòng tránh những nguy hại có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Vậy ban hãy tận dụng điều này, nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé theo cách tốt nhất trong suốt thai kỳ nhé.

Thảo Nguyên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI