Tâm lý chuẩn bị mang thai quan trọng như thế nào bạn nên biết

Chuẩn bị mang thai là việc rất quan trọng có vai trò quyết định khá lớn đến thai kỳ của bạn. Vì để trải qua được 40 tuần thai khỏe mạnh, bạn cần có nền tảng sức khỏe thật tốt trước khi bước vào cuộc hành trình. Sức khỏe ở đây không chỉ về mặt thể chất mà còn cả về tâm lý. Vậy về tâm lý chuẩn bị mang thai của bạn như thế nào, bạn đã thực sự sẵn sàng chưa. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé. 

banner ads
Tâm lý chuẩn bị mang thai
Tâm lý chuẩn bị mang thai trong trạng thái sẵn sàng là rất quan trọng. Ảnh: Internet 

1. Bạn có thực sự chú ý đến khía cạnh tâm lý chuẩn bị mang thai của mình?

Thông thường, những phụ nữ khi chuẩn bị mang thai chủ yếu đều nhận được những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe thể chất. Chúng thường xoay quanh việc: ăn uống lành mạnh, uống vitamin tổng hợp, tập thể dục đều đặn,…Nhưng về mặt tâm lý chuẩn bị mang thai thì sao? Có lẽ khía cạnh này vẫn chưa được nhiều người - kể cả chính bà mẹ tương lai - lưu tâm một cách thích đáng.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe tinh thần và cảm xúc khi mang thai có ảnh hưởng đến kết quả sinh nở cũng như trạng thái tinh thần sau khi sinh.

Như vậy, trước khi mang thai , khía cạnh tâm lý chuẩn bị mang thai không nên bị xem nhẹ. Thậm chí, bạn cần chuẩn bị kĩ càng hơn để hạn chế tối đa các vấn đề về tinh thần có thể phát sinh trong thai kỳ và sau khi em bé chào đời. 

Phụ nữ nói chuyện
Bạn nên chú ý đến khía cạnh tâm lý khi chuẩn bị mang thai. Ảnh: u-matter 

2. Bạn có thể chuẩn bị những gì về mặt tâm lý cho việc mang thai

Trong quá trình chuẩn bị mang thai, có những vấn đề bạn cần chú ý để tâm lý sẵn sàng hơn cho cuộc hành trình. Chúng bao gồm:

2.1. Tìm hiểu về rủi ro bạn có thể gặp phải về mặt tâm lý sau khi sinh

Trầm cảm sau sinh (Postpartrum depression – PPD) là một hội chứng khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến một bộ phận bà mẹ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện không vì lý do sản khoa của phụ nữ sau sinh. Tình trạng này có tác động lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy những cách giúp phát hiện để ngăn ngừa và điều trị chứng rối loạn tâm lý này là rất cần thiết.

Một trong những cách bạn có thể thực hiện trước khi mang thai để giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm sau sinh chính là, hiểu được các yếu tố rủi ro có liên quan. Mặc dù không thể dự đoán chính xác ai sẽ và sẽ không bị ảnh hưởng về tâm lý. Nhưng việc nhận thức được bất kì yếu tố rủi ro nào sẽ giúp bạn theo dõi được các dấu hiệu đầu tiên nếu chúng xuất hiện. 

Nhận thức rõ về trầm cảm sau sinh
Nhận thức rõ về trầm cảm sau sinh là một cách để chuẩn bị tâm lý cho việc mang thai và sinh con. Ảnh: Health Essientials – Cleverland Clinic 

Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn gồm những người:

  • Có tiền sử trầm cảm và lo lắng.
  • Đã từng bị trầm cảm sau sinh.
  • Có xung đột trong hôn nhân.
  • Gia đình có thành viên bị trầm cảm sau sinh.
  • Gần đây gặp phải các biến cố căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như biến chứng thai kỳ.
  • Thường xuyên không được hỗ trợ và giúp đỡ.

Việc nhận thức được bất kỳ yếu tố nguy cơ nào là quan trọng. Nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải hội chứng trầm cảm sau sinh. Ngay khi bạn không thuộc nhóm nguy cơ bị tình trạng này. Đó là lý do bạn nên nắm được cả một số dấu hiệu của PPD, đó là:

  • Khó tập trung.
  • Cảm giác mất cân bằng.
  • Cảm giác tuyệt vọng.
  • Có ý định tự tử.
  • Không quan tâm đến em bé mới sinh.
  • Giận dữ.
  • Có duy nghĩ tiêu cực.

Nhận thức được yếu tố nguy cơ, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của trầm cảm sau sinh và sự cần thiết phải báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời tình trạng này. Như vậy có thể góp phần giúp bạn có tâm lý vững vàng hơn khi chuẩn bị mang thai

Tâm lý vững vàng
Có tâm lý vững vàng khi chuẩn bị mang thai là điều cực kỳ cần thiết. Ảnh Internet 

2.2. Tâm lý chuẩn bị mang thai bao gồm sẵn sàng đón nhận những điều bất ngờ khi mang thai và sinh con

Khi chuẩn bị mang thai, bạn có thể đã lên kế hoạch tỉ mỉ và tìm hiểu tất cả những tài liệu có thể về mang thai và sinh con. Tuy nhiên, bạn không thể dự đoán chính xác được trải nghiệm mang thai của bạn sẽ như thế nào. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý chuẩn bị mang thai bao gồm sẵn sàng đón nhận những điều bất ngờ trong thai kỳ của mình. Nắm được kiến thức và thông tin về thai kỳ cũng như nuôi con là rất hữu ích. Nhưng, bạn cần chấp nhận rằng bạn không thể biết, dự đoán hoặc kiểm soát mọi thứ.

Suy nghĩ này sẽ giúp bạn tránh được sự thất vọng và hạn chế bị bối rối khi một điều ngoài kế hoạch xảy ra.

2.3. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi nguồn có thể trước, trong và sau khi mang thai 

Chia sẻ với bạn đời
Hãy chia sẻ với bạn đời và đề nghị anh ấy hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần. Ảnh: Baptist Health 

Bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh về mọi mặt từ tinh thần đến vật chất trước, trong khi mang thai và sau khi sinh. Bao gồm:

  • Sự chia sẻ của bạn đời. Bạn hãy cho anh ấy biết những suy nghĩ, lo lắng và mong đợi của bạn về việc mang thai và sinh con. Đồng thời, bạn nên đề nghị anh ấy hỗ trợ bất cứ khi nào cần.
  • Sự trợ giúp của người thân và bạn bè. Đây sẽ là những nguồn giúp đỡ vô cùng cần thiết và hữu ích khi bạn mang thai và sinh con. Vì vậy, ngay từ khi chuẩn bị mang thai, bạn hãy chia sẻ kế hoạch của mình và nhờ đến họ khi cần.
  • Sự chia sẻ của các nhóm cha mẹ khác trong cộng đồng. Kinh nghiệm phong phú của nhiều bậc cha mẹ khác đã hoặc đang trải qua hoàn cảnh giống bạn sẽ giúp ích cho hành trình của bạn rất nhiều. Hãy liên hệ với những hội, nhóm phụ huynh ở khu vực bạn sống để dễ dang gặp gỡ hơn.

Những sự trợ giúp từ xung quanh như trên sẽ làm giảm căng thẳng và lo lắng, cũng như giúp bạn cải thiện các cơ chế đối phó với sự căng thẳng khi mang thai và sau khi sinh. Đây là cách tiếp theo giúp bạn có tâm lý sẵn sàng hơn khi chuẩn bị mang thai. 

Phụ nữ nói chuyện
Sự giúp đỡ xung quanh sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng. Ảnh Internet 

2.4. Nhận thức được sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng khi chuẩn bị mang thai

Việc có được thể chất tốt để chuẩn bị mang thai là quan trọng. Tuy nhiên, sức khỏe tinh thần trong trường hợp này cũng không nên bị xem nhẹ. Vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp năng lượng tích cực trong thai kỳ. Cũng như hạn chế khả năng bị trầm cảm sau sinh của phụ nữ.

Vì vậy, bạn nên củng cố sức khỏe tinh thần của mình bằng cách:

  • Hãy ưu tiên cho sức khỏe tâm lý của bạn.
  • Tránh những cuộc nói chuyện có xu hướng tiêu cực.
  • Dành thời gian cho bản thân.
  • Tham gia lớp học tiền sản hoặc nuôi dạy trẻ.
  • Trò chuyện với bạn đời về kế hoạch làm cha mẹ và giáo dục con cái. Trao đổi với anh ấy về cách các bạn sẽ đối phó với những thử thách có thể phát sinh.
  • Áp dụng các kĩ thuật quản lý cảm xúc để kiểm soát sự căng thẳng và lo lắng. 
Phụ nữ hạnh phúc
Bạn nên dành thời gian cho bản thân. Ảnh Internet 

2.5. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ lớn nếu bạn mang thai lần thứ hai (hay ba,…)

Nếu bạn chuẩn bị mang thai không phải lần đầu thì việc giúp trẻ lớn có tâm lý sẵn sàng cũng rất quan trọng. Vì tâm lý trẻ khi có em cũng khá phức tạp, bạn cần phải giúp trẻ có sự chuẩn bị tiếp nhận chuyện này từ khi còn sớm. 

Để làm việc này bạn hãy giúp trẻ lớn cảm thấy vị trí của con sẽ không có gì thay đổi. Con cũng như em bé tương lai đều quan trọng với bạn. Hãy khuyến khích trẻ cùng chuẩn bị cho em bé từ lựa chọn quần áo, đồ dùng, phòng ngủ,…

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là không nên tạo quá nhiều áp lực về vai trò làm anh, chị của trẻ. Và đừng khiến trẻ cảm thấy rằng phản ứng của mình (dù là tiêu cực) là sai hay xấu.

Bạn hãy thể hiện sự chấp nhận, chú ý và quan tâm vô điều kiện với trẻ. Điều này sẽ giúp con dần cải thiện cảm xúc tiêu cực của mình (nếu có) đối với em bé. Cũng như khiến con thấy hào hứng hơn đối với việc sắp chào đón thêm thành viên nhí trong gia đình. 

Mẹ mang thai bé trai
Khi bạn mang thai lần 2, cả bé lớn của bạn cũng cần được giúp có tâm lý sẵn sàng để đón em. Ảnh: BabyInfo 

Tâm lý chuẩn bị mang thai như bạn thấy thực sự là một khía cạnh quan trọng cần đề cập. Không kém thể chất, tâm lý của bạn cũng có vai trò rất quan trọng trong sự kiện mang thai và sinh con. Vì vậy, ngoài những việc cần thiết mà bạn nên làm theo sự tư vấn của bác sĩ trước khi thụ thai (bổ sung vitamin, ăn uống và sống lành mạnh,…), bạn hãy quan tâm đến cả sức khỏe tinh thần của mình nữa. Việc chăm sóc bản thân chu đáo để sẵn sàng cả về mặt thể chất và tâm lý, sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, nhẹ nhàng và vui vẻ hơn.

Theo Verywell Family

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI